DÙNG PHẦN MỀM MATLAB SIMULINK
4.2. Khả năng mô phỏng Hệ thống điện trên Simulink 1 Giới thiệu về simulink
4.2.1. Giới thiệu về simulink
Simulink là chương trình mở rộng của matlab nhằm mục đích mô hình hóa, mô phỏng và khảo sát các hệ thống động học. Simulink cho phép mô tả hệ tuyến tính, hệ phi tuyến, mô hình trong thời gian liên tục, gián đoạn hay kết hợp cả liên tục lẫn gián đoạn. Hệ thống cũng có thể khác nhau khi lấy mẫu và cập nhật số liệu. Để mô hình hóa simulink cung cấp một giao diện đồ họa nhằm xây dựng mô hình như là một sơ đồ khối sử dụng thao tác “nhấn, kéo” chuột. Với giao diện này ta có thể xây dựng mô hình như xây dựng mô hình trên giấy. Điều này khác với phần mềm mô phỏng trước đấy mà ở đó người sử dụng phải đưa vào các phương trình vi phân và các phương trình sai phân bằng ngôn ngữ lập trình.
Việc lập trình trên simulink sử dụng bộ phận lập trình đồ họa, nó được xây dựng trên cơ sở lập trình hướng đối tượng, tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc thay đổi các giá trị các thuộc tính trong mỗi khối thành phần.
Thư viện của simulink bao gồm toàn bộ thư viện các khối như khối nhận tín hiệu, nguồn tín hiệu, phần tử tuyến tính và phi tuyến, các đầu nối chuẩn. Ta cũng có thể thay đổi hay tạo ra các khối riêng của mình. Các mô hình bài toán trong simulink được xây dựng có thứ bậc hay còn gọi là mô hình phân cấp, do đó có thể xây dựng mô hình theo hướng từ dưới lên hay từ trên xuống. Ta vừa có thể quan sát hệ thống toàn bộ, vừa có thể xem chi tiết bằng cách nháy kép vào từng khối mô hình.
Sau khi tạo lập được mô hình ta có thể mô phỏng nó trong simulink bằng cách nhập lệnh trong cửa sổ lệnh của matlap hay sử dụng các menu có sẵn. Việc sử dụng các menu đặc biệt thích hợp cho các công việc có sự tác động qua lại lẫn nhau, còn dòng lệnh thường hay được dùng khi chạy một loạt các chương trình mô phỏng. Các bộ scope và các khối hiển thị khác cho phép người sử dụng
có thể xem kết quả trong khi chạy mô phỏng. Hơn nữa ta có thể thông số một cách trực tiếp và nhận được các ảnh hưởng đến mô hình.