Phân tích các biến có ý nghĩa

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh thu và tài sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM (Trang 72 - 86)

Dựa vào bảng tổng hợp kết quả hồi quy của 2 mô hình ở bảng 4.8 cho thấy biến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và biến quy mô công ty (LnSIZE) đều tác động

đến tốc độ tăng trưởng doanh thu và tăng trưởng tài sản. Riêng các biến đòn bẩy tài chính (LEV), tuổi công ty (LnAGE), sở hữu nhà nước (STATE) và biến dòng tiền (CF)

chỉ tác động đến tốc độ tăng trưởng của tài sản. Sau đây bài nghiên cứu này sẽ phân tích từng nhân tố cụ thể.

4.4.4.1. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Gi thuyết 1: ROE có mối tương quan dương đến tăng trưởng công ty.

Giá trị Sig = 0.000 < mức ý nghĩa 1%. Giả thuyết đưa ra được chấp nhận, nghĩa là lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có mối tương quan dương đến tăng trưởng của công ty.

Qua kết quả hồi quy ở bảng 4.8 cho thấy hệ số chặn β1 của tốc độ tăng trưởng doanh thu là 0,358 và của tốc độ tăng trưởng tài sản là 0,441. Điều này cho biết rằng trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng 1

đơn vị thì tốc độ tăng trưởng của doanh thu tăng lên 0,358 đơn vị và tốc độ tăng trưởng của tài sản tăng lên 0,441 đơn vị và ngược lại. Nhân tố lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có mức ảnh hưởng cao nhất so với các nhân tố còn lại và cũng có thể giải thích rằng

đối với việc tăng trưởng của công ty nhiều hay ít phụ thuộc vào nhân tố lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu nhiều nhất.

Kết quả nghiên cứu này chứng minh rằng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ 2008 – 2013, nếu hoạt động kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận càng cao thì tốc độ tăng trưởng của các công ty này càng cao. Kết quả này cũng giống như kết quả nghiên cứu của Coad (2007), Serrasqueiro (2009), Jang and Park (2011), Kouser và cộng sự (2012), Delmar và các cộng sự (2013), Aggarwal (2015) đều cho rằng lợi nhuận có mối tương quan dương với tốc độ tăng trưởng của công ty. Còn theo nghiên cứu Mukhopadhyay và AmirKhalkhali (2010) cũng đồng tình quan với điểm trên và cho rằng lợi nhuận tạo ra một khoản tiền cho sự

tăng trưởng của công ty. Trái với kết quả nghiên cứu trên, nghiên cứu Loi và Khan (2012) cho rằng lợi nhuận không có mối tương quan đến tốc độ tăng trưởng công ty.

Kết quả này cũng phù hợp với thực tế của các công ty ở Việt Nam, bởi để đạt

tiêu thụ sản phẩm. Điều này sẽ giúp cho các công ty có nguồn lợi nhuận ổn định, lâu dài và việc tăng trưởng của các công ty này cũng bền vững hơn. Lợi nhuận tạo ra sẽ được các công ty ưu tiên sử dụng hơn là sử dụng nợ vay.

4.4.4.2. Quy mô công ty

Gi thuyết 6: Quy mô công ty có mối tương quan dương đến tăng trưởng công ty.

Giá trị Sig = 0.000 < mức ý nghĩa 1% ở tốc độ tăng trưởng tài sản, và Giá trị Sig = 0.061 < mức ý nghĩa 10% tốc độ tăng trưởng doanh thu. Giả thuyết nghiên cứu đưa ra cũng được chấp nhận.

Theo kết quả hồi quy ở bảng 4.8 cho thấy cho thấy hệ số chặn β6 của tốc độ

tăng trưởng doanh thu là 0,079 và của tốc độ tăng trưởng tài sản là 0,143 cho biết rằng trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi quy mô công ty tăng lên 1đơn vị thì tốc độ tăng trưởng của doanh thu tăng lên 0,079 đơn vị và tốc độ tăng trưởng của tài sản tăng lên là 0,143 đơn vị và ngược lại.

Như vậy, ngoài biến lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu thì biến quy mô công ty cũng có mối tương quan dương đến tốc độ tăng trưởng của các công ty trong giai đoạn này. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Mukhopadhyay và AmirKhalkhali (2010), Nguyet (2012) và Aggarwal (2015) đều cho rằng quy mô công ty là nhân tố

quan trọng quyết định tăng trưởng của công ty, các công ty lớn hơn thì tăng trưởng nhanh hơn. Trái với kết quả này, có nghiên cứu của Harabi và Najib (2005), Kouser và cộng sự (2012) cho rằng quy mô công ty và tăng trưởng có mối tương quan âm với nhau. Còn nghiên cứu của Loi và Khan (2012) không tìm thấy quy mô công ty và tăng trưởng công ty có mối tương quan với nhau.

