Mặc dù số lượng các tổ chức khoa học công nghệ tăng lên đáng kể, nhưng chất lượng hoạt động và năng lực sáng tạo công nghệ của các tổ chức này còn thấp và số tổ chức KHCN trong các trường đại học và khu vực ngoài nhà nước còn rất thấp. Đầu tư hàng năm cho hoạt động khoa học và công nghệ chỉ chiếm dưới 2% tổng chi ngân sách nhà nước, kết quả nghiên cứu khoa học được ứng dụng vào thực tiễn chỉ rất ít do lỗi thời hoặc không còn phù hợp.
Về đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của Việt Nam rất thấp so với yêu cầu phát triển nền kinh tế và nhịp độ tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian gần đây. Trong vòng 10 năm (2001-2010), tỷ lệ ngân sách chi cho hoạt động khoa học công nghệ chiếm dưới 2% tổng chi ngân sách cả nước hàng năm. So với các nước thì mức đầu tư này thấp hơn nhiều: Việt Nam 0,05% GDP, Trung Quốc 1,8% GDP, Hàn Quốc 2,8% GDP. Mức đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) của DN lại càng thấp hơn. Nếu tính tổng vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ thì tỷ lệ đó của các DN Việt Nam vào khoảng 0,2- 0,5% doanh thu, trong đó đầu tư cho R&D chỉ khoảng 0,01% doanh thu, thấp hơn so với Ấn Độ hiện là 5%, Hàn Quốc 10%. Đặc biệt, nếu xét riêng 28 tổng công ty nhà nước 90- 91, mặc dầu chiếm tới 60% tổng vốn đầu tư khoa học công nghệ của các doanh nghiệp cả nước, nhưng tỷ lệ đầu tư cho hoạt động R&D chỉ chiếm 0,05-0,1% doanh thu9.
Trong quá trình tiếp cận và đổi mới công nghệ, nguồn nhân lực là yếu tố quyết định. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao là một vấn đề nan giải trong quá trình phát triển của Việt Nam. Thực tế cho thấy rằng lao động rẻ là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam nhưng đã kéo theo năng suất lao động thấp. Nguồn lao động khoa học và công nghệ trong các DN Việt Nam chỉ chiếm 7,25% lực lượng lao động. Phần lớn lao động của Việt Nam làm việc tại các cơ sở gia công, lắp ráp.
Hạn chế nữa thể hiện thông qua việc thương mại hóa các sản phẩm công nghệ còn khiêm tốn. Muốn có công nghệ mới cần phải có đầu tư và tạo lập liên kết với các trường đại học. Hiện tại, số bằng phát minh sáng chế của các trường đại học với tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới là 0, trong khi đó Singapore là 995, Thái Lan 158, Malaysia 147, Philippin 7610. Do đó các sáng chế công nghệ được đặng ký bản quyền tại Cục Sở hữu Trí tuệ của Việt Nam hàng năm có tăng đạt hơn 2000 công nghệ và thiết bị nhưng chỉ có giá trị nội địa. Việt Nam hầu như chưa xuất khẩu công nghệ nào có giá trị ra nước ngoài. Năng lực cạnh tranh của các DN thấp cả về giá và chất lượng. Mặc dù Chính phủ có chính sách kích cầu, nhưng thị trường nội địa vẫn bị hàng hóa Trung Quốc và các nước ASEAN chi phối. Các DN Việt Nam rất khó để trở thành nhà sản xuất thiết bị gốc hoặc tạo ra các thương hiệu sản phẩm mới.
Ứng dụng phương pháp kinh tế lượng trong đánh giá tác động của KH &CN đối với phát triển kinh tế, cho thấy khi chỉ số năng lực công nghệ chung tăng 1% thì chỉ số phát triển kinh tế sẽ tăng thêm được 1,2298%11;
Tính tốc độ tăng TFP và tỷ trọng đóng góp của TFP đối với tốc độ tăng GDP
9 Theo Tạp chí Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, số 4, 2/2011, tr. 10-11.
10
11 Theo Báo cáo “Nghiên cứu đánh giá tác động của KH &CN đối với phát triển kinh tế ở ViệtNam” - Đề tài cấp bộ của Tổng cục Thống kê năm 2006 (Chủ nhiệm: TS Tăng Văn Khiên, Nam” - Đề tài cấp bộ của Tổng cục Thống kê năm 2006 (Chủ nhiệm: TS Tăng Văn Khiên, Phó Chủ nhiệm: TS Tạ Doãn Trịnh).
Trên cơ sở các số liệu có trong Niên giám thống kê hàng năm, có thể tính toán được các tốc độ phát triển (chỉ số phát triển) của GDP, giá trị tài sản cố định, lao động làm việc qua các năm như bảng sau:
Bảng 3: Tính toán tốc độ tăng TFP của nền kinh tế giai đoạn 2001-2010
Năm Tốc độ tăng (%) Hệ số đóng góp
của Tốc độ tăng Giátrị gia tăng do Tốc độtăng TFP (%) GDP TSCĐ (vốn) Lao động TSCĐ (vốn) Lao động (β)