NHẬN THỨC ĐỒ THỨC TÍNH KHÁCH QUAN (*)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN xây DỰNG và HOÀN THIỆN NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Trang 41 - 60)

LÝ CẢNH NGUYÊN (**)

Trong hoạt động nhận thức, con người không chỉ tiếp nhận thông tin tập hợp thành “bản mã tín hiệu”, mà còn lý giải ý nghĩa của nó. Cái “bản mã tín hiệu” đó chính là đồ thức nhận thức. Đồ thức nhận thức là phương thức tiến hành nhận thức và biểu đạt tri thức của con người. Nó vừa biểu hiện tính chỉnh thể của các yếu tố trong quá trình nhận thức, vừa chỉ ra phương thức tồn tại và phát triển cơ bản của nhận thức. Theo tác giả, quá trình chủ thể nhận thức xuất phát từ những đồ thức chung và thông qua sự điều chỉnh từng bước để nắm bắt đúng đối tượng biểu hiện một cách cụ thể nhận thức của con người đi từ tính chủ quan đến tính khách quan như thế nào.

và kinh nghiệm đã có để nhận thức, nắm bắt những cái chưa biết. Chỉ khi thông qua vai trò trung gian của đồ thức, sự vật mới được con người nhận thức. Dưới sự giúp đỡ của đồ thức, chúng ta luôn nhận thức được nhiều hơn những gì sự vật đã biểu hiện ra; tương tự như vậy, chúng ta nhận thức sự vật không dừng lại ở những gì do giác quan mang lại. Nhưng, giống như việc nhận thức không thể chỉ do khách thể quyết định, nhận thức cũng không thể chỉ dựa duy nhất vào đồ thức. Mặc dù đồ thức có thể giúp chúng ta quan sát và tư duy, sử dụng đồ thức có thể giúp cho sự phản ánh và lý giải của con người đối với sự vật diễn ra nhanh hơn, nhưng bản thân đồ thức lại không giải quyết được vấn đề chân - giả, nghĩa là nó không thể đảm bảo tính phù hợp (tính ăn khớp) của đối tượng và nhận thức. Chức năng của đồ thức bao hàm trong nó mâu thuẫn nội tại, mâu thuẫn này thúc đẩy chúng ta tới chỗ nghiên cứu một cách toàn diện tính năng động của đồ thức và tính khách quan của nhận thức cũng như mối quan hệ của chúng. Tác giả bài viết này không đi vào phân tích toàn diện vấn đề trên, mà chỉ mong muốn trình bày một vài suy nghĩ của mình.

I. Một ngành khoa học tồn tại và phát triển phải dựa vào sự lý giải ngày càng sâu sắc đối với phương pháp nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của nó. Do đó, việc vận dụng quan điểm của ký hiệu học hiện đại để xem xét vấn đề nhận thức, cũng như nghiên cứu nhận thức luận có thể sẽ dẫn đến một số vấn đề quan trọng.

Ký hiệu học hiện đại đưa ra hai mệnh đề quan trọng, gắn liền với nhận thức luận. Mệnh đề thứ nhất là, “Văn hoá là ngôn ngữ (như một loại sự vật)”. Điều này có nghĩa là, cũng giống như ngôn ngữ, đối với con người, những đối tượng có tính văn hoá cũng là các sự vật có ý nghĩa khác nhau, cho dù cái môi giới của những đối tượng đó không phải là ngôn ngữ, song nó cũng có chức năng tương tự như ngôn ngữ. Sự thống nhất giữa ý nghĩa, biểu trưng (biểu hiện đặc trưng – ND.), truyền đạt là đặc trưng cơ bản nhất của ký hiệu ngôn ngữ. Do đó, ngoài ý nghĩa thông thường của ký hiệu ngôn ngữ, chúng ta có thể gọi những sự vật không giống với ký hiệu nhưng lại có những đặc trưng như trên là “ký hiệu văn hoá”. Một ví dụ rất rõ là, trong khi nghiên cứu bộ tộc nguyên thuỷ, chúng ta sẽ có thể tự giác hoặc không tự giác coi tất cả những hiện tượng văn hoá của bộ tộc đó (bao gồm công cụ lao động, chỗ ở, đồ trang sức, các nghi lễ tôn giáo, tô tem, phong tục tập quán, v.v.) như là

những ký hiệu hàm chứa những ý nghĩa nhất định để xem xét, nghiên cứu. Mệnh đề thứ hai: “Ngôn ngữ là tinh thần, tinh thần là ngôn ngữ”. Hàm nghĩa của mệnh đề này là, từ ngôn ngữ đến các loại đối tượng văn hoá đều là sản phẩm tinh thần của nhân loại; ngôn ngữ thể hiện một cách điển hình hoạt động tinh thần của con người, hoạt động tinh thần trong kết cấu và công dụng của ngôn ngữ được tái hiện ra một cách cụ thể. Nói cách khác, toàn bộ hoạt động tinh thần của nhân loại đều là các dạng tương tự như hoạt động của ký hiệu hoặc nguyên lý kết cấu của ký hiệu và ngôn ngữ, do đó có thể áp dụng ký hiệu học để phân tích đối với hoạt động nhận thức.

