KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1 Kết quả

Một phần của tài liệu một số phương pháp dạy học toán 6 theo mô hình trường học mới (Trang 28 - 30)

1. Kết quả

Sau một thời gian áp dụng những giải pháp trên, tôi đã đạt được một số kết quả như sau:

+ Hình thành được phương pháp và kĩ thuật dạy học theo mô hình trường học mới. Giáo viên đỡ phải nói nhiều cho một đơn vị kiến thức mà nhiều học sinh chưa hiểu.

+ Nhiều học sinh mạnh dạn tự tin hơn.

+ Không khí học tập sôi nổi hơn, các em thi đua nhau làm bài cho nhanh hơn để được đánh dấu vào Phiếu đánh giá nhóm.

+ Đánh giá tương đối chính xác lực học của các em.

+ Những em học chậm, học yếu hơn những em khác dần dần cũng đã mạnh dạn bày tỏ ý kiến mạnh dạn hỏi bài khi không hiểu bài.

2. Phạm vi áp dụng

Giải pháp này có thể vận dụng cho giáo viên trong dạy học môn toán 6 nói riêng và các bộ môn khoa học tự nhiên lớp 6 theo mô hình trường học mới nói chung. Cũng có thể vận dụng các phương pháp trên để giảng dạy cho các khối lớp học Toán theo chương trình hiện hành.

3. Bài học kinh nghiệm

Qua một học kỳ thực hiện, giáo viên và học sinh từng bước được trải nghiệm, từng bước làm quen với cách dạy và cách học mới này. Cá nhân tôi nhận thấy việc áp dụng mô hình trường học mới vào trong giảng dạy hiện nay thật sự rất hiệu quả. Tiết học diễn ra nhẹ nhàng hơn, giáo viên không còn làm việc theo khuôn khổ như trước đây nữa. Sự chuẩn bị đồ dùng dạy học của giáo viên đã nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với đầu năm.

Đặc biệt, học sinh yếu giảm là nhờ sự hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ giữa học sinh với học sinh rất cao ở trong nhóm và thể hiện rất rõ trong từng tiết học. Giáo viên dễ dàng tiếp cận và phân hóa trình độ học tập của từng học sinh.

Đối với ban hội đồng tự quản được sự hỗ trợ của giáo viên, được sự tín nhiệm của các bạn trong lớp, các em làm việc rất tốt biết người biết việc, rất có trách nhiệm. Các em trở nên mạnh dạn, tự tin, không còn nhút nhát rụt trè như trước nữa.

Học sinh luôn tự giác, tự học, tự quản, tự trọng, tự tin tự đánh giá, tự hợp tác tự rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực tiễn rất tốt.

1. Kết luận:

Việc giảng dạy theo mô hình trường học mới tuy giáo viên vất vả hơn và mất rất nhiều thời gian ở các tháng đầu học kỳ I vì học sinh chưa quen, nhưng khi học sinh quen với cách học và cách dạy thì giáo viên tiết kiệm được thời gian và công sức hơn.

Tôi nhận thấy rằng: tất cả trẻ em đều có thể học cách chịu trách nhiệm nếu các em được tạo cơ hội tham gia, được tin tưởng và trao nhiệm vụ. Và chính bản thân mỗi giáo viên phải kiên nhẫn, không nên nóng vội vì học sinh cần có thời gian để hình thành, phát triển các kĩ năng tham gia và những kỹ năng đó chỉ có thể được hình thành, phát triển khi được thực hành và trả nghiệm trong các tình huống thực tiễn.

Cá nhân tôi thật sự thích thú và tâm đắc với phương pháp giảng dạy theo mô hình này. Tôi tin rằng với sự nỗ lực của giáo viên, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của nhà trường, của các ban ngành, đoàn thể chắc chắn mô hình trường học mới sẽ thành công.

2. Kiến nghị:

Để mô hình thực sự là tiền đề cho đổi mới căn bản giáo dục, trong thời gian tới, ngành giáo dục cần có giải pháp nhân rộng mô hình, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; tổ chức hội thảo chia sẻ kinh nghiệm để phát huy hiệu quả.

Ngoài ra, cần chú trọng đến công tác đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, các công cụ dụng cụ cần thiết cho học sinh và giáo viên, đáp ứng với yêu cầu dạy học của mô hình, bảo đảm đầy đủ tài liệu phục vụ dạy và học.

Khi cái mới ra đời thì tất nhiên sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và thách thức, không chỉ ở Trường THCS Đồng Nai mà ở tất cả các đơn vị trường bạn. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới, không chỉ có sự nỗ lực riêng của Ban Giám hiệu, của giáo viên trong trường mà cần có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp lãnh đạo, các ban ngành liên quan, có như vậy thì việc triển khai dạy học theo "Mô hình trường học mới" nói riêng và các dự án khác về giáo dục trong huyện Cát Tiên nói chung mới đem lại kết quả tốt đẹp.

Trên đây là những giải pháp mà tôi đã tìm tòi và áp dụng trong thời gian giảng dạy tại trường THCS Đồng Nai. Mong quý thầy cô đồng nghiệp góp ý thêm.

Xin chân thành cảm ơn!

Cát Tiên, ngày 20 tháng 11 năm 2015

Ý kiến của lãnh đạo đơn vị Người thực hiện

(Có đánh giá nhận xét cụ thể về đề tài (ký và ghi rõ họ tên)

SKKN, GPHI,Ký tên, đóng dấu)

……….. ……….. ……….. ………

PHỤ LỤC 1

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách Hướng dẫn Toán 6, tập 1;2 – NXBGD năm 2015. 1. Sách Hướng dẫn Toán 6, tập 1;2 – NXBGD năm 2015.

2. Các sáng kiến kinh nghiệm và tài liệu trường hợp mới (nguồn sưu tầm trên Internet). 3. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên triển khai mô hình trường học mới Việt Nam 3. Tài liệu tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên triển khai mô hình trường học mới Việt Nam – môn Toán lớp 6 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tháng 07/2015.

5. Tài liệu Chuẩn Kỹ Năng Kiến thức Toán THCS của Bộ Giáo Dục.

6. Ứng dụng CNTT trong trường THCS; tác giả Đặng Thị Thu Thủy; NXBGD, năm 2012. 7. Tài liệu tập huấn Toán 6 mô hình trường học mới năm học 2015. 7. Tài liệu tập huấn Toán 6 mô hình trường học mới năm học 2015.

8. Tham khảo tài liều từ các trang Web: www.pgdcattien.edu.vn;

www.lamdong.dayhoc.vn; www.violet.vn; www.vnschool.net; v.v…

9. Đặng Tự Ân – Mô hình trường học mới tại Việt Nam, hỏi – đáp, NXB Giáo dục Việt Nam. Nam.

10. Tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Phương pháp "bàn tay nặn bột" trong dạy học các môn khoa học ở trường Tiểu học và THCS, , Nguyễn Vinh Hiển (Chủ trong dạy học các môn khoa học ở trường Tiểu học và THCS, , Nguyễn Vinh Hiển (Chủ biên), NXBGD, Hà Nội, 2011.

11. - Công văn số 3535/BGDĐT- GDTrH ngày 27/05/2013 về việc triển khai thực hiện phương pháp dạy học “bàn tay năn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác. phương pháp dạy học “bàn tay năn bột” và các phương pháp dạy học tích cực khác.

Một phần của tài liệu một số phương pháp dạy học toán 6 theo mô hình trường học mới (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)