Khả năng sinh trưởng của lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả bổ sung thức ăn CP950 và CP951 cho lợn con giai đoạn từ 7 đến 21 ngày tuổi tại huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 40)

tui

4.2.2.1. Sinh trưởng tích lũy

Sinh trưởng tích lũy là chỉ tiêu quan trọng, thể hiện ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết khí hậu, khả năng thích nghi của từng giống với môi trường. Độ sinh trưởng tích lũy càng tăng thì càng rút ngắn thời gian nuôi, giảm được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả

kinh tế.

Kết quả sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.4:

Bảng 4.4: Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm (kg/con)

Tuổi

Lô TN 1 Lô TN 2 Lô ĐC

n X ±mx Cv (%) n X ±mx Cv (%) n X ±mx Cv (%) Sơ sinh 158 1,45±0,010 8,70 170 1,39±0,014 12,20 141 1,44±0,018 14,60 7 156 2,79±0,017 7,80 166 2,60±0,020 10,10 138 2,76±0,031 13,20 21 154 5,85±0,037 7,90 165 5,80±0,040 8,80 138 5,87±0,046 9,20

Qua bảng 4.4 và hình 4.1: Thấy khối lượng sơ sinh trung bình của lợn ở

lô thí nghiệm 1 đạt cao nhất (1,45 kg), sau đó đến lô đối chứng (1,44 kg) và thấp nhất là ở lô thí nghiệm 2 (1,39 kg). Điều này cũng đúng với khối lượng trung bình của lợn con ở giai đoạn 7 ngày tuổi, cụ thể khối lượng ở lần lượt các lô 1, 2 và đối chứng là: 2,79 kg; 2,6 kg; 2,76 kg. Qua đó, ta thấy khối lượng sơ sinh đã có tác động đến khối lượng 7 ngày tuổi, khi khối lượng sơ

sinh của lợn con cao thì khối lượng 7 ngày tuổi từ đó cũng cao hơn so với đàn có khối lượng sơ sinh thấp trong cùng điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng.

Khối lượng trung bình 7 ngày tuổi của lợn con ở lô thí nghiệm 1 là 2,79 kg so với lúc sơ sinh (1,45 kg). Khuynh hướng này cũng được thể hiện ở giai

đoạn 7 ngày đến 21 ngày tuổi, cụ thể là từ 2,79 kg đến 5,85 kg tăng 3,06 kg. Tương tự nhưở lô thí nghiệm 1, ở lô thí nghiệm 2 và lô đối chứng cũng có xu hướng tăng khối lượng như vậy ở các giai đoạn.

Khối lượng trung bình của lợn con trong các lô thí nghiệm ở giai đoạn 21 ngày tuổi là tương đối bằng nhau, mặc dù ở thời điểm trước đó là giai đoạn 7 ngày tuổi sự chênh lệch khối lượng ở các lô thí nghiệm có sai khác tương

đối, tỷ lệ thuận với khối lượng sơ sinh nhưđã kết luận ở trên. Kết quả này cho thấy tác động tích cực của cám tập ăn. Ở lô thí nghiệm 2 sử dụng thức ăn CP951 là thức ăn có tỷ lệ protein cao hơn thức ăn sử dụng ở lô thí nghiệm 1 và đối chứng. Cụ thể: cám CP951 có tỷ lệ protein là 21%, cám CP950 là 19%

và CP550F là 19%. Vậy thức ăn CP951 giúp cho lợn con sinh trưởng nhanh

hơn hai loại thức ăn CP950 và CP550F.

Hệ số biến dị Cv% của cả ba lô thí nghiệm ở giai đoạn sau đều thấp hơn giai đoạn trước. Có thể nói lợn con ở các lô thí nghiệm đã có sự thích nghi với môi trường sống, ổn định hơn về nhiều mặt, tăng trưởng nhanh.

Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006) [13] cho biết lợn nái F1(L × Y) phối giống với đực Duroc đạt khối lượng sơ sinh/con là 1,39 kg. Theo Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) [4], tổ hợp lai (PiDu) × (LY) đạt khối lượng sơ sinh/con là 1,48 kg. Các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(LY) phối giống với lợn đực Du và L có khối lượng sơ sinh/con đạt tương ứng là 1,32 và 1,30 kg (VũĐình Tôn và Nguyễn Công Oánh, 2010) [17]. Các tổ hợp lai giữa

lợn nái F1(LY) phối giống với đực giống L, Du và (PiDu) đạt khối lượng sơ

sinh/con tương ứng là 1,37; 1,39 và 1,41 kg (Nguyễn Văn Thắng và VũĐình

Tôn, 2010) [14]. Theo McCann và cs (2008) [30], khối lượng sơ sinh/con của

hai tổ hợp lai Du × (LY), Pi × (LY) đều đạt 1,60 kg. Lợn nái F1(LY) được phối giống với đực giống L, Pi Austrian và Pi Belgium có khối lượng sơ

sinh/con tương ứng 1,54; 1,39 và 1,54 kg (Magowan và McCann, 2009) [29].

Công bố của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) [4] cho biết khối lượng 21 ngày tuổi/con của tổ hợp lai (PiDu) × (LY) chỉđạt 5,53 kg. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và VũĐình Tôn (2010) [14] cho thấy các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(LY) phối với đực L, Du và PiDu đạt khối lượng 21 ngày tuổi/con tương ứng 5,45 kg; 5,76 kg và 5,79 kg.

Kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cũng như kết quả trong nghiên cứu này cho thấy các tổ hợp lợn lai ba giống ngoại đều có các chỉ tiêu sinh trưởng đạt mức cao, nhất là khối lượng lợn con 21 ngày tuổi.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng và hiệu quả bổ sung thức ăn CP950 và CP951 cho lợn con giai đoạn từ 7 đến 21 ngày tuổi tại huyện phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 40)