Thực tế các công ty ở Việt Nam hiện nay cho thấy rằng những công ty nào có quy mô càng lớn thì có tốc độ tăng trưởng càng cao, thông thường khi các công ty hoạt

động có hiệu quả thường mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, đầu tư tài sản

Nguồn vốn để tài trợ cho việc tăng quy mô của công ty thông qua sử dụng nguồn vốn nội bộ, lợi nhuận giữ lại của công ty hoặc thông qua sử dụng đòn bẩy tài chính. Ở bảng 4.5 cho thấy mối tương quan thuận chiều giữa quy mô và đòn bẩy tài chính và kết quả ở bảng 4.8 cũng khẳng định rằng quy mô công ty và đòn bẩy tài chính đều tác động cùng chiều lên tốc độ tăng trưởng của tài sản.

4.4.4.3. Đòn bẩy tài chính

Gi thuyết 2: Đòn bẩy tài chính có mối tương quan dương đến tăng trưởng công ty.

Theo kết quả hồi quy ở bảng 4.8, giá trị Sig = 0.034 < mức ý nghĩa 5% chứng tỏ

rằng đòn bẩy tài chính có ý nghĩa thống kê và mối tương quan tương dương đến tốc độ

tăng trưởng tài sản. Hệ số β2 của đòn bẩy tài chính là 0,134, điều này có nghĩa là khi

đòn bẩy tài chính tăng lên 1 đơn vị thì tốc độ tăng trưởng của tài sản tăng lên là 0,134

đơn vị và ngược lại, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.

Với kết quả này khẳng định rằng, đòn bẩy tài chính có mối tương quan dương

đến tốc độ tăng trưởng tài sản của các công ty niêm yết trong giai đoạn này. Mặt khác,

ở kết quả bảng 4.3 cho thấy toàn bộ công ty đều sử dụng nợ vay, giá trị trung bình sử

dụng nợ vay của các công ty là 48,44%. Theo lý thuyết trật tự phân hạng của Myers và Majluf (1984) cho rằng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty sẽ ưu tiên sử dụng nguồn tài chính nội bộ của công ty trước, khi nguồn tài chính nội bộ cạn kiệt thì kế tiếp họ sẽ sử dụng nợ vay. Vì vậy, khi sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài để tài trợ cho tài sản sẽ làm cho tốc độ tài sản của công ty tăng lên và đồng thời kéo theo nợ

vay của công ty cũng tăng theo.

Cùng với kết quả nghiên cứu này là nghiên cứu của Durinck và cộng sự (1997), Huyghebaert và Van de Gucht (2007), Gill và Mathur (2011) cho rằng các công ty với cơ hội tăng trưởng cao thường được tài trợ bởi nguồn tài trợ bên ngoài và nguồn tài chính nội bộ. Trong khi đó ở Việt Nam nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà (2010) về

ngược chiều với nhau. Nghiên cứu Wu và Yeung (2012) cũng khẳng định đòn bẩy có mối tương quan âm với tăng trưởng công ty. Theo nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), Loi và Khan (2012), Aggarwal (2015) thì cho rằng không có mối quan hệ giữa

đòn bẩy tài chính và tăng trưởng doanh thu.

Hiện này, các công ty ở Việt Nam cho thấy hầu hết đều sử dụng nguồn tài trợ

bên ngoài khi nguồn tài chính nội bộ của công ty không đủ. Nhưng việc sử dụng nhiều nợ sẽ làm tăng xác suất phá sản của công ty và làm tăng xác suất kiệt quệ tài chính. Vì vậy, các công ty cần phải xác định cơ cấu nợ hợp lý phù hợp với tình hình thực tế kinh doanh của doanh nghiệp.

4.4.4.4. Tuổi công ty

Gi thuyết 7: Tuổi công ty có mối tương quan âm đến tăng trưởng công ty.

Theo kết quả hồi quy ở bảng 4.8, giá trị = 0.000 < mức ý nghĩa 1%. Giả thuyết nghiên cứu đưa ra có ý nghĩa thống kê chứng tỏ rằng tuổi công ty có mối tương quan âm đến tốc độ tăng trưởng tài sản. Hệ số β7 của tuổi công ty là - 0,148, điều này có nghĩa là khi tuổi công ty tăng lên 1 đơn vị thì tốc độ tăng trưởng của tài sản tăng giảm xuống là 0,148 đơn vị và ngược lại, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.

