Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Sự lãnh đạo của đảng bộ thành phố sơn la về việc phát triển công tác thanh niên từ năm 2005 đến nay (Trang 44 - 53)

7. Kết cấu của đề tài

2.1.2. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân

Thành tựu

Chương trình: nâng cao nhận thức chính trị, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức trách nhiệm của công dân, xây dựng phẩm chất tốt đẹp và đạo đức cách mạng cho thanh niên.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho thanh niên được các cấp, các ngành quan tâm tổ chức thường xuyên, hình thức phong phú và đa dạng thông qua việc triển khai học tập 6 bài học lý luận chính trị dành cho thanh niên; phát động các đợt sinh

hoạt chính trị sâu rộng "Tuổi trẻ với tư tưởng Hồ Chí Minh" ''Tuổi trẻ Việt Nam tiến

bước dưới cờ Đảng'', ''Nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh'' theo từng giai đoạn

và chuyên đề cụ thể... các hội thi do Trung ương và địa phương phát động như: "Tìm

hiểu 50 năm Bác Hồ về thăm Tây Bắc”, "Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến và

anh hùng"…Qua các diễn đàn: ''Tuổi trẻ sống đẹp - Sống có ích'', ''Tầm nhìn thế kỷ''

thu hút 76% ĐVTN tham gia. Đặc biệt là Cuộc vận động "Tuổi trẻ Việt Nam học tập

và làm theo lời Bác" được triển khai sâu rộng ở tất cả các cấp bộ Đoàn trong toàn thành phố với trên 85% đoàn viên, thanh thiếu niên tham gia hưởng ứng. Thông qua cuộc vận động đã góp phần trang bị những giá trị to lớn về tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, khơi dậy phong trào thi đua học tập và làm theo tấm gương của Bác, định hướng giá trị, điều chỉnh hành vi, xây dựng nếp sống trong sáng, giản dị cho đoàn viên, thanh thiếu niên các dân tộc trong thành phố.

Việc bồi dưỡng đạo đức, lối sống và nâng cao ý thức công dân cho đoàn viên, thanh thiếu niên được các ngành và đơn vị thực hiện hiệu quả thông qua các phong

trào lớn như: ''Thanh niên tình nguyện'', ''Đền ơn đáp nghĩa - uống nước nhớ nguồn'',

"’Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc'' ''Thanh niên đi đầu phòng chống

thương”...tạo khí thế sôi nổi. Kết quả từ năm 2005 - 2010 đã tổ chức 23 phong trào lớn với 100% các địa phương triển khai phát động, trên 980.766 lượt đoàn viên tham gia; đã có 658 công trình thanh niên có giá trị từ 5 triệu đồng được hoàn thành; 245 nhà tạm, phòng, lớp học cắm bản cho các hộ gia đình và học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được tu sửa và làm mới với tổng trị giá bằng tiền là 2.227.000đ, với 20.605 ngày công; hàng trăm km đường liên bản, xã được tu sửa và làm mới; hàng ngàn gói quà như sách vở, quần áo, sổ tiết kiệm...được trao tặng cho các gia đình chính sách và các hộ nghèo.

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật được các sở, ban, ngành thực hiện tốt. Kết quả từ năm 2005 - 2010 đã tổ chức được 12.548 đợt tuyên truyền về chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đến đoàn viên, thanh thiếu niên và nhân dân với tổng số 2.699.619 lượt người nghe phổ biến.

Đoàn thanh niên thành Sơn La đã phối hợp chặt chẽ với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Sơn La chuyển tải kịp thời các chủ trương, chính sách cũng như những thông tin cần thiết về hoạt động của thanh niên tới đông đảo đoàn viên thanh niên và bà con nhân dân trong thành phố.

Việc triển khai tốt các hoạt động đã góp phần nâng cao nhận thức, tầm nhìn, sự am hiểu về pháp luật, vững vàng về tư tưởng cũng như bản lĩnh chính trị cho đoàn

viên, thanh thiếu niên tạo sự đồng bộ trong cộng đồng xã hội về "Sống và làm việc theo

hiến pháp và pháp luật". Tuy nhiên, qua việc triển khai đã bộc lộ những hạn chế, đó

là: Một số địa phương triển khai hình thức, chưa coi trọng tính hiệu quả, đội ngũ làm công tác tư tưởng văn hoá còn thiếu và yếu, một số địa phương, đơn vị còn thiếu sáng tạo, chậm đổi mới. Các cấp, các ngành cần phải thường xuyên quan tâm đến công tác giáo dục tư tưởng văn hoá cho thanh niên. Xác định rõ trọng tâm là: Đẩy mạnh công tác giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc.

Chương trình: nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, trình độ khoa học, tăng số lượng thanh niên được đào tạo nghề, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học; nhanh chóng hình thành một lớp thanh niên ưu tú tiêu biểu cho thế hệ trẻ.

