I Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của ViệtNa m 1 Quan điểm của Đảng về hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Vấn đề hội nhập kinh tế Quốc tế của ViệtNam 1 Với ASEAN
2.1.3 Bước đầu tham gia chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO)
Cũng là hết sức hợp lý khi lo ngại rằng tham gia AFTA, tương tự như mở cửa để hàng hoá từ ASEAN tràn vào Việt Nam trong khi nền công nghiệp trong nước còn chưa đủ sức cạnh tranh ngay trên thị trường Việt Nam , và càng không đủ sức vươn ra thị trường . Nhưng cũng nên suy xét tới một số yếu tố sau : thứ nhất cũng như tất cả các nước ASEAN khác,Việt Nam không cần phải đưa ngay một lúc tất cả các mặt hàng vào chương trình giảm thuế . Những mặt hàng nào cần có thời gian để củng cố sản xuất trong nước thì có thể đưa vào giảm thuế chậm hơn . Thứ hai , sau khi một mặt hàng đã được giảm thuế thì các hàng rào phi thuế quan cũng chỉ phải được xoá bỏ trong 5 năm sau đó . Khoảng thời gian đó cũng giúp các cơ sở công nghiệp cứng cáp lên .Thứ ba, việc giảm thuế nhập khẩu đối với một số nguyên vật liệu , bán thành phẩm sẽ dẫn đến giảm giá đầu vào và do vậy tăng sức
cạnh tranh của không ít sản phẩm công nghiệp . Hơn nữa, Việt Nam tham gia AFTA thì cũng tham gia vào các chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN_AICO. Hiệp định AICO là văn bản pháp lý thiết lập thể chế hợp tác mới mà trọng tâm là giành ưu đãi thuế quan thấp bằng mức quy định trong chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT ). Điều đó có nghĩa là bất kỳ một chương trình nào trong ASEAN muốn liên kết , chế tạo sản phẩm công nghiệp với nhau , có đủ các điều kiện tham gia như quy định sẽ được hưởng thuế suất thấp chỉ còn từ 0 đến 5% đối với tất cả các sản phẩm đầu ra hoàn chỉnh hoặc bán hoàn chỉnh và đầu vào .
Điểm hấp dẫn của hiệp định là những quy định ưu đãi đối với các công ty tham gia chương trình AICO . Ưu đãi thuế quan từ 0 đến 5 % không chỉ đối với các sản phẩm hoàn chỉnh mà còn đối với các sản phẩm trung gian được sử dụng làm sản phẩm đầu vào của sản phẩm hoàn chỉnh thuộc cơ cấu AICO. Cùng với các quy định khuyến khích khác , AICO cho phép các công ty trong và ngoài ASEAN phối hợp chế tạo nhiều chủng loại sản phẩm hoàn chỉnh và bán hoàn chỉnh . Theo quy định “ Một cơ cấu AICO là sự hợp tác tự nguyện của hai hay nhiều công ty từ hai hay nhiều nước ASEAN , có đủ tư cách pháp nhân và đang hoạt động ở một hay nhiều nước thành viên có tối thiểu 30% cổ phần quốc gia và bảo đảm việc chia sẻ nguồn lực cũng như các hoạt động bổ trợ và các hoạt động hợp tác khác “ .