Kết quả này cũng giống như nghiên cứu Harabi và Najib (2005) các công ty ở

Ma-rốc, cho rằng các công ty trẻ thì phát triển nhanh hơn, thời gian hoạt động có mối tương quan âm đến tăng trưởng công ty. Nghiên cứu của Vlachvei và Notta (2008) các công ty ở Hy Lạp cũng tìm ra rằng những công ty trẻ tăng trưởng nhanh hơn những công ty có thời gian hoạt động dài. Đồng với quan điểm trên nghiên cứu của Gill và Mathur (2011) cũng xác định rằng tăng trưởng có mối tương quan âm với thời gian hoạt động công ty. Trái với các nghiên cứu trên, nghiên cứu Yazdanfar (2012) và Aggarwal (2015) thì cho rằng tuổi công ty có mối tương quan dương đến sự tăng trưởng của công ty. Trong khi đó nghiên cứu của Tạ Minh Thảo và cộng sự (2006), Loi và Khan (2012) thì tuổi đời doanh nghiệp không có tác động đến tăng trưởng doanh nghiệp.

Như vậy, những công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn hiện nay nếu có thời gian hoạt động càng lâu thì có tốc độ tăng trưởng tài sản thấp hơn so với các công ty có thời gian hoạt động ít hơn. Đối với những công ty mới bắt đầu hoạt động thường có hai trường hợp: một là công ty tăng trưởng để tiếp tục quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, hai là nếu không tăng trưởng sẽ dẫn đến giải thể, phá sản hoặc chết. Vì vậy, đối với những công ty có thời gian hoạt động ít hoặc mới thành lập thì cần phải tăng trưởng một cách nhanh chóng và cũng chính vì mục tiêu tăng trưởng nên những công ty khởi nghiệp thường năng động, sáng tạo và linh hoạt hơn so với những công ty có thời gian hoạt động lâu hơn.

4.4.4.5. Sở hữu Nhà nước

Gi thuyết 8: Sở hữu nhà nước có mối tương quan âm đến tăng trưởng công ty.

Theo kết quả hồi quy ở bảng 4.8, giá trị = 0.069 < mức ý nghĩa 10%. Giả thuyết nghiên cứu đưa ra được chấp nhận. Điều này có ý nghĩa rằng tỷ lệ sở hữu nhà nước có mối tương quan âm đến tốc độ tăng trưởng tài sản. Phân tích hồi quy cho thấy hệ số chặn

β8 = - 0,075, có nghĩa là trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, khi tỷ lệ sở hữu tăng lên 1 đơn vị thì tốc độ tăng trưởng của tài sản tăng giảm xuống là 0,075 đơn vị và ngược lại. Đồng với kết quả nghiên cứu này có Guariglia và cộng sự (2008), Ongore (2011) cho rằng sở hữu nhà nước và tăng trưởng có mối tương quan âm với nhau.

Qua kết quả nghiên cứu thống kê ở bảng 4.2, tỷ lệ sở hữu nhà nước chiếm đến 70,20% số quan sát của các công ty niêm yết trong giai đoạn này. Đa phần các doanh nghiệp niêm yết hiện nay đều có tỷ lệ sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp này thường được ưu đãi nhiều hơn so với các công ty khác thông qua các khoản vay, tiếp cận đất đai, chỉ tiêu lợi nhuận thấp và đặc biệt không chịu trách nhiệm trước cổ đông nên các chỉ tiêu kinh doanh không bị áp lực. Mặt khác, việc đầu tư tràn lan của các doanh nghiệp nhà nước như Điện lực đầu tư vào viễn thông, Vinashin thì kinh doanh bất động sản,…làm cho tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp nhà nước giảm so với các doanh nghiệp tư nhân khác.

4.4.4.6. Dòng tiền

Gi thuyết 9: Dòng tiền có mối tương quan âm đến tăng trưởng công ty.

Theo kết quả hồi quy ở bảng 4.8, giá trị Sig = 0.038 < mức ý nghĩa 5% và hệ số β8 = - 0,173. Cho biết rằng biến dòng tiền có ý nghĩa thống kê và tác động ngược chiều lên tốc độ tăng trưởng tài sản. Nếu như dòng tiền của công ty giảm 1 đơn vị thì tốc độ

tăng trưởng tài sản tăng lên 1 đơn vị và ngược lại, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi.

