Từ chương 1 chúng ta đã thấy được hiện nay tại nhiều quốc gia trên thế giới đã có những nghiên cứu và thử nghiệm các kỹ thuật sử dụng công nghệ cao áp tĩnh điện nhằm tách và phân loại các phần tử hoặc vật liệu có đặc tính khác nhau về điện; kết quả của các nghiên cứu đó đã khẳng định tiềm năng cũng như cho thấy những ưu điểm của việc ứng dụng công nghệ phân tách này, đặc biệc là trong lĩnh vực khai khoáng[12]. Tuy nhiên những kết quả đạt được cho đến nay cũng chưa cho phép khẳng định công nghệ này đã hoàn toàn tối ưu, mà vẫn tồn tại nhiều vấn đề kỹ thuật cần tiếp tục nghiên cứu cải tiến. Đặc biệt, việc ứng dụng lý thuyết và các nghiên cứu công nghệ cần được thực hiện không chỉ trong điều kiện lý tưởng mà cả trong các điều kiện thực tế, do hiệu quả của quá trình tách phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng khác như độ ẩm, nhiệt độ, cấu trúc, thành phần, kích thước… của các phần tử cần phân tách cũng như môi trường thiết bị.
Một trong những hướng nghiên cứu chính hiện nay tập trung chủ yếu vào việc mô phỏng, tính toán điện trường và tính toán phân tích quỹ đạo bay tối ưu của các phần tử trong môi trường thiết bị[3,5,6,11]
nhằm đảm bảo thiết kế tối ưu cho thiết bị và điều chỉnh cường độ điện trường đạt đến trị số phù hợp với từng loại hạt đóng vai trò quan trọng đối với hiệu quả làm việc của thiết bị. Chương 2 này được đưa ra để giải quyết vấn đề nêu trên; thông qua tính toán, mô phỏng điện trường, ta sẽ cùng nghiên cứu khả năng phân tách của thiết bị đối với các mẫu sa khoáng titan trong những điều kiện khác nhau (không có điện trường, có điện trường; thay đổi các điều kiện về cấu trúc thiết bị, điện áp đặt,…) nhằm đưa ra những đánh giá về mặt lý thuyết đối với cấu trúc thiết bị phân tách tĩnh điện.
23