Xuất phát từ mệnh đề “Văn hoá là ngôn ngữ”, chúng ta có thể mở rộng thêm một mệnh đề mới - “đối tượng nhận thức là ngôn ngữ” (một loại sự vật). Đối tượng nhận thức bao gồm văn hoá và tự nhiên. Đối tượng văn hoá do con người sáng tạo ra, là sự vật có ý nghĩa trực tiếp đối với con người, điểm này thì tương đối dễ lý giải. Đối tượng tự nhiên có chút khác biệt so với đối tượng văn hoá, ý nghĩa của chúng đối với con người chưa bộc lộ rõ, mà cần phải có sự tác động thêm của con người. Khi nhận thức một đối tượng, cần phải xem nó như là hình thức ký hiệu để giải thích nội dung của đối tượng đó. Con người có mối quan hệ với “những sự vật có ý nghĩa” không chỉ trên phương diện ngôn ngữ, mà trên tất cả các lĩnh vực khác. Sự khác biệt chỉ là ở chỗ, xem xét ngôn ngữ như một mã tín hiệu lý tưởng, thì ký hiệu và chức năng của ký hiệu là một thể thống nhất không thể tách rời; còn đối với những ký hiệu phi ngôn ngữ khác, thì thông thường chức năng của ký hiệu được ưu tiên hơn ký hiệu. Giống như một học giả đã chỉ ra, rất nhiều sự vật được “ký hiệu” hoá thông qua phán đoán chủ quan của con người và do vậy, nó có thể được xem như là “ký hiệu”, mà ở phạm vi này, trên thực tế là vô hạn. Hầu hết sự vật đều có thể biến thành “ký hiệu” trong quá trình này(1). Ký hiệu là đại biểu của mỗi một sự vật, sản sinh trong quan hệ của mỗi một sự vật. Khi sự vật này trở thành vật thay thế cho sự vật khác, thì chức năng của nó chính là chức năng ký hiệu, thừa nhận sự vật có loại chức năng này thì cũng có thể gọi là ký hiệu; cái đóng vai trò mối quan hệ của nội dung và hình thức của ký hiệu giữa hai sự vật có thể là tính quy ước, nghĩa là đôi bên có mối quan hệ tương tự và quan hệ nhân quả, nhưng cũng có thể là phi quy ước, hay là tuỳ ý. Hình thái cơ bản của ký hiệu ngôn ngữ hoặc bản chất của nó là phi quy ước, còn như đối tượng

văn hoá và đối tượng tự nhiên, thì giữa hình thức và nội dung ký hiệu của nó lại có tính quy ước.

Bất kỳ ngôn ngữ nào cũng đều có ý nghĩa, tác dụng tiềm tại. Khi chúng ta thừa nhận những sự vật khác ở bên ngoài ngôn ngữ có ý nghĩa, tác dụng, thì cũng có nghĩa là thừa nhận chúng có tác dụng tương tự như ngôn ngữ. Thừa nhận chức năng ký hiệu của đối tượng cũng có nghĩa là thừa nhận quá trình thông tin và quá trình nhận thức là một quá trình thống nhất. Khi chúng ta coi quá trình nhận thức như là quá trình tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin để xem xét, thì cũng chính là so sánh quá trình nhận thức với quá trình trao đổi thông tin giữa người và vật, giữa chủ thể và khách thể. Chúng ta vẫn hay nói đến “tin tức”, mà về thực chất, đó là một cách gọi khác của ký hiệu. Nếu nói bản chất của ký hiệu là tính biểu ý hoặc tính biểu trưng của nó, thì bản chất của tin tức cũng giống như vậy. Những mối liên hệ nội tại và thuộc tính của sự vật được thông tin tự nhiên biểu hiện, cũng có thể gọi là hàm nghĩa vốn có của bản thân sự vật. Tương tự, từ quan hệ tam giác ngữ nghĩa có thể biết được ngữ từ thông qua việc biểu thị thuộc tính sự vật mà tiến hành phân loại, đặt tên cho sự vật; còn thuộc tính hay quá trình hình thành ngữ nghĩa chính là quá trình nhận thức của con người, ý nghĩa của từ chẳng qua là thành quả nhận thức do hình thức của ký hiệu ngôn ngữ đúc kết mà thành. Ký hiệu học ra đời đã dự báo ngoài ngôn ngữ ra, đối tượng văn hoá và đối tượng tự nhiên đều biến thành “hệ thống ngữ nghĩa” phổ biến; từ đó, chỉ ra tính thống nhất của quá trình nhận thức và quá trình thông tin. Như vậy, chúng ta có thể xuất phát từ góc độ thông tin để tiến thêm một bước trong việc nắm chắc tính chất của nhận thức.

