Bảng 6.1: xuất nhập tồn các mặt hàng trong 3 năm
2009 Sơn màu Sơn lót Phụ liệu Dung môi TĐK 8.061,00 1.569,00 3.553,50 7.344,50 Nhập 46.252,00 12.220,00 33.092,00 19.061,00 Xuất 44.127,00 12.045,00 32.276,00 24.819,50 Tồn 10.186,00 1.744,00 4.369,50 1.586,00 Dbq 33.167,50 8.640,50 23.109,83 16.115,25 2010 Sơn màu Sơn lót Phụ liệu Dung môi TĐK 10.186,00 1.744,00 4.370,00 1.586,00 Nhập 45.602,00 10.575,00 31.623,00 24.866,00 Xuất 48.034,00 11.203,00 29.613,00 23.210,00 Tồn 7.754,00 1.116,00 6.380,00 3.242,00 Dbq 34.202,00 7.736,00 22.203,67 16.830,00 2011 Sơn màu Sơn lót Phụ liệu Dung môi TĐK 7.754,00 1.116,00 6.380,00 3.242,00 Nhập 43.472,00 10.241,00 22.342,00 29.582,00 Xuất 41.771,00 9.251,50 23.834,00 30.426,00 Tồn 9.455,00 2.105,50 4.888,00 2.398,00 Dbq= 31.282,50 7.034,42 17.270,00 20.942,67 Bảng 6.2: Tốc độ luân chuyển hàng hóa
2009 Mặt hàng Giá vốn Dbq t V Sơn màu 2.269.348.542,00 33.167,50 0,005 68.420,85 Sơn lót 1.305.785.822,00 8.640,50 0,002 151.123,87 Phụ liệu 185.302.542,00 23.109,83 0,045 8.018,34 Dung môi 4.243.495.574,00 16.115,25 0,001 263.321,73 2010 Mặt hàng Giá vốn Dbq t V Sơn màu 2.501.757.045,00 34.202,00 0,005 73.146,51 Sơn lót 1.346.251.766,00 7.736,00 0,002 174.024,27 Phụ liệu 152.373.687,00 22.203,67 0,052 6.862,55 Dung môi 528.588.304,00 16.830,00 0,011 31.407,50
2011 Mặt hàng Giá vốn Dbq t V Sơn màu 2.533.571.091,00 31.282,50 0,004 80.990,05 Sơn lót 1.203.003.025,00 7.034,42 0,002 171.016,73 Phụ liệu 147.848.680,00 17.270,00 0,042 8.561,01 Dung môi 834.499.265,00 20.942,67 0,009 39.846,84 So sánh 2009 với 2010 so sánh 2010 với 2011 t V t V Mặt hàng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Sơn màu 0,000 -6,46 4.725,66 6,91 0,000 -9,68 7.843,53 10,72 Sơn lót 0,000 -13,16 22.900,40 15,15 0,000 1,76 -3.007,54 -1,73 Phụ liệu 0,008 16,84 -1.155,80 -14,41 -0,010 -19,84 1.698,47 24,75 Dung môi 0,010 738,40 -231.914,23 -88,07 -0,002 -21,18 8.439,34 26,87 1. Nhận xét:
Nhìn vào bảng phân tích số liệu cho thấy tình hình kinh doanh của các mặt hàng luôn có sự biến động qua các năm 2009 đến 2011, mặt hàng có sự biến động nhiều nhất đó là dung môi, kế tiếp là sơn lót rồi đến sơn màu, cuối cùng đến phụ liệu.
Mặt hàng dung môi năm 2009 được xét là mặt hàng có hiệu quả kinh doanh nhất so với các mặt hàng còn lại, có thời gian thực hiện thấp nhất và có số vòng luân chuyển hàng hóa lớn nhất đạt 263321,73, kế tiếp là sơn lót có số vòng luân chuyển 151123,87, rồi đến sơn màu đạt 68420,85.
Nhưng đến năm 2010 lại có sự chuyển biến rõ rệt, mặt hàng dung môi không còn chiếm ưu thế thay vào đó là mặt hàng sơn lót được xem là mặt hàng có hiệu quả kinh doanh cao nhất, có số vòng luân chuyển là 174024,27 kế tiếp là mặt hàng sơn màu có số vòng luân chuyển đạt 73146,51, rồi mới đến dung môi, cuối cùng mới đến phụ liệu.
Năm 2010 so với 2009 thì mặt hàng sơn lót được đánh giá là mặt hàng kinh doanh hiệu quả nhất có số vòng luân chuyển đạt 22900,40 tăng 15,15%, Kế tiếp là mặt hàng sơn màu có số vòng luân chuyển đạt 4725,66 tăng 6,91%, hai mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả là phụ liệu và dung môi, trong đó mặt hàng dung môi giảm 88,07% so với thời điểm 2009 được xem là mặt hàng kinh doanh hiệu quả.