Tuy nhiên việc Việt Nam tham gia vào hiệp định này vào thời điểm nào là có lợi nhất vẫn còn nhiều tranh cãi . Có ý kiến cho rằng , Việt Nam nên trì hoãn việc tham gia càng lâu càng tốt để có thể nâng cao nội lực sản xuất trước khi hợp tác theo AICO với các công ty ASEAN và ngoài ASEAN . Lập luận này dựa trên một số lý do : công nghiệp Việt Nam tồn tại phổ biến các doanh nghiệp quy mô nhỏ , trình độ công nghệ lạc hậu , năng xuất lao động thấp , chất lượng sản phẩm chưa đủ sức cạnh tranh ; các doanh nghiệp Việt Nam đều ở trong tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng ; thị trường của các cơ sở công nghiệp phân bổ theo hướng bất lợi cho sự phát triển lâu dài . Nhưng như vậy lại có một câu hỏi đặt ra với chủ trương trì hoãn rằng , nền công nghiệp Việt Nam sẽ được giải thoát bằng cách nào nếu không phải tăng cường hợp tác công nghiệp theo hướng đẩy mạnh tỷ trọng xuất khẩu . Các nước láng giềng ASEAN đã giải quyết vấn đề phát triển công nghiệp
rất có hiệu quả . Việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đã đưa đến kết quả công nghệ cao , kỹ thuật mới được chuyển giao có bài bản từ các công ty mẹ của Nhật Bản , Tây Âu , Mỹ . Các cơ sở công nghiệp lớn giành tỷ lệ vốn cho phát triển R&D để đổi mới sản phẩm , đổi mới công nghệ , không ngừng nâng cao sức cạnh tranh . Nền công nghiệp được định hướng xuất khẩu , tự do cạnh tranh ngay từ thời kỳ đầu công nghiệp hoá và cơ cấu sản xuất tập trung vào chế tạo hàng tiêu dùng thông thường và cao cấp . Công nghiệp nặng cũng như các ngành chế tạo tư liệu sản xuất mới bắt đầu từ vài năm nay . Tất cả những bước đi đó dẫn đến kết quả là công nghiệp ASEAN tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao , có chỗ đứng khá vững trên thị trường khu vực và thế giới nhờ uy tín lâu đời của các công ty mẹ và chiếm lĩnh thị phần nước ngoài một cách nhanh chóng . Do đó xu hướng hợp tác công nghiệp theo hướng đẩy mạnh xuất khẩu nên được ủng hộ . Những năm còn lại của thế kỷ XX cũng như sang thế kỷ XXI , công nghiệp ASEAN tiếp tục phát triển dưới xu hướng toàn cầu hoá , xu thế phân công tự nhiên của nền kinh tế thế giới và của tiến bộ khoa học kỹ thuật, đương nhiên công nghiệp Việt Nam không thể nằm ngoài xu hướng này. Lộ trình AFTA với cam kết của phía Việt Nam hoàn tất vào năm 2006 , những nỗ lực tự do hoá thương mại và đầu tư đòi hỏi sự chuẩn bị cẩn thận nhưng khẩn trương của cả chính phủ cũng như của các doanh nghiệp công nghiệp . Các cải cách kinh tế và hành chính theo hướng đáp ứng đòi hỏi của AFTA không thể trì hoãn cũng như cần xúc tiến thực tế chứ không phải ở trên giấy tờ . Chính những cuộc cải cách đó giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có môi trường hoạt động ổn định và nuôi dưỡng sự phát triển không ngừng của họ . Hiệp định AICO tạo điều kiện mở rộng hợp tác sản xuất với các nước ASEAN và thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm khuyến khích sản xuất trong nước , từng bước nâng cao chất lượng hàng hoá , dịch vụ để đủ sức cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa và khu vực . Mặt khác , các chương trình này cũng tạo cơ hội để chọn ra các doanh nghiệp trong nước , tạo điều kiện để các cơ sở làm ăn có lãi mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường đồng thời buộc các cơ sở yếu kém phải chủ động xây dựng một kế hoạch mang tính thuyết phục cao để được bảo hộ ở mức độ nhất định và trong thời gian hợp lý trong khi mau chóng đổi mới công nghệ , cải tiến cung cách làm ăn để có thể đứng vững và phát triển trên thị trường .
Bảo hộ công nghiệp không có nghĩa là bảo hộ hoàn toàn , vĩnh viễn . Ví dụ , một mặt hàng không đòi hỏi công nghệ đặc biệt , trong nước có nguyên liệu trong khi giá vận chuyển từ nước ngoài tới chiếm một tỷ lệ đáng kể mà công nghiệp trong nước không cạnh tranh được thì phải xem xét lại một cách nghiêm túc .
Ngoài việc bảo hộ nền sản xuất trong nước , không để hàng hoá nhập khẩu làm thui chột những cơ sở công nghiệp còn non trẻ . Cần có chính sách khuyến khích , bảo hộ các ngành công nghiệp thay thế nhập khẩu so với các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu cần được cân nhắc thực tế . Một trong những đặc điểm quan trọng là thị trường trong nước của Việt Nam rất đáng kể , lớn hơn nhiều so với những gương mặt điển hình “ phát triển công nghiệp nhờ xuất khẩu” như Đài Loan, Malaysia. Thị trường đó tràn lan hàng ngoại nhập , trong đó tỷ lệ hàng nhập khẩu không nhỏ . Kim ngạch (chưa nói tới lợi nhuận ) xuất khẩu của nhiều cơ sở sản xuất , thậm trí nhiều nghành sản xuất gộp lại có khi không bằng kim nghạch nhập khẩu của một mặt hàng .
