7. Kết cấu của đề tài
1.2.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội của thành phố Sơn La
Đặc điểm tự nhiên của thành phố Sơn La
Ngày 23 tháng 3 năm 2006, Nghị định 29/2006/NĐ-CP của Chính phủ thành lập các phường Chiềng Sinh và Chiềng An trên cơ sở các xã có tên tương ứng. Ngày 3 tháng 9 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 98/2008/NĐ-CP thành lập thành phố Sơn La trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số và các đơn vị hành chính trực thuộc của thị xã Sơn la. Ngày 7 tháng 1 năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP thành lập phường Chiềng Cơi trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Chiềng Cơi.
Thành phố Sơn La nằm ở tọa độ 21015' - 21031' Bắc và 103045' - 104000' Đông, cách Hà Nội khoảng 320 km về phía Tây Bắc. Phía Tây và phía Bắc giáp
huyện Thuận Châu, phía Đông giáp huyện Mường La, phía Nam giáp huyện Mai Sơn. Quốc lộ 6 đi qua thành phố, nối thành phố với thành phố Điện Biên Phủ và thành phố Hòa Bình.
Khí hậu thành phố chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều; mùa đông khô lạnh, ít mưa.
Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9. Lượng mưa tập trung nhiều nhất vào tháng 7, 8, 9. Do địa hình nghiêng dốc, nên vào các tháng này thường có lũ lụt, đất bị rửa trôi mạnh, bạc màu nhanh.
Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau cộng với gió Tây khô nóng gây thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển kinh tế đặc biệt sản xuất nông - lâm nghiệp gặp rất nhiều khó khăn.
Nhiệt độ không khí: Trung bình 220C. Cao nhất 370C. Thấp nhất 20C. Độ ẩm không khí: Trung bình: 81%. Thấp nhất: 25%.
Nắng: Tổng số giờ nắng là 1885 giờ. Lượng bốc hơi bình quân 800 mm/năm.
Mưa: Lượng mưa bình quân: 1.299 mm/năm, số ngày mưa: 137 ngày. Gió thịnh hành theo 2 hướng gió chính: gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau; gió tây nam từ tháng 3 đến tháng 9. Từ tháng 3 đến tháng 4 còn chịu ảnh hưởng của gió Tây (nóng và khô). Một số khu vực của thành phố còn bị ảnh hưởng của sương muối từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau.
Thành phố Sơn La nằm trên trục quốc lộ 6 Hà Nội – Sơn La – Điện Biên, đây là tuyến đường giao thông huyết mạch của vùng Tây Bắc. Thành phố lại có vị trí nằm án
ngữ cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội.
Thành phố Sơn La nằm trong vùng kaste hóa mạnh, địa hình chia cắt phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo. Diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, thế đất dốc dưới 250 chiếm tỷ lệ thấp. Một số khu vực có các phiêng bãi tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, tập trung ở các xã Chiềng Ngần, Chiềng Đen, Chiềng Xôm và phường Chiềng Sinh. Độ cao bình quân từ 700 – 800 m so với mực nước biển.
Điều kiện tự nhiên của Sơn La đã đem lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, vị trí địa lí của thành phố Sơn La tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu với các huyện của tỉnh, giao lưu với các tỉnh trong nước và với nước láng giềng xây dựng tình hữu nghị với Lào. Con người nơi đây sống thân thiện, hiếu khách,
cởi mở, chan ḥa. Đó là điều kiện để tiếp thu cái mới, cái hay, cái đẹp trong quá trình
giao lưu hội nhập. Đồng thời nó cũng chịu tác động của cái xấu cái lạ và rất dễ thay đổi do các tác động khác nhau.
Tóm lại, thiên nhiên thành phố Sơn La đa dạng, phong phú, muôn hình muôn vẻ tạo cho con người nơi đây nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Sơn La
Thành phố Sơn La rộng 324,93 km². Dân số là 95.000 người (2010). Thành phố Sơn La có 12 đơn vị hành chính, gồm các phường: Tô Hiệu, Chiềng Lề, Quyết Thắng, Quyết Tâm, Chiềng An, Chiềng Sinh, Chiềng Cơi và các xã: Chiềng Cọ, Chiềng Đen, Chiềng Xôm, Chiềng Ngần, Hua La.
Thành phố là trung tâm hành chính, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế của cả tỉnh, có hệ thống giao thông đường bộ khá thuận lợi tạo điều kiện cho thành phố trong việc giao lưu thông thương hàng hoá, trao đổi thông tin kỹ thuật, tiếp thu các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và khả năng thu hút vốn đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.
Tại Thành phố Sơn La có trường Đại học Tây bắc, có 3 trường cao đẳng, bệnh viện đa khoa khu vực 500 giường
Hiện nay, thành phố đang triển khai xây dựng khu đô thị Chiềng Ngần nằm trên địa bàn xã Chiềng Ngần.
Cùng với sự phát triển của đất nước, mặc dù vượt qua những yếu kém về kinh tế, những tác động của khủng hoảng kinh tế tiền tệ khu vực là mặt trái của nền kinh tế thị trường. Tuy được thành lập chưa lâu nhưng từ năm 2008 đến nay thành phố Sơn La cũng có những thay đổi không ngừng trong lĩnh vực phát triển kinh tế góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Với những sự thay đổi vượt bậc đó đã tạo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội.