Tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP NỘI DUNG LUẬT ĐẦU TƯ VÀ NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH (Trang 81 - 83)

IX. THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG, CHẤM DỨT DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ CHẤM

6. Tạm ngừng, ngừng hoạt động của dự án đầu tư

- Nhà đầu tư tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp tạm ngừng hoạt động của dự án đầu tư do bất khả kháng thì nhà đầu tư được miễn tiền thuê đất trong thời gian tạm ngừng hoạt động để khắc phục hậu quả do bất khả kháng gây ra.

- Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư quyết định ngừng hoặc ngừng một phần hoạt động của dự án đầu tư trong các trường hợp sau đây:

• Để bảo vệ di tích, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia theo quy định của Luật di sản văn hóa;

• Để khắc phục vi phạm môi trường theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về môi trường;

• Để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động theo đề nghị của cơ quan nhà nước quản lý về lao động;

• Nhà đầu tư không thực hiện đúng nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và đã bị xử lý vi phạm hành chính nhưng tiếp tục vi phạm.

- Thủ tướng Chính phủ quyết định ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động của dự

án đầu tư trong trường hợp việc thực hiện dự án có nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia theo đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Cơ sở pháp lý:

Điều 47 Luật Đầu tư.

PHẦN III

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

I. NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI

- Nhà nước khuyến khích nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài

nhằm khai thác, phát triển, mở rộng thị trường; tăng khả năng xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ, thu ngoại tệ; tiếp cận công nghệ hiện đại, nâng cao năng lực quản lý và bổ sung nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

- Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là “nước tiếp nhận đầu tư”) và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

Cơ sở pháp lý:

Điều 50 Luật Đầu tư.

Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây: • Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư; • Thực hiện hợp đồng BCC ở nước ngoài;

• Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài;

• Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

• Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. • Lưu ý: Chính phủ quy định chi tiết việc thực hiện hình thức đầu tư Mua, bán chứng

khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài.

Cơ sở pháp lý:

Điều 52 Luật Đầu tư.

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP NỘI DUNG LUẬT ĐẦU TƯ VÀ NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w