Theo lý thuyết trật tự phân hạng của Myers và Majluf (1984) cho rằng khi các công ty tài trợ cho các khoản đầu tư thì công ty sẽ ưu tiên sử dụng nguồn tài chính nội bộ, nếu nguồn tài chính nội bộ không đủ thì mới sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài. Mặt khác, theo nghiên cứu của Jang and Park (2011), Kouser và cộng sự (2012), Delmar và các cộng sự (2013) cho rằng công ty có lợi nhuận càng cao thì tạo ra dòng tiền càng nhiều và công ty có thể tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình trong tương lai với dòng tiền của họ tạo ra. Còn với Mukhopadhyay và AmirKhalkhali (2010) thì cho rằng lợi nhuận tạo ra một khoản tiền cho sự tăng trưởng. Kết quả này cũng có mối liên quan với giả thuyết lợi nhuận có mối tương quan dương với tốc độ tăng trưởng công ty. Dòng tiền tạo ra từ lợi nhuận sẽ được các công ty chi ra để tái đầu tư, mở rộng kế

hoạch kinh doanh, nếu dòng tiền nội bộ không đủ để tài trợ, công ty sẽ bổ sung bằng nguồn tài trợ bên ngoài (nhìn vào bảng 4.3 ở phần thống kê mô tả cho thấy rằng giá trị trung bình sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty là 48,44%). Nghiên cứu Huyghebaert và Van de Gucht (2007), Loi và Khan (2012) cũng cho rằng các công ty với cơ hội tăng trưởng cao hơn phần lớn được tài trợ bởi các khoản nợ.

Thực tế của các công ty ở Việt Nam hiện nay, dòng tiền của công ty được tạo ra từ lợi nhuận và những công ty nào có lợi nhuận càng cao thì có nhiều cơ hội đầu tư tốt hơn và tốc độ tăng trưởng của các công ty này cũng nhanh hơn.

4.4.5. Phân tích các biến không có ý nghĩa 4.4.5.1. Tỷ số tài sản cố định trên tổng tài sản

Gi thuyết 3: Tỷ số tài sản cố định trên tổng tài sản có mối tương quan dương

đến tăng trưởng công ty.

Giá trị Sig của hệ số này lớn cũng lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10% nên bác bỏ giả thuyết nghiên cứu đưa ra, tỷ số tài sản cố định trên tổng tài sản không có mối tương quan đến tăng trưởng công ty. Nguyên nhân có thể việc đầu tư vào tài sản cố định của các công ty trong giai đoạn này còn ít nên chưa đủ để tác động đến hệ số tăng trưởng của công ty. Cũng giống như nghiên cứu Guariglia và cộng sự (2011) cho rằng việc đầu tư nhiều tài sản cố định sẽ giúp công ty vay dễ dàng hơn để tài trợ cho các cơ

hội đầu tư và tăng trưởng cao hơn. Không phải công ty nào có tài sản cố định nhiều thì sẽ tăng trưởng nhanh, bởi vì có nhiều tài sản của công ty ở tình trạng lạc hậu, lõi thời hoặc khai thác không hết,..chỉ làm tăng giá trị khấu hao chứ không làm tăng tốc độ

tăng trưởng của công ty.

4.4.5.2. Tỷ số thanh toán

Gi thuyết 4: Tỷ số thanh toán hiện hành có mối tương quan dương đến tăng trưởng công ty.

Giá trị Sig của hệ số này lớn cũng lớn hơn mức ý nghĩa thống kê 10% nên bác bỏ giả thuyết nghiên cứu đưa ra, tỷ số thanh toán hiện hành có mối tương quan dương

đến tăng trưởng công ty. Nguyên nhân có thể là do các nhà quản trị chỉ quan tâm đến có khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn hay không, chứ chưa xem xét đến hệ

số thanh toán và tăng trưởng có mối quan hệ với nhau. Mặt khác, khi công ty có đủ

thanh khoản để đáp ứng nghĩa vụ trả nợ định kỳ sẽ dễ dàng vay nợ để đầu tư trong tương lai hơn. Ở bảng 4.4, kiểm tra mối tương quan cũng cho thấy hệ số thanh toán và tăng trưởng không có mối tương quan với nhau.

4.4.5.3. Tỷ số tự tài trợ

Gi thuyết 5: Tỷ số tự tài trợ có mối tương quan âm đến tăng trưởng công ty

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng doanh thu và tài sản của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM (Trang 72 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)