Mô tả phép đo

Một phần của tài liệu Xây dựng tệp dữ liệu trắc quang cho một số loại đèn chiếu sáng đường và ứng dụng trong thiết kế chiếu sáng đường giao thông (Trang 39)

3. Bố cục của luận án

2.2.Mô tả phép đo

Bước 1: Đặt bộ đèn lên giá của góc kế quang học và hiệu chỉnh sao cho mặt phẳng của đèn nằm ngang và tâm của nguồn sáng trùng với trục của gương quay. Điều chỉnh vị trí của đèn sao cho pháp tuyến của mặt đèn trùng với trục quay theo phương thẳng đứng của giá đèn. Thao tác này có thể được thực hiện bằng cách vừa điều chỉnh vừa xoay đèn sao cho giá trị dòng quang điện không thay đổi là được.

Bước 2: Đặt và cố định gương ở vị trí ban đầu ứng với góc 50, xoay đèn xung quanh trục thẳng đứng của nó theo đủ một vòng tròn với bước thay đổi là 100 (nghĩa là ta sẽ thu được 36 giá trị cường độ sáng trong một vòng quay của đèn ứng với một vị trí của gương). Ghi các giá trị cường độ sáng ứng với mỗi góc quay của đèn.

Bước 3: Đặt gương ở vị trí 150, 250, 350, 450, 550, 650, 750, 850, 950 (nghĩa là ta đã chọn Δα = 100) và thực hiện các phép đo như bước 2.

Bước 4: Tính quang thông của một vùng theo công thức (2.16) [8].

(2.16) Trong đó: ΔФ là quang thông vùng ứng với mỗi góc nghiêng của gương, Itb là cường độ sáng trung bình của 36 giá trị cường độ sáng khi quay đèn xung quanh trục của nó, ΔΩ là giá trị quang thông vùng đã được dẫn ra theo mục 2.1.3.1

Bước 5: Tính tổng quang thông của bộ đèn bằng cách lấy tổng giá trị quang thông của các vùng trong trường sáng của đèn

Bước 6: Sử dụng kết quả đo ở bước 3 và bước 5 làm file IES cho bộ đèn.

Một phần của tài liệu Xây dựng tệp dữ liệu trắc quang cho một số loại đèn chiếu sáng đường và ứng dụng trong thiết kế chiếu sáng đường giao thông (Trang 39)