CHƯƠNG 3: MẠCH CẤP NGUỒN
3.2.2 Mạch chỉnh lưu cả chu kỳ dùng máy biến áp có điểm giữa
Sơ đồ nguyên lý.
Hình 3.3. Nguyên lý hoạt động
Sơ đồ chỉnh lưu cân bằng H 6.1 là 2 sơ đồ chỉnh lưu nửa sóng mắc song song có tải chung. Biến áp T có 2 cuộn dây thứ cấp OA, OB quấn ngược chiều nhau và có số vòng bằng nhau nên cung cấp 2 dòng điện bằng và ngược pha nhau.
Nhờ biến áp nguồn điện áp mạng đưa tới sơ đồ sơ cấp được biến đổi thành điện áp hình sin U21 và U22 ngược pha nhau trên thứ cấp.
Tương ứng với nửa chu kì (+) (U21>0, U22<0) D1 mở, D2 khóa. Trên Rt dòng nhận được có dạng 1 chiều là điện áp nửa hình sin do U21 qua D1 mở tạo ra. Khi điện áp vào đổi dấu (nửa chu kì âm U21<0, U22>0 ) D1 khóa D2 mở và trên Rt nhận được dòng do D2 tạo ra. - Ðể ý là trong 2 trường hợp, dòng điện đều chạy qua Rt theo chiều từ trên xuống và dòng điện đều có mặt ở hai bán kỳ. Ðiện thế đỉnh ở 2 đầu Rt là:
Vdcm=Vm-0, 7V (với Vm là giá trị biên, 0.7V là sụt áp trên đi-ốt) Và áp đỉnh phân cực nghịch ở mỗi đi-ốt khi ngưng dẫn là:
Ungc=Vdcm+Vm=2Vm-0, 7V
- Dạng sóng thường trực ở 2 đầu Rt được diễn tả ở hình 6.1 - Giá trị trung bình của điện áp trên tải được xác định:
2 2 2 0 0 1 2U sin td t 2 2U 0.9U U = ∫ ω ω = π = π π
Với U2 là giá trị hiệu dụng của điện áp trên 1 cuộn của thứ cấp biến áp
Ngắn gọn hơn: dcm
dcm V
V
U0 =2 =0.637
π
R U It = 0
Khi đó dòng qua các đi-ốt D1 và D2 là: 1 2 2
t
I I I = =
và dòng cực đại qua đi-ốt là: Imax =π , I It
2
π =