- Thứ tư Tiếp tục phát triển công nghệ thông tin cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng như: Thẻ ATM, SMS Banking, Intemet
b. Phân tích tính khả thi của dự án
3.2.5. Phân tán rủi ro tín dụng
Trong hoạt động tín dụng, rủi ro là điều khó tránh khỏi vì vậy một trong các biện pháp hạn chế rủi ro và đạt được nhiệm vụ mục tiêu lợi nhuận là "khôn nên bỏ trứng vào một rổ", tức là trong kinh doanh các tổ chức tín dụng cần phân tán rủi ro bằng nhiều cách sau.
+ Đa dạng hoá phương thức cho vay
Trong hoạt động tín dụng có nhiều phương thức cho vay như:
Cho vay hạn mức là việc cho vay ngắn hạn thường áp dụng với khách hàng đã có quan hệ tín dụng thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định hiểu quả.
Cho vay theo món thường được áp dụng đối với khách hàng vay ngắn hạn và không thường xuyên cho vay đồng tài trở là việc Ngân hàng đồng tài trở cho vay đối với một khách hàng có nhu cầu vốn vay lớn
Ngoài ra có thể cho vay theo các hình thức khác như: cho vay trả góp, cho vay theo dự án, cho vay tiêu dùng dựa trên bảng lương của người hưởng lương.
+ Đa dạng hoá khách hàng.
Ngân hàng nên mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế, cho vay nhiều đối tượng khách hàng thay vì cho vay quá mức một đối tượng khách hàng.
Việc phân tích rủi ro tại NHTMCP Quân đội cho thấy nợ quá hạn tập trung chủ yếu tại DN nhà nước. Do vậy NH cần phải có biện pháp thích hợp để mở rộng cho vay các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, tư nhân, cá thể, . . . Và hạn chế cho vay đối với các DN nhà nước hoạt động không hiệu quả.
+ Thực hiện bảo hiểm tín dụng
Bảo hiểm tín dụng là một sự bảo vệ trước rủi ro không thanh toán khoản nợ mang tính chất thương mại. Hầu hết các DN cung ứng hàng hoá
và dịch vụ, đặc biệt là bán theo lối trả chậm, đều đương đầu với rủi ro không thanh toán, điều đó thúc đẩy các DN phải bảo hiểm chống đỡ rủi ro.
Biện pháp san sẻ rủi ro tín dụng này thường được thực hiện dưới các loại: Bảo hiểm rủi ro cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền' vay hiện nay ở Việt Nam mới chỉ có bảo hiểm tài sản được thực hiện. Để hạn chế rủi ro đối với tài sản bảo đảm ngân hàng yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho toàn bộ giá trị tài sản đảm bảo mà người hưởng quyền bồi thường là ngân hàng.
Ngoài ra ngân hàng còn có thể thực hiện một số biện pháp khác như mở rộng cho vay tài sản đảm bảo, thiết lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo thông lệ quốc tế trên cơ sở thực hiện phân loại nợ,sự dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa hiệu quả hơn rủi ro tín dụng như: chứng khoán hoá các khoản cho vay, hợp động trao đổi tín dụng hơp đồng quyền chọn tín dụng.