Mạch chỉnh lưu cầu

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ-CHƯƠNG 1 - LINH KIỆN THỤ ĐỘNG VÀ LINH KIỆN BÁN DẪN, GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ Ô TÔ (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 3: MẠCH CẤP NGUỒN

3.2.3Mạch chỉnh lưu cầu

Sơ đồ nguyên lý.

Hình 3.4 Sơ đồ mạch chỉnh lưu cầu Nguyên lý hoạt động.

- Ở bán kỳ dương của nguồn điện, D2 và D4 phân cực thuận và dẫn điện trong lúc D1 và D2 phân cực nghịch xem như hở mạch. Dùng kiểu mẫu điện thế ngưỡng, mạch điện được vẽ lại như hình 8.2

- Ở bán kỳ âm của nguồn điện, D1 và D3 phân cực thuận và dẫn điện trong lúc D2, D4 phân cực nghịch xem như hở mạch (Hình 8.4)

Từ các mạch tương đương trên ta thấy:

- Ðiện thế đỉnh Vdcm ngang qua hai đầu RL là: Vdcm =Vm-2VD=Vm-1.4V

- Ðiện thế đỉnh phân cực nghịch VRM ở mỗi đi-ốt là: VRM=Vdcm+VD=Vm-VD

VRM =Vm-0, 7V

- Điện thế trung bình ở 2 đầu RL là:

CD πdcm

V V = 2

- Dòng điện trung bình qua tải là:

L dcm m CD R V I I π π 2 2 = = Trong đó L dcm m R V I =

* Ðể ý là dòng điện trung bình chạy qua mỗi cặp diode khi dẫn điện chỉ bằng 1/2 dòng điện trung bình qua tải.

3.2.4 Mạch chỉnh lưu bội áp Mạch chỉnh lưu nhân đôi điện áp - Sơ đồ mạch:

Hình 3.5 -Nguyên lý :

Giả sử ở bán kì âm của dòng điện vào ở B(+) ở A (-), khi đó D1 dẫn điện do được phân cực thuận và nạp cho tụ C1 một điện áp bằng điện áp đỉnh VDC

Tiếp đến bán kì dương của dòng điện vào ở B (-) và ở A(+). Lúc này D1 phân cực nghich nên không dẫn điện, D2 phân cực thuận nên dẫn

Do tụ C1 được mắc nối tiếp với nguồn AC, nên điện áp vào D2 gồm điện áp UC1 cộng điện áp nguồn. Như vậy D2 đã nạp vào tụ C2 một điện áp bằng 2VDC cấp cho tải.

Mạch nhân ba điện áp. -Sơ đồ :

Hình 3.6

- Nguyên lý hoạt động:

Bằng cách nối thêm một đi ốt và một tụ điện vào mạch Schenkel ở trên ta ở trên ta có mạch nhân ba điện áp.

Ở bán kỳ âm D1 dẫn, D2 không dẫn, D3 dẫn, dòng qua D1 nạp cho C1 một lượng là VDC, đồng thời dòng qua D3 nạp cho tụ C3

Ở bán kỳ dương D1 không dẫn, D2 dẫn, D3 không dẫn, dòng qua D2 nạp cho C2 một lượng là 2VDC

Điện áp cấp cho tải chính là tổng điện áp trên C2 và C3, do đó Vout=2VDC+VDC = 3VDC Mạch chỉnh lưu nhân bốn điện áp.

- Sơ đồ mạch :

Hình 3.7

- Nguyên lý hoạt động:

Giả sử tại thời điểm ta bắt đầu xét, điểm A có bán kỳ âm, D1 sẽ dẫn điện nạp cho tụ C1 điện áp tối đa là điện áp đỉnh Umax

Bán kì tiếp theo ở A(+), D1 ngưng, D2 dẫn, điện áp đưa vào anot D2 bằng điện áp trên C1 cộng với điện áp nguồn. Do đó dòng qua D2 nạp cho tụ C2 một điện áp bằng 2Umax (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bán kì tiếp đó điểm A trở lại bán kì âm D1 và D3 dẫn, D4 và D2 không dẫn. Lúc này điện áp nạp cho tụ C3 là điện áp của tụ C2 = 2 VDC, còn điện áp nguồn thì qua D1 nạp cho C1

Bán kì tiếp theo đó điểm A đổi sang bán kì dương D1 và D3 không dẫn, D2 và D4 dẫn. Điện áp nạp cho tụ C4 lúc này là điện áp của C3 = 2 VDC.Còn điện áp trên C1 qua D4 nạp cho tụ C2

Như vậy trong sơ đồ này C1 được nạp tới điện áp tối đa bằng biên độ điện áp vào còn C3, C2, C4 được nạp điện áp tối đa bằng 2 lần biên độ điện áp vào.

Mạch nhân n điện áp

Hình 3.8

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH ĐIỆN, ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ-CHƯƠNG 1 - LINH KIỆN THỤ ĐỘNG VÀ LINH KIỆN BÁN DẪN, GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ Ô TÔ (Trang 26 - 28)