Phân tích đánh giá, lựa chọn công nghệ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tính toán, mô phỏng điện trường nhằm nâng cao hiệu quả của thiết bị phân tách tĩnh điện (Trang 25 - 27)

Từ những công nghệ phân tách sử ứng dụng kỹ thuật điện cao áp nêu trên, ta có thể đưa ra những so sánh về ưu nhược điểm của chúng như bảng 1. Từ đó lựa chọn công nghệ phù hợp để tiến hành nghiên cứu ở các phần tiếp theo.

18

Bảng 1. Đánh giá ưu nhược điểm của các công nghệ áp dụng kỹ thuật điện cao áp trong phân tách phần tử Công nghệ áp dụng Sử dụng trục quay hình trụ Sử dụng hai điện cực phẳng Kiểu máng nghiêng Hiệu suất phân

tách của thiết bị Tốt Khá Tốt

Kích thước thiết bị theo công suất yêu cầu

Trung bình Lớn Trung bình

Mức độ tiêu thụ

điện năng Cao Trung bình Thấp

Mức độ linh hoạt trong lắp đặt

Tương đối phức tạp Không linh hoạt Linh hoạt, dễ dàng lắp đặt

Yêu cầu thao

tác và vận hành Phức tạp Phức tạp

Đơn giản trong thao thác và vận hành Lĩnh vực áp dụng Đa dạng Yêu cầu các phần tử có cách biệt lớn về điện tích Đa dạng Chi phí chế tạo

thiết bị Trung bình Cao Hợp lý

Ta có thể thấy được các thiết bị ứng dụng công nghệ điện cao áp với máng nghiêng trong lĩnh vực tách các phần tử có tính điện dẫn khác nhau có những ưu điểm rõ ràng, cụ thể như:

- Giá thành thiết bị cũng như chi phí vận hành (nhất là mức độ tiêu thụ điện năng của thiết bị) thấp hơn so với các thiết bị ứng dụng các công nghệ khác do không có các thành phần chuyển động. Chi phí vận hành ở đây chủ yếu là ở các

19

công đoạn chuẩn bị nguyên liệu đầu vào bao gồm các khâu sấy để làm khô nguyên liệu, quá trình sàng để chọn các hạt có kích cỡ tương đương nhau…;

- Cấu tạo thiết bị tương đối đơn giản, không bao gồm quá nhiều chi tiết kỹ thuật phức tạp đòi hỏi công nghệ chế tạo cao cấp, có thể dễ dàng tháo lắp và bảo dưỡng;

- Thiết bị phân tách sử dụng công nghệ này có cấu trúc kín, không có các thành phần quay ngoại trừ bộ rung nạp liệu, nên giảm tiếng ồn, thiết bị khi hoạt động không tạo ra các sản phẩm phụ cũng như không gây ô nhiễm môi trường sau khi vận hành.

Trên cơ sở phân tích cấu trúc, nguyên lý làm việc cũng như đánh giá các ưu nhược điểm nói trên, học viên thực đề xuất sử dụng công nghệ phân tách kiểu máng nghiêng cho các nghiên cứu trong luận văn ‘‘Tính toán, mô phỏng điện trường nhằm nâng cao hiệu quả của thiết bị phân tách tĩnh điện’’.

Một phần của tài liệu Tính toán, mô phỏng điện trường nhằm nâng cao hiệu quả của thiết bị phân tách tĩnh điện (Trang 25 - 27)