Chất lượng giáo dục là vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành phố Sơn La. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đã có nhiều hình thức nhằm thúc đẩy chất lượng dạy và học như: đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, tập trung các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường thêm trang thiết bị dạy học, đảm bảo chương trình các môn học ở các cấp phổ thông. Hệ thống mạng lưới trường lớp cơ bản hoàn thiện ở các cấp, 100% xã, phường đủ hệ thống từ trường mầm non đến trung học cơ sở. Các trường phổ thông dân tộc nội trú, trung tâm GDTX được quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, chất lượng dạy và học.

Công tác giáo dục chuyên nghiệp được quan tâm mở rộng các ngành nghề đào tạo, từng bước chuyển đổi đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển xã hội thành phố Sơn La, thực hiện tốt việc đào tạo nhân lực góp phần tăng nhanh bộ phận lao động trẻ được đào tạo có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có năng lực làm việc sáng tạo và khả năng quản lý, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Sơn La.

Chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn nghề nghiệp, trình độ khoa học cho thanh niên trong 5 năm đã đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, vẫn có sự chệnh lệch giữa các vùng, miền, giữa các địa phương. Công tác giáo dục vẫn còn những mặt tồn tại như: Số học sinh bỏ học, ngồi nhầm lớp vẫn diễn ra;chất lượng dạy và học chưa có hiệu quả

cao; cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học còn thiếu thốn (vẫn còn 33,96% số

phòng học còn tạm bợ); số lượng thanh niên chưa được đào tạo nghề còn cao chiếm

58,9% ; việc tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn về áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn ít, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của thanh niên. Dự án giúp thanh niên phát triển kinh tế chưa nhiều, một số xã gặp khó khăn trong công tác triển khai dự án, nguyên nhân do trình độ nhận thức của thanh niên và điều kiện tự nhiên không đáp ứng được yêu cầu.

Chương trình: giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên, nâng cao thu nhập cho thanh niên và gia đình trẻ. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động trong thanh niên, tạo nguồn lực trẻ đáp ứng sự nghiệp CNH - HĐH đất nước xây dựng quê hương Sơn La giàu đẹp.

Trong 05 năm, cấp uỷ, chính quyền thành phố Sơn La luôn quan tâm đến nhiệm vụ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên, tạo thêm nhiều việc làm mới, số lao động thanh niên đô thị có việc làm thường xuyên tăng lên 79%, số lao động nông thôn có việc làm thường xuyên tăng lên 45%. Nhiều chủ trương phát triển kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn đề lao động, việc làm, nâng cao đời sống của thanh niên đã được triển khai mạnh mẽ, như: chương trình khuyến khích đầu tư nhằm thu hút nguồn lao động của tỉnh; các chính sách phát triển ngành nghề ở nông thôn; hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp nhỏ trên địa bàn thành phố; các chính sách, chương trình cho thanh niên vay vốn phát triển sản xuất; chương trình khuyến nông, khuyến lâm, chương trình phát triển kinh tế ở các vùng trọng điểm…

Bên cạnh đó, thành phố Sơn La còn ban hành nhiều chính sách khuyến khích, phát huy lực lượng thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện cho thanh niên tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập như: chính sách củng cố, phát triển hệ thống các trường dạy nghề, trung tâm dịch vụ tư vấn và giải quyết việc làm, chính sách xuất khẩu lao động…

Bên cạnh những kết quả đạt được, chương trình giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên, nâng cao thu nhập cho thanh niên, chuyển dịch cơ cấu lao động trong thanh niên vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế đó là: số lượng thanh niên nông thôn được đào tạo nghề và giải quyết việc làm còn thấp, tình trạng thất nghiệp của tình còn cao, quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế; công nghệ lạc hậu, hoạt động sản xuất kinh doanh chưa có hiệu quả, chưa tạo nhiều chỗ làm mới, thu nhập người lao

động thấp, khó khăn trong việc cải thiện đời sống (trong đó lao động là thanh niên

chiếm trên 54%). Công tác đào tạo lao động có tay nghề còn chưa đáp ứng được yêu

cầu thực tế; một số bộ phận thanh niên thiếu tác phong lao động công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật yếu cũng chính là những khó khăn mà thành phố Sơn La đang gặp phải trong việc giải quyết việc làm cho thanh niên và phát triển kinh tế trong thành phố.

Chương trình: nâng cao sức khoẻ, đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống văn hoá cho thanh niên.

Nâng cao sức khoẻ cho thanh niên và nhân dân luôn được thành phố Sơn La và ngành y tế quan tâm đặc biệt: công tác chỉ đạo, triển khai các biện pháp tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh được triển khai ở tất cả các xã, các phường, những dịch bệnh

nguy hiểm như: dịch tiêu chảy, SARS, dịch cúm H5N1, dịch sốt rét, dịch lợn tai xanh, được ngăn chặn kịp thời, không để bùng phát trong dân cư.

Công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân được quan tâm, coi trọng, đặc biệt là

công tác chăm sóc người nghèo (trong đó có đối tượng thanh niên) theo Nghị định

36/NP-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ. Các chương trình phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em, tiêm chủng mở rộng được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo theo yêu cầu của Bộ y tế. Các dự án phòng chống HIV/AIDS, chống rối loạn thiếu Iode và các bệnh nội tiết, chương trình phòng chống mù lòa, bệnh da liễu… được triển khai hiệu quả ở tất cả các xã và phường trong toàn thành phố.