Dựa vào quan điểm của ký hiệu học, có thể phân thông tin thành hai loại: loại thứ nhất là thông tin truyền đạt, đặc trưng cơ bản của nó là dựa vào mã tín hiệu. Mã tín hiệu là sự thống nhất của ngữ nghĩa học và cú pháp học. Xét từ góc độ ngôn ngữ học, mã tín hiệu do hình thức ký hiệu và nội dung ký hiệu phối hợp lẫn nhau tạo nên. Trong quá trình truyền đạt thông tin, vật phát tín hiệu và vật thu tín hiệu nhất định phải thông qua mã tín hiệu. Do đó, loại thông tin này hoàn toàn chịu sự chi phối của nguyên tắc mã tín hiệu. Quá trình truyền đạt là do tin tức cố định biến đổi cùng với sự biến đổi của mã tín hiệu cố định trong quá trình thông tin. Thông thường, người ta

gọi loại thông tin chỉ dựa vào mã tín hiệu để tiến hành là “thông tin lý tưởng”. Thông tin lý tưởng luôn lấy vật phát tín hiệu làm trung tâm, bởi lẽ vật thu tín hiệu chỉ cần thông qua một mã tín hiệu là có thể tiến hành giải thích tin tức mà vật phát tín hiệu dựa vào mã tín hiệu để truyền tải. Do đó, trong quá trình “tiếp nhận”, địa vị chủ đạo thuộc về vật phát tín hiệu. Một hình thức khác của thông tin là giải thích thông tin, đặc trưng cơ bản của nó là quá trình thông tin thoát khỏi hoặc siêu vượt quy định của mã tín hiệu. Trong cuộc sống hiện thực, vật phát tín hiệu không thể chỉ truyền đạt trong phạm vi của mã tín hiệu; khi tin tức được truyền đạt tới thoát khỏi quy định của mã tín hiệu, thì vật thu tín hiệu có thể dựa vào “ngữ cảnh” để nhận thức ý nghĩa mà vật phát tín hiệu muốn truyền đạt. Rất rõ là, loại thông tin dựa vào ngữ cảnh được thực hiện trên cơ sở lấy vật thu tín hiệu làm trung tâm.

Khi chúng ta so sánh quá trình nhận thức với quá trình thông tin, điều quan trọng là coi nhận thức như bản chất đặc thù của thông tin để tiến hành phân tích ở góc độ nhận thức luận. Rõ ràng, nhận thức hoàn toàn không phải là loại hình lý tưởng hoặc thông tin truyền đạt, mà là một loại thông tin giải thích. Trong khi quá trình nhận thức chứa đựng tính chất giải thích, thì cả chủ thể lẫn khách thể đều có một loạt tính quy định đặc thù, đồng thời làm cho chức năng của đồ thức phát sinh vô số biến hoá. Đầu tiên, đối tượng nhận thức đóng vai trò là sự phân biệt quan trọng giữa ký hiệu và ngôn ngữ. Trong tất cả các loại ký hiệu, chỉ có ngôn ngữ là lấy biểu hiện, truyền đạt ý nghĩa làm chức năng và điểm xuất phát của mình, vì thế nó là “ký hiệu biết nói", còn tuyệt đại đa số đối tượng văn hoá và đối tượng tự nhiên là “ký hiệu không biết nói”, điều này có sự ảnh hưởng to lớn đối với hoạt động nhận thức. Điều này cho thấy, những tin tức mà sự vật trong tự nhiên đã phát đi hoàn toàn không phải là “tin tức ngôn ngữ”. Sự vật tự nhiên hoàn toàn không dựa vào mã tín hiệu “biết nói” do con người tạo nên, mà dựa vào mã tín hiệu của bản thân nó. Tin tức tự nhiên lấy thuộc tính và quy luật của khách thể làm nội dung, lấy thuộc tính và hình thái biến hoá để biểu hiện tác dụng của nó. Do đó, giữa chủ thể và khách thể không tồn tại một “bản mã tín hiệu” thông dụng nào, tin tức tự nhiên trên thực tế đòi hỏi chúng ta tạo ra mã tín hiệu đồng thời giải thích ý nghĩa của nó. Điều này, như Duy Nạp Tăng đã chỉ rõ, nhằm “mang lại sự thuận tiện cho bản thân chúng ta trong việc khám phá, phát