Không chỉ Việt nam muốn mở rộng thị trừơng xuất khẩu nhờ ưu đãi của AFTA .Chính các nước ASEAN cũng trông đợi vào AFTA để thâm nhập vào thị trường Việt Nam.Từ lâu , các nền kinh tế ASEAN được biết tới như những nền kinh tế hướng về xuất khẩu . Các nước thành viên đều có nhu cầu về vốn ,về công nghệ và đều cần thị trường . Hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN cần có khả năng bổ trợ cho nhau nhiều hơn . Với việc tham gia của Việt Nam , thị trường ASEAN có thêm hơn 70 triệu dân và chính những bất lợi về sự khác biệt của trình độ phát triển lại nên được xem xét như một ưu thế mới cho kinh tế khu vực .
2. 2 Với APEC
Tham gia APEC có tầm quan trọng đặc biệt đối với Việt Nam , bởi vì APEC là một diễn đàn kinh tế liên chính phủ duy nhất lối liền hai bờ Thái Bình Dương . APEC bao gồm những nước và lãnh thổ có thực lực kinh tế lớn và tiềm năng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào bậc nhất thế giới . Là một diễn đàn kinh tế mở , APEC gồm 21 thành viên, phần lớn trong số đó là những bạn hàng và đối tác đầu tư chủ yếu , chiếm 80 % tổng kim ngạch ngoại thương và 75% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài , là nguồn cung cấp chủ yếu vốn ODA cho Việt Nam . Hiên nay
APEC chiếm 55% tổng thu nhập toàn cầu và 46% thương mại thế giới APEC ngày càng chứng tỏ giá trị hợp tác của mình trong khu vực . Là một thành viên ASEAN và nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương , việc Việt Nam gia nhập APEC vào năm 1998 là một bước phát triển tất yếu phù hợp với xu thế tăng cường hội nhập kinh tế khu vực .
Ngoài một số siêu cường như Mỹ , Nhật Bản , lực cản cơ bản dẫn đến quá trình tự do hoá thương mại toàn cầu của APEC là tiến trình tự do hoá thương mại giữa các nước thành viên còn hạn chế . Cụ thể hơn , so với các chỉ tiêu của tổ chức thương mại thế giới (WTO) , nhiều nước chưa đạt được hoặc quá trình xúc tiến còn chậm . Riêng đối với Việt Nam , khi trở thành thành viên chính thức của APEC , Việt Nam phải thực hiện đầy đủ 15 lĩnh vực mà APEC đặt ra (cụ thể : thuế quan , phi thuế quan , dịch vụ , đầu tư , tiêu chuẩn và việc tuân thủ các tiêu chuẩn , hoà giải tranh chấp , khả năng lưu động của doanh nhân , thực hiện kết quả của hiệp định URUGOAY , các thủ tục hải quan , quyền sở hữu trí tuệ , chính sách cạnh tranh , mua sắm của chính phủ , phi chế định hoá , nguyên tắc xuất xứ , tập hợp và đánh giá thông tin ).
Do đó , xét ở những tác động khách quan , Việt Nam phải thực hiện một số những hiệu chỉnh cần thiết về cơ cấu kinh tế và tiến trình tự do hoá thương mại :
• Thiết lập cơ chế làm việc thích ứng với thể thức hoạt động của APEC .
• Thiết lập quan hệ tìm hiểu kinh nghiệm hoạt động của các uỷ ban quốc gia của các nước thành viên khác , đặc biệt là những nước chủ chốt đóng vai trò quan trọng trong APEC như Mỹ , Nhật Bản , Australia , Trung Quốc,...
• Xác định những lĩnh vực ưu tiên trong số các việc trọng yếu mà APEC nêu ra . Trước hết là thúc đẩy mậu dịch , mở rộng đầu tư , chuyển giao công nghệ và phát triển nguồn nhâm lực . Vấn đề quan trọng Việt Nam phải thực hiện ngay là xây dựng hệ thống thông tin điện tử về đầu tư , thương mại và nối mạng với trung tâm đặt tại Singapore .