Phân tích tình hình tài chính của khách hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 39 - 40)

- Thứ tư Tiếp tục phát triển công nghệ thông tin cung cấp nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng như: Thẻ ATM, SMS Banking, Intemet

d. Phân tích tình hình tài chính của khách hàng.

Khách hàng có tiềm lực tài chính mạnh là cơ sở quan trọng đảm bảo tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo trong cạnh tranh trên thị trường và đảm bảo khả năng trả nợ trong tương lai. đây cũng là căn cứ quan trọng nhất để ngân hàng xem xét có cho vay hay không? mức cho vay là bao nhiêu? Khi nghiên cứu về khả năng tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng thì ngân hàng cần xem xét các nội dung sau:

+ Quy mô hoạt động: vốn cố định, trình độ kỹ thuật , năng lực tạo sản phẩm có sức cạnh tranh, vất tư hoá với các cơ cấu của nó . . .

+ Kết quả hoạt động tài chính: Nguồn vốn tăng, giảm lãi hay lỗ. . . + Năng lực kinh doanh: số lượng và chất lượng sản phẩm, thị trường tiêu thụ, thị trường cung cấp. . .

+ Chênh lệch các khoản phải trả, phải thu (chi tiêu này cho biết tỷ lệ chiếm dụng và vốn tín dụng của doanh nghiệp) để Ngân hàng có thể đánh giá ảnh hưởng của nó đến khả năng hoàn trả khoản vay đúng hạn của khách hàng.

+ Khả năng thanh toán của doanh nghiệp: ảnh hưởng rất lớn đến mức rủi ro cho một khoản vay của ngân hàng. Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt là một doanh nghiệp có đủ khả năng hoàn trả các khoản nợ khi đến hạn. Thông thường các doanh nghiệp có tình hình tài chính tết là có khả năng tự cân đối các khoản nợ đến hạn và ngược lại các doanh nghiệp có tình hình tài chính xấu thì không thể tự cân đối để trả các khoản nợ khi đến hạn, thường họ kéo dài thời gian vay hoặc vay nơi này trả nơi khác gây lên tình trạng nợ nần dây dưa và đến một lúc nào đó doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh toán. Đối với trường hợp này ngân hàng mà cho vay thì sẽ gặp rủi ro lớn.

Một chỉ tiêu mà ngân hàng sử dụng trong phân tích tình hình tài chính là tỷ lệ giữa: Nguồn vốn chủ sở hữu / tổng nguồn vốn.

Tỷ lệ này càng cao thì ngân hàng có khả năng cho vay và ngược lại ngân hàng sẽ hạn chế cho vay đối với doanh nghiệp có mức vốn tự có thập hơn nhiều so với vốn sử dụng.

Mặt khác khi đánh giá các chỉ tiêu, ngân hàng phải so sánh kỳ này với kỳ trước, so sánh số thực tế với số kế hoạch để thấy được mức độ phát triển của doanh nghiệp so sánh với các tiêu chuẩn chung cũng như tiêu chuẩn riêng của ngành để đánh giá doanh nghiệp trong mối quan hệ với các doanh nghiệp khác. Trên cơ sở đó đánh giá chính xác tình hình sản xuất kinh doanh , tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w