Đầu tư theo hình thức Hợp đồng PPP

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP NỘI DUNG LUẬT ĐẦU TƯ VÀ NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH (Trang 61 - 66)

VII. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ

4. Đầu tư theo hình thức Hợp đồng PPP

* Khái niệm: Hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi là “hợp đồng PPP”) là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện dự án đầu tư theo quy định tại Điều 27 của Luật Đầu tư.

* Hình thức hợp đồng PPP: Đầu tư theo hình thức đối tác công tư là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công.

* Nội dung hợp đồng PPP:

- Căn cứ mục tiêu, tính chất và loại hợp đồng dự án, các bên thỏa thuận toàn bộ hoặc một số nội dung cơ bản sau đây:

• Mục tiêu, quy mô, địa điểm, thời hạn và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công trình dự án;

• Yêu cầu kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình dự án, sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp;

• Tổng vốn đầu tư và phương án tài chính của dự án;

• Điều kiện, tỷ lệ và tiến độ giải ngân vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

• Điều kiện sử dụng đất và công trình liên quan; • Bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư;

• Thi công xây dựng, kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng, nghiệm thu, quyết toán dự án;

• Giám định, vận hành, bảo dưỡng, kinh doanh và khai thác công trình dự án; chuyển giao công trình;

• Bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường;

• Điều kiện, thủ tục tiếp nhận dự án của bên cho vay, tổ chức được chỉ định;

• Phân chia rủi ro giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư; sự kiện bất khả kháng và nguyên tắc xử lý;

• Các hình thức ưu đãi và bảo đảm đầu tư (nếu có);

• Luật điều chỉnh quan hệ hợp đồng dự án, hợp đồng có liên quan và cơ chế giải quyết tranh chấp;

• Hiệu lực và thời hạn hợp đồng dự án;

• Các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng dự án; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng dự án;

• Các nội dung khác theo thỏa thuận giữa các bên ký kết.

- Các tài liệu kèm theo hợp đồng dự án (nếu có) bao gồm phụ lục, tài liệu và giấy tờ khác là bộ phận không tách rời của hợp đồng dự án.

* Thủ tục đầu tư theo hợp đồng PPP:

- Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm: • Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; • Thỏa thuận đầu tư và dự thảo hợp đồng dự án;

• Báo cáo nghiên cứu khả thi và quyết định phê duyệt dự án;

• Văn bản chấp thuận chủ trương sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án (nếu có);

• Hợp đồng liên doanh và dự thảo điều lệ doanh nghiệp dự án (nếu có); • Quyết định lựa chọn nhà đầu tư.

- Nhà đầu tư nộp 5 bộ hồ sơ, trong đó có ít nhất 01 bộ gốc cho cơ quan quy định tại Điều 39 Nghị định này.

- Cơ quan quy định tại Điều 39 Nghị định này cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 25 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, bao gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Lưu ý:

- Dự án nhóm C không phải thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cụ thể:

+ Các dự án dưới 120 tỷ đồng, gồm các lĩnh vực sau đây:

• Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

• Công nghiệp điện; • Khai thác dầu khí;

• Hóa chất, phân bón, xi măng; • Chế tạo máy, luyện kim;

• Khai thác, chế biến khoáng sản; • Xây dựng khu nhà ở.

+ Các dự án dưới 80 tỷ đồng, gồm các lĩnh vực sau đây: • Dự án giao thông;

• Thủy lợi;

• Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật; • Kỹ thuật điện;

• Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;

• Hóa dược;

• Sản xuất vật liệu; • Công trình cơ khí;

• Bưu chính, viễn thông.

+ Các dự án dưới 60 tỷ đồng, gồm các lĩnh vực sau đây: • Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản; • Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

• Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;

• Công nghiệp.

+ Các dự án dưới 45 tỷ đồng, gồm các lĩnh vực sau đây: • Y tế, văn hóa, giáo dục;

• Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình;

• Kho tàng;

• Du lịch, thể dục thể thao;

• Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở theo quy định.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định chi tiết hồ sơ, thủ tục cấp, điều chỉnh và thu hồi giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

* Thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án

- Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư thành lập doanh nghiệp để thực hiện dự án phù hợp với mục tiêu, phạm vi hoạt động đã thỏa thuận tại hợp đồng dự án. Hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp dự án thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

- Đối với dự án thực hiện theo hợp đồng BT (Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao) hoặc dự án nhóm C, nhà đầu tư quyết định thành lập doanh nghiệp dự án theo quy định này hoặc trực tiếp thực hiện dự án nhưng phải tổ chức quản lý và hạch toán độc lập nguồn vốn đầu tư và các hoạt động của dự án.

Cơ sở pháp lý:

- Khoản 1 Điều 3; Điều 32; Điều 40 và Điều 42 Nghị định 15/2015/NĐ-CP; - Khoản 8 Điều 3; Điều 27 Luật Đầu tư;

- Khoản 1 Điều 5 Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015.

Một phần của tài liệu TỔNG HỢP NỘI DUNG LUẬT ĐẦU TƯ VÀ NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN THI HÀNH (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w