Năm 2011 tình hình kinh doanh các mặt hàng có sự chuyển biến không nhiều so với 2010, mặt hàng sơn lót vẫn chiếm ưu thế, nhưng nó lại giảm đi, số vòng hàng hóa luân chuyển chỉ đạt 171076,73 trong khi đó mặt hàng sơn màu có sự tăng đạt 80990,05. Bên cạnh đó tình hình kinh doanh mặt hàng dung môi có sự phục hồi, mặc dù thời gian cần thiết để thực hiện xong một kì kinh doanh chỉ xếp thứ 3 nhưng số vòng quay đạt 39846,84, đánh dấu sự tăng trưởng trở lại.
Năm 2011 so với 2010, trong 4 mặt hàng thì có mặt hàng sơn màu kinh doanh hiệu quả nhất, số vòng hàng hóa tăng đạt 7843,53 tăng 10,72% kế tiếp là mặt hàng sơn lót,mặc dù thời gian cần thiết để thực hiện xong một vòng luân chuyển ngắn nhưng số vòng hàng hóa luân chuyển giảm 1,73% rồi đến mặt hàng dung môi, đánh dấu sự tăng trưởng trở lại tăng 26,87% so với năm 2010 mặc dù thời gian thực hiện vẫn còn tương đối nhiều, sau cùng là mặt hàng phụ liệu được xem là mặt hàng kinh doanh chưa đem đến hiệu quả cao, mặc dù thời gian thực hiện cao nhất so với các mặt hàng nhưng nó vẫn tăng hơn so với 2010 tăng 24,75%.
Trong 3 năm từ 2009 đến 2011 các mặt hàng ngành sơn liên tục có sự biến động giữa các mặt hàng, nhưng mặt hàng kinh doanh chiếm ưu thế nhất thuộc về sơn lót kế đến là mặt hàng sơn màu, rồi đến dung môi, cuối cùng là phụ liệu.
2. Phân tích các nhân tố tác động:
• Khách quan:
o Do ảnh hưởng của giá nguyên liệu thô trong những năm vừa qua ngày càng cao làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm dẫn đến việc kinh doanh ngày càng khó khăn.
o Sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành sơn ngày càng nhiều, giữa các công ty trong nước và công ty nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam, cạnh tranh về giá, về mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Có nhiều doanh nghiệp mới thành lập cộng với doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành sơn ở Việt Nam, họ sản xuất tại Việt Nam, có đội ngũ lao động cao, gây sức ép cho nhiều công ty. Điển hình nhất hiện nay, đối thủ cạnh tranh mạnh nhất trong ngành sơn là Akzo Nobel.
o Ảnh hưởng suy thoái của nền kinh tế, sự biến động của tỷ giá ngoại tệ cũng là nguyên nhân dẫn đến việc kinh doanh gặp khó khăn trong những năm vừa qua. o Tùy thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cũng ảnh hưởng đến việc kinh
doanh của từng mặt hàng. Như nhu cầu sơn màu, sơn lót đáp ứng được nhu cầu của khách hàng nên việc kinh doanh hai mặt hàng này rất có hiệu quả. Hiện nay nhu cầu tiêu dùng của hai mặt hàng này rất cao, được dùng trong nhiều lĩnh vực như dân dụng, tàu thủy nhằm tạo được dáng vẻ thẩm mỹ và bảo vệ được khỏi tác hại của môi trường xung quanh nên việc tiêu thụ hai mặt hàng này khá lớn, đặc biệt là mặt hàng sơn lót, là yếu tố quan trọng trong quá trình sơn. Mặt hàng sơn phủ là yếu tố ngoài cùng, đánh giá sự thẫm mỹ, thị hiếu của người tiêu dùng, cho nên việc kinh doanh mặt hàng này mặc dù tiêu thụ cao nhưng lại có sự cạnh tranh gay gắt. Trong khi đó mặt hàng phụ liệu chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay chưa có sự cần thiết nên việc kinh doanh có sự đình trệ lại.
o Dung môi cũng được xem là thành phần chính trong sản xuất và tiêu dùng, do sự cạnh tranh ngày càng nhiều giữa các đối thủ về giá cũng như về chất lượng, tính độc hại của sản phẩm, ngày nay tính thân thiện của sản phẩm đối với môi trường được xem là yếu tố hàng đầu, nên việc kinh doanh mặt hàng này cũng tùy thuộc vào khách hàng.
o Thị trường phân phối của nhiều công ty bên ngoài ngày càng mở rộng, có sự cạnh tranh trong các đại lý, có nhiều cơ sở kinh doanh hơn.
o Do ảnh hưởng của thời tiết trong những năm vừa qua, hạn hán, lũ lụt kéo dài, ảnh hưởng đến các công trình dẫn đến doanh thu giảm.
o Do các khách hàng thân thuộc chưa có hợp đồng lớn trong việc sử dụng sơn dẫn đến việc đặt hàng giảm.
