Hành vi nguy cơ nhiễm KSTĐ Rở đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm giun tròn đường ruột và kết quả tẩy giun bằng Albendazol 400 mg sau 12 tháng tại bốn trường tiểu học, mầm non và mẫu giáo, tỉnh Bình Thuận năm 2014 - 2015 (Trang 44 - 46)

Chương 4 BÀN LUẬN

4.2.5.Hành vi nguy cơ nhiễm KSTĐ Rở đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ ăn rau sống ở các em học sinh tiểu học là 44,74%. So với nghiên cứu của Ngô Thị Tâm thì tỷ lệ ăn rau sống của người dân cao chiếm 49,5%. Sở dĩ như vậy là do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên đối tượng là học sinh tiểu học, việc ăn uống của các em phụ thuộc nhiều vào cha mẹ. Hơn nữa,

ăn rau sống thường phải ăn với bún chả, riêu cua, ... mới ngon mà cuộc sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn không có điều kiện kinh tế và thời gian để ăn những món này.

Các đối tượng nghiên cứu ăn quà vặt với tỷ lệ thấp 25,79%. Đây là vùng sâu vùng xa và kinh tế khó khăn nên quà vặt cũng không được phổ biến như ở thành thị, do đó tỷ lệ này thấp là thực tế.

Có 260 đối tượng nghiên cứu còn uống nước lã chiếm 68,42%. Đây là thói quen xấu của nhưng em học sinh ở nhà, bô mẹ thường không đun sối ước để uống.

Bàn tay là nơi tích trữ mầm bệnh từ đó theo đường tiêu hóa xâm nhập vào cơ thể kêt quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ học sinh rửa tay trước khi ăn khi đại tiện là 47,37%. Như vậy còn một tỷ lệ đáng kể học sinh không chú ý hoặc không làm việc này là 52,63%. Đây là một thói quen xấu cần được nhắc nhỡ thường xuyên của các bậc phụ huynh với con em mình khi ăn phải rửa tay.

Vậy thói quen rửa tay sạch với xà phòng là cần thiết và cần được làm thường xuyên và cần tuyên truyền sâu rộng cho học sinh và cả cộng đồng cùng thực hiện. Cần hướng dẫn cho học sinh và người dân cách rửa tay sạch là rửa tay bằng xà phòng với nước sạch, rửa các ngón tay, kẽ tay, mu tay, lòng bàn tay và móng tay. Để thực hiện tốt thói quen đó trước tiên là cần phải có đủ nước sạch và xà phòng. Trong khi đó, nước sinh hoạt của người dân là nước giếng hoặc nước mạch không qua xử lý. Như vậy vấn đề cung cấp nước hợp vệ sinh cho người dân là rất cần thiết để tránh các bênh ký sinh trùng cũng như các bệnh đường tiêu hóa khác.

Đi chân đất là một trong những yếu tố thuận lơi cho ấu trùng giun móc/mỏ xâm nhập qua da. Kết quả ghi nhận tỷ lệ học sinh đi chân đất ra đồng và đi quanh nhà vẫn còn cao (39,47%). Tỷ lệ học sinh đi dép đến trường do nhà trường có quy định không được đi chân đất đến trường. Khi quan sát học sinh trong giờ ra chơi chúng tôi thấy phần lớn các em đi chân đất, khi được hỏi thì các em nói để dép ở trong lớp.

Có 259 học sinh được tẩy giun định kỳ hằng tháng chiếm 68,18 % . Yếu tố uống thuốc tẩy giun định kỳ là một trong những biện pháp quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ

nhiễm giun. Nhưng qua phỏng vấn sâu học sinh tại địa điểm nghiên cứu chúng tôi thấy rằng học sinh chỉ được tẩy giun theo các chương trình cấp thuốc miễn phí.

Một phần của tài liệu Tình hình nhiễm giun tròn đường ruột và kết quả tẩy giun bằng Albendazol 400 mg sau 12 tháng tại bốn trường tiểu học, mầm non và mẫu giáo, tỉnh Bình Thuận năm 2014 - 2015 (Trang 44 - 46)