hiện khi tiến hành giải thích khoa học đối với hệ thống tồn tại, nhưng hệ thống tồn tại khi được sáng tạo ra không hề có một chút thuận tiện nào đối với con người. Kết quả là, trên thế giới, sự vật lâu đời nhất, phức tạp nhất, bí mật nhất đồng thời được ẩn giấu bởi một hệ thống mã tín hiệu phức tạp chính là quy luật của giới tự nhiên”(2). Tiếp theo, trong hoạt động nhận thức, ngoài việc tiếp nhận những tin tức tập hợp thành mã tín hiệu, con người còn phải tiến hành lý giải ý nghĩa của các tin tức đó. Do vậy, nhận thức khi đóng vai trò là thông tin giải thích hoặc thông tin không lý tưởng thì thường chứa đựng tính chất giả thiết và suy luận. Rất rõ ràng, trong hai loại hoạt động thông tin hoặc nhận thức, nhận thức đồ thức (bản mã tín hiệu) tuy đều phát huy tác dụng nhưng những tác dụng đó hoàn toàn không giống nhau. Trong thông tin lý tưởng và hoạt động nhận thức mang tính tái hiện, chủ thể chỉ cần dựa vào những đồ thức đã có là có thể tiến hành dự đoán và phán đoán; nhưng trong thông tin không lý tưởng hoặc trong quá trình suy luận mang tính giả thiết, nếu chủ thể dựa vào những đồ thức đã định thì không thể đưa ra những phán đoán chính xác về sự vật, do vậy đồ thức không thể chi phối sự lý giải và tri giác của con người một cách hoàn toàn. Trong sự suy luận mang tính giả thiết, mã tín hiệu và ngữ cảnh, đồ thức và khách thể bổ sung lẫn nhau, cùng phát huy tác dụng. Suy luận mang tính chất giả thiết dựa vào quy tắc để phán đoán sự vật, nhưng những quy tắc do đồ thức cung cấp chỉ có đặc điểm là khả năng thành lập. Suy luận mang tính giả thiết vừa dựa vào đồ thức vừa tham khảo suy luận theo “ngữ cảnh” (khách thể), vì thế có sự thống nhất của đồ thức nhận thức tương ứng và đồng hoá với đối tượng nhận thức. Trên thực tế, đồ thức trong thông tin lý tưởng hoặc trong chức năng của hoạt động nhận thức mang tính tái hiện, chỉ là một dạng đặc biệt, ngoại lệ. Quan hệ của đồ thức và đối tượng có tính phổ biến và tính đặc thù, tính phổ biến của đồ thức tuy là phương tiện để nắm bắt các đối tượng cá biệt, nhưng tính cá biệt không thể hoàn toàn nằm trong tính phổ biến. Đây chính là nguyên nhân khiến đồ thức không thể tự nó phát huy tác dụng. Trong khi chủ thể phản ánh khách thể bên ngoài một cách trung thực, tác dụng tương hỗ của đồ thức nhận thức và đối tượng khách quan sẽ hình thành nên một loại kết cấu bổ trợ. Kết cấu này không chỉ là cơ sở cho việc thống nhất giữa tính khách quan của nhận thức và tính năng động chủ quan của nhận thức, mà còn cho thấy con người lợi

dụng việc quy về đồ thức để nắm bắt những điều kiện và con đường của sự vật mới. Sự suy luận mang tính giả thiết của con người gắn liền với một loại chức năng quan trọng của đồ thức nhận thức. Sự lý giải trước đây đối với chức năng của đồ thức chủ yếu hạn chế trong phương diện đồng hoá đối tượng của nó. Theo cách lý giải này, quá trình tri giác của con người chính là quá trình lợi dụng những đồ thức đã có để tiến hành phân biệt và nhận thức đối với những sự vật bên ngoài tác động vào; tri

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN xây DỰNG và HOÀN THIỆN NHÀ nước PHÁP QUYỀN xã hội CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (Trang 41 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)