o Các đại lý có sự giúp sức của nhiều công ty lớn, họ có nhiều ưu đãi hơn, nên họ lôi kéo khách hàng về sản phẩm của công ty đối thủ nhiều hơn.
o Khả năng tiêu thụ phụ thuộc vào bên đại lý, có thể chưa có những ưu đãi tốt dành cho họ như những đối thủ khác do đó việc chọn đại lý cũng có ý nghĩa quan trọng. Chọn đại lý chưa chuyên nghiệp ảnh hưởng đến tình hình bán các mặt hàng nhất là mặt hàng phụ liệu. Những mặt hàng như sơn màu và sơn lót do nhu cầu thị trường cao hơn so với phụ liệu và dung môi nên tiêu thụ nhiều hơn.
o Chưa phối hợp chặt chẽ với các đại lý để tổ chức các khuyến mãi, tiếp thị, làm cho khách hàng biết đến nhiều hơn.
o Chưa tìm hiểu được nhu cầu thị trường mà nhập hàng vào quá nhiều, không bán hàng được nhiều, dẫn đến hàng tồn kho lớn, ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển hàng hóa và luân chuyển vốn. Mặt hàng sơn màu có thể do chưa đạt nhu cầu của người tiêu dùng nên lượng tồn kho còn nhiều.
o Sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp còn yếu so với các đối thủ trên thị trường.
o Hình thức kinh doanh của công ty vừa mua lại vừa sản xuất nên có nhiều nhân tố ảnh hưởng.
o Đối với khâu sản xuất sơn, đội ngũ kĩ thuật chưa cao, chưa tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cạnh tranh, nhất là đối với mặt hàng sơn màu, hiện nay nhu cầu nhiều nhưng đòi hỏi cũng cao. Riêng mặt hàng sơn lót, cũng không kém phần quan trọng, mặc dù không ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ nhưng nó lại là khâu quan trọng trong quá trình sơn, nên nếu biết sự cạnh tranh và nhu cầu thì chú trọng mặt hàng sơn lót nhiều hơn so với mặt hàng sơn phủ.
o Công nghệ còn thấp về máy móc và kĩ thuật.
o Công ngiệp sản xuất nguyên phụ liệu chưa phát triển mạnh, chưa tạo được nguyên vật liệu có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
o Do bộ phận thu mua chưa có hoạch định được tốt, chưa đánh giá được nhu cầu tiêu thụ của từng mặt hàng nên việc thu mua và dự trữ chưa tốt, ảnh hưởng đến việc kinh doanh dẫn đến đình vốn. Do giá nguyên liệu thô cao nên ảnh hưởng
đến giá thành sản phẩm, việc thu mua nguyên liệu thô cũng có ý nghĩa quan trọng.
o Riêng đối với mặt hàng phụ liệu kinh doanh chưa được cao phải tìm hiểu lại nhu cầu của khách hàng chọn những mặt hàng tiêu thụ tốt để mua hàng tốt hơn.
o Đối với dung môi, do đặc tính yêu cầu môi trường ngày càng cao nên chọn những sản phẩm than thiện với môi trường, đạt chất lượng.
o Sản phẩm do công ty làm ra có thương hiệu chưa cao so với các sản phẩm của dối thủ.
o Khả năng đàm phán trong việc mua và bán chưa cao ở bộ phận kinh doanh. o Vốn kinh doanh thiếu, chưa tổ chức tốt khai thác nguồn vốn để mua hàng, trong
khi giá ngày càng cao, việc thu mua dự trữ nguyên liệu thô còn kém. Thiếu vốn, làm giảm khả năng thu mua, dự trữ hàng hóa, không đáp ứng được nhu cầu sản xuât.
o Chi phí kho bãi cao, hàng tồn kho lại nhiều và các chi phí khác như bốc dỡ, bảo quản,….
o Năng lực tổ chức của công ty chưa cao, ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức.
3. Giải pháp:
o Phối hợp chặt chẽ với các đại lý để tổ chức khuyến mãi, tiếp thị….làm cho hình ảnh của công ty, sản phẩm của doanh nghiệp đến được khách hàng rộng rãi. o Chọn những đại lý chuyên nghiệp hơn, có những chính sách ưu đãi hơn dành cho
đại lý, đẩy mạnh việc tiêu thụ hàng hóa.
o Ngoài việc chọn kênh bán hàng thông qua các đại lý, nên tìm những đối tác liên doanh cần đến nhu cầu sơn như kí kết bên các công trình xây dựng, công trình tàu thủy,....
o Học hỏi những kĩ thuật mới nhằm nâng cao về chất lượng sản phẩm.
o Nâng cao trình độ đội ngũ kĩ thuật, công nhân lành nghề, kĩ thuật sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
o Đầu tư nâng cấp trang thiết bị máy móc. o Tạo dựng thương hiệu có uy tín.
o Tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng như biến động về giá cả để thu mua, dự trữ hợp lý.
Phần 7