- Lĩnh vực nghiên cứu lý luận chính trị được Hội đồng lý luận Trung
25 Theo Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ về mạng lưới các tổ chức nghiên cứu và phát triển
thống lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam, cung cấp đủ luận cứ khoa học cho việc hoạch định các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt CT KX.04/06-10 do Ban Bí thư trực tiếp giao cho Hội đồng Lý luận TW thực hiện nhằm cung cấp luận cứ phục vụ bổ sung, phát triển Cương lĩnh 1991, xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội 2011-2020 và xây dựng Báo cáo chính trị Đại hội XI của Đảng. 3 chương trình KHXH khác là: Các vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020; Quản lý phát
triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam; Xây dựng con người và phát
triển văn hoá Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Ngoài ra,
còn 2 chương trình tiếp tục của giai đoạn trước: Nghiên cứu phát huy điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và giá trị lịch sử văn hoá 1000 năm Thăng Long - Hà Nội phục vụ phát triển toàn diện Thủ đô và 11 đề tài độc lập cấp nhà nước.
Thứ hai, về mạng lưới các tổ chức KH&CN
Kể từ khi Luật KH&CN năm 2000, mạng lưới các tổ chức KH&CN đã hình thành với gần 2.000 tổ chức nghiên cứu và phát triển thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có gần 500 tổ chức ngoài nhà nước25; tính đến 31/12/2010, có 217 đại học và trường đại học, 186 trường cao đẳng, 35 học viện trong đó có 56 trường đại học ngoài công lập26; khoảng 1.900 tổ chức KH&CN đã đăng ký hoạt động KH&CN tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền27.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các tổ chức KH&CN (các viện, trung tâm nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các trung tâm thông tin KH&CN, thư viện) cũng được tăng cường và nâng cấp. Đã xuất hiện một số loại hình gắn kết tốt giữa nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ với sản xuất - kinh doanh. Số lượng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam đăng tải trên tạp chí khoa học quốc tế cũng tăng lên đáng kể: trung bình 23%/năm28. Đội ngũ cán bộ khoa học được tạo điều kiện tốt hơn về hạ tầng và trang thiết bị nghiên cứu thông qua các chương trình đầu tư của nhà nước như đầu tư xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia; triển khai quỹ phát triển KH&CN quốc gia, quỹ đổi mới công nghệ quốc gia; đầu tư thông qua hệ thống các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia.
25 Theo Báo cáo của Bộ Khoa học và Công nghệ về mạng lưới các tổ chức nghiên cứu và phát triển triển
Hệ thống các tổ chức KH&CN với hơn 1.600 tổ chức đã được hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi để chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Số lượng các tổ chức thực hiện cơ chế này đã có sự gia tăng lớn, chiếm hơn 80% các tổ chức, trong đó khoảng 65% các tổ chức có đề án chuyển đổi sang cơ chế mới đã được phê duyệt29…Tuy nhiên, theo đánh giá chung của các chuyên gia cơ chế quản lý cũng như tổ chức hoạt động KH&CN vẫn còn một số bất cập, dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư cho KH&CN chưa đáp ứng yêu cầu, cũng như năng lực tiếp thu, làm chủ và đổi mới công nghệ chưa cao.
Từ năm 2001 đến nay, thực hiện triển khai thi hành Luật KH&CN năm 2000, Nhà nước đã tiến hành công cuộc đổi mới triệt để hơn và mang tính hệ thống về cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức KH&CN. Xu hướng của đổi mới là từng bước thực hiện xã hội hoá hoạt động KH&CN, hợp lý hoá phương thức tài trợ của Nhà nước, từng bước xoá bỏ bao cấp, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN, đặc biệt là các tổ chức KH&CN công lập. Chủ trương này được cụ thể hóa bằng hành lang pháp lý đó là Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập. Tinh thần chủ đạo xuyên suốt của Nghị định 115/2005/NĐ-CP là kinh phí của các tổ chức KH&CN được cấp theo nhiệm vụ được giao.
Có thể nói, Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ tạo bước ngoặt mang tính quyết định trong lĩnh vực quản lý các tổ chức KH&CN công lập.
Đồng thời, ngày 24/8/2005, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Thông tư số 10/2005/TT-BKHCN hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN theo Nghị định 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật KH&CN. Đây là văn bản pháp quy về đăng ký và hoạt động của các tổ chức KH&CN, không phân biệt thành phần kinh tế (Nhà nước, tập thể, tư nhân). Hơn nữa, nhằm đáp ứng với yêu cầu đổi mới về vấn đề này phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội, ngày 18/3/2010, Bộ KH&CN ban hành Thông tư số 02/2010/TT-BKHCN hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN thay thế cho Thông tư số 10/2005/TT-BKHCN, đồng thời ngày 16/3/2011 Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ban hành Thông tư số 01/2011/TT-BKHCN hướng dẫn thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức KH&CN có vốn đầu tư nước ngoài, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức KH&CN nước ngoài tại Việt Nam nhằm đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế về KH&CN.
Thứ ba, về nhân lực KH&CN