Cấu trúc thông số đầu vào huấn luyện

Một phần của tài liệu Ứng dụng mạng nơ ron nhân tạo đánh giá mức độ ổn định của hệ thống điện (Trang 64 - 67)

5 Kết luận

4.1Cấu trúc thông số đầu vào huấn luyện

Thông số đầu vào và kích thước Đầu ra

Pg Qg U θ CCT

Ns×Ng Ns×Ng Ns×Nb Ns×Nb Ns

• Nhóm 1: Là nhóm các chế độ làm việc không ổn định, được xếp loại đúng.

• Nhóm 2: Là nhóm các chế độ làm việc ổn định, được xếp loại đúng;

• Nhóm 3: Nhóm các chế độ làm việc không ổn định, bị xếp loại thành ổn định (False Dismissal).

• Nhóm 4: Nhóm các chế độ làm việc ổn định, bị xếp loại nhầm thành không ổn định (False Alarm). `` `` `` `` 1 2 3 4 98 % 02 % 03 % 97 %

Hình 4.2: Tiêu chí đánh giá khả năng phân loại của công cụ trí tuệ nhân tạo.

4.2 Lưới điện IEEE 9 nút

Lưới điện IEEE 9 nút bao gồm 9 nút và 3 máy phát điện, minh họa trên hình

4.3. Trong luận văn, phần mềm MATPOWER [15] và MATDYN [16] được sử dụng để tính chế độ xác lập và mô phỏng động.

2 7 8 9 3 6 4 1 5

Hình 4.3: Sơ đồ lưới điện IEEE 9 nút.

Đối với lưới điện này, sự cố được xem xét là ngắn mạch 3 pha tại đầu cực máy phát số 2. Để tạo số liệu huấn luyện các mạng trí tuệ nhân tạo, 2000 chế độ làm việc đã được tạo ra và mô phỏng theo quy trình trên hình4.1. Bộ số liệu này sẽ được chia thành hai phần, dùng để huấn luyện và kiểm tra mạng sau khi huấn luyện, với tỉ lệ 70%-30%.

Hình 4.4 là biểu đồ phân bố tần số (Histogram) minh họa phân bố giá trị CCT của các chế độ làm việc đối với sự cố được xét. Biểu đồ phân bố tần số dùng để biểu thị tần số xuất hiện giá trị CCT, cho ta thấy rõ hình ảnh sự thay đổi, biến động của tập giá trị CTT. Ta thấy rằng, phân bố giá trị CCT nằm trong khoảng từ 100ms đến 220ms và tập trung chủ yếu ở 2 giá trị 180ms và 205s. Ta chọn 180s (giá trị này nằm giữa miền phân bố hơn so với giá trị 205ms) là gianh giới để phân loại giữa chế độ ổn định và không ổn định.

0.1 0.12 0.14 0.16 0.18 0.2 0.22 0.24 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Thời gian cắt tới hạn (s)

S

m

u

Hình 4.4: Phân bố các giá trị CCT của các chế độ làm việc, lưới IEEE 9 nút. Bảng 4.2 minh họa bộ số liệu huấn luyện được tạo ra sau khi tiến hành tạo số liệu theo quy trình đã mô tả trong phần 4.1. Kết quả bảng 4.2 được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của công suất phát máy G2. Có thể thấy rằng, mặc dù khi tăng công suất máy 2, giá trị CCT nhìn chung có xu hướng giảm tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ. Như vậy, bên cạnh công suất tác dụng của máy phát, các thông số khác như điện áp đặt, công suất tải, công suất của máy phát còn lại cũng có ảnh hưởng đến giá trị của thời gian cắt tới hạn.

Một phần của tài liệu Ứng dụng mạng nơ ron nhân tạo đánh giá mức độ ổn định của hệ thống điện (Trang 64 - 67)