Công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng được quan tâm thực hiện tốt, công tác

tuyên truyền nâng cao nhận thức cho thanh niên và nhân dân về phòng chống các loại bệnh, chăm sóc sức khoẻ bản thân được triển khai hiệu quả, kết quả 86% thanh niên được tiếp cận các thông tin liên quan đến SKSS vị thành niên; 92% thanh thiếu niên được tuyên truyền và có hiểu biết cần thiết về HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm; 72% người dân hiểu biết về các loại bệnh nguy hiểm đến sức khoẻ để phòng tránh. Đã có 127 y bác sĩ trẻ tình nguyện về vùng sâu, vùng xa công tác.

Song song với công tác chăm sóc sức khoẻ cho thanh niên và nhân dân việc nâng cao đời sống tinh thần, xây dựng nếp sống văn hoá cho thanh niên được các cấp, ngành

quan tâm thực hiện như: chính sách phát triển văn hoá - thông tin ở cơ sở, củng cố và

phát triển các loại hình văn hoá dân tộc, phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng… Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi của thành phố đã hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 3 năm 2010. Tỷ lệ thanh niên thường xuyên luyện tập thể thao, rèn luyện thân thể đạt trên 73%. Các điệu múa, các làn điệu dân ca mang bản sắc văn hóa dân tộc ở các đội văn nghệ luôn được khuyến khích phát triển.

Phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới trên địa bàn dân cư đã được các cấp, ngành phối hợp với tổ chức Đoàn thanh niên triển khai hiệu quả; thanh niên trở thành lực lượng xung kích đi đầu trong việc đấu tranh bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, học và truyền đạo trái pháp luật. 100% các cấp bộ Đoàn và 73% đoàn viên,

thanh niên tham gia hưởng ứng 02 cuộc vận động lớn ''Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa'' và ''Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại'', đã có

gia đình được công nhận gia đình văn hóa và các tổ, bản, cơ quan được công nhận đơn vị văn hoá.

Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn những mặt tồn tại cần giải quyết trong thời gian tới đó là: điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho thanh niên và nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, một số trang thiết bị y tế đã lạc hậu, chỉ số phát triển của thanh niên

thành phố Sơn La chậm (về chỉ số chiều cao, căn nặng). Vẫn còn một bộ phận thanh

niên chưa quan tâm đến việc giữ gìn sức khoẻ bản thân mắc vào các tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý. Một số thanh niên bị nhiễm tư tưởng xấu, chạy theo lối sống vật chất tầm thường, đánh mất truyền thống đạo đức gia đình, dân tộc.

Chương trình: đẩy lùi tệ nạn xã hội, tình trạng phạm pháp trong thanh niên.

Công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu nhi được các cấp, ngành, các phường và xã quan tâm hàng đầu, triển khai nhiều biện pháp đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, tích cực ngăn chặn và hạn chế thấp nhất tình trạng phạm pháp trong thanh thiếu nhi, thông qua nhiều hoạt động cụ thể như: Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền vận động đoàn viên, thanh thiếu niên và nhân dân nêu cao tinh thần trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng, chính quyền ngăn chặn, phòng chống tội phạm, đặc biệt đối tượng là thanh thiếu niên trên cơ sở kết hợp chặt chẽ giữa 3 yếu tố: Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Kết quả 65% cơ sở Đoàn đã tích cực tham gia giúp đỡ cảm hoá, giáo dục, cải tạo các loại đối tượng phạm tội, đối tượng có tiền án, tiền sự, đối tượng nghiện ma tuý, đối tượng sau cai nghiện, đối tượng hoạt động tệ nạn xã hội, các đối tượng vi phạm pháp luật khác tại gia đình và cộng đồng dân cư trong thành phố.

Hầu hết các phường triển khai tốt Nghị quyết số 32 của Chính phủ về kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông. Giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng phối hợp với nhà trường và các tổ chức chính trị xã hội tuyên truyền vận động thanh thiếu nhi thực hiện tốt Luật ATGT. Thực hiện tốt việc tổ chức ký cam kết không tái trồng cây thuốc phiện, ký kết xây dựng đơn vị đạt tiêu chuẩn 4 không, tăng cường xử lý các vụ án lưu động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho thanh niên.

Qua 05 năm triển khai, số thanh niên mắc tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật đã giảm, tuy nhiên tỷ lệ thanh thiếu niên vi phạm pháp luật và mắc vào các tệ nạn xã hội khá cao nhất là tệ nạn ma tuý, số thanh niên vi phạm ATGT vẫn tiếp diễn. Công tác phối kết hợp giữa các ngành ở một số xã và phường chưa chủ động và chặt chẽ, một số

chính quyền nhất là ở cơ sở còn chưa thực sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải

Một phần của tài liệu Sự lãnh đạo của đảng bộ thành phố sơn la về việc phát triển công tác thanh niên từ năm 2005 đến nay (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)