Ảnh hưởng của các loại cú sốcgiá dầuđến các yếu tố kinh tế vĩ mô phân

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các yếu tố kinh tế vĩ mô ở các quốc gia châu á thái bình dương (Trang 37 - 43)

phân tích SVAR

Dựa theo nghiên cứu của Baumeister và Peersman (2013), Peersman và Van Robays (2009), Cunado.J và các cộng sự (2015), mô hình SVAR được viết tổng quát như sau:

, = c + A(L)

, + B .

(1)

Trong đó:

- Véc tơ thể hiện sự biến động của thị trường dầu mỏ thế giới, bao gồm: sản lượng dầu thế giới (Qoil) đại diện cho cú sốc từ nguồn cung dầu (oil supply shocks); giá thực tế của dầu thô thể hiện bằng đô la Mỹ (Poil) đại diện cho cú sốc phát sinh do nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá dầu (oil-specific demand shocks), và một biến đại diện cho các hoạt động kinh tế thế giới thực (Yw) tượng trưng cho cú sốc từ tổng nhu cầu dầu (aggregate demand shocks).

- Véc tơ , , chứa các biến đặc trưng của quốc gia như: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tỷ giá hối đoái (EX), và các tỷ lệ chiết khấu thể hiện cho chính sách tiền tệ như lãi suất chiết khấu (DR), lãi suất, cung tiền M2.

Để mô hình SVAR có thể đạt được kết quả thống kê một cách chính xác nhất và hạn chế hiện tượng nhận diện quá mức (over identification), trong nghiên cứu sẽ có hai ràng buộc hạn chế (restriction) khi ước lượng SVAR. Bao gồm: Ràng buộc đối với các cú sốc giá dầu dựa trên khung lý thuyết nền tảng trong nghiên cứu của Cunado.J và các cộng sự (2015) và Ràng buộc sự ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các yếu tố kinh tế vĩ mô, dựa trên khung lý thuyết về sự truyền dẫn của cú sốc giá đầu

đến nền kinh tế vĩ mô đã được thảo luận chi tiết ở phần 2.2. Hai ràng buộc này cũng chính là cơ sở giải thích trật tự các biến khi phân tích.

Như vậy, mô hình (1) có hai ràng buộc chính:

- Ràng buộc đối với các cú sốc giá dầu được tổng hợp theo bảng 3.1, dựa trên nghiên cứu của Cunado.J và các cộng sự (2015):

Bảng 3.1. Những cú sốc giá dầu khác nhau Loại cú sốc Qoil Yw Poil

Cú sốc từ nguồn cung dầu

(oil supply shocks) <0

≤ 0 > 0

Cú sốc từ tổng nhu cầu

dầu(aggregate demand

shocks)

>0 >0 >0

Cú sốc phát sinh do nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá dầu

(oil-specific demand shocks)

>0 ≤ 0 >0

Nguồn: nghiên cứu của Cunado.J và các cộng sự (2015), Kilian (2009)

Dựa trên quan điểm của Kilian (2009); Filis. G (2014); Cunado.J và các cộng sự (2015), bảng 3.1 được giải thích như sau:

Đầu tiên, khi có bất kỳ một cú sốc từ nguồn cung cấp dầu mỏ, chẳng hạn như là gia

tăng bất ổn chính trị, xung đột quân sự hay hạn ngạch xuất khẩu của khối OPEC thay đổi sẽ làm cho sản lượng cung ứng dầu mỏ thay đổi theo chiều hướng ngược lại, tức là khi cú sốc nguồn cung xảy ra thì sản lượng dầu mỏ cung ứng sẽ giảm. Khi nguồn cung cấp dầu mỏ trở nên khan hiếm thì giá dầu sẽ tăng giá. Tiếp đến, theo quan điểm của Kilian (2009), nhu cầu dầu mỏ chịu ảnh hưởng từ nguồn cung cấp

dầu. Vì dầu mỏ là một loại hàng hóa đặc biệtvà nguồn cung là cố định nên nhu cầu dầu mỏ được điều chỉnh theo nguồn cung dầu, thông qua việc phản ứng đối với các cú sốc tăng/giảm giá dầu do thiếu cung hoặc dư cung dầu trên thị trường. Vì vậy khi có sự thay đổi về nguồn cung dầu, thì nhu cầu dầu mỏ có xu hướng thay đổi, nhưng thường diễn ra sau đó ít nhất là 01 tháng.

Thứ hai, theo quan điểm của Kilian (2009), cú sốc từ tổng nhu cầu dầu xuất hiện khi

nền kinh tế mở rộng. Trong ngắn hạn, khi có sự thay đổi về nhu cầu dầu mỏ thì nguồn cung dầu mỏ vẫn không thay đổi nhiều, nguyên nhân là do việc thay đổi kế hoạch sản xuất của những nhà cung cấp dầu mỏ sẽ rất tốn kém. Nên, trong ngắn hạn khó để những nhà thay đổi kế hoạch sản xuất nếu chỉ dựa vào dự báo rằng nhu cầu dầu mỏ sẽ gia tăng. Và có nghĩa sự thay đổi về nhu cầu dầu mỏ không tạo ra thay đổi trong tổng sản lượng cung dầu mỏ.

Thứ ba, cú sốc phòng ngừa bắt nguồn từ nhu cầu phòng ngừa về sự không chắc

chắn trong nguồn cung dầu trong tương lai. Theo Kilian (2009), các cú sốc phòng ngừa rủi ro giá dầukhông phải chỉ do sự thay đổi bất ngờ về giá dầu, mà còn xuất phát từ những gián đoạn bất ngờ đến quá trình sản xuất và sự thay đổi đột ngột, không thể đoán trước, chuyển dịch trong hoạt động kinh tế toàn cầu. Theo Tang và các cộng sự (2010), khi người tiêu dùng và nhà sản xuất hàng hoá e ngại rủi ro sẽ có khuynh hướng hạn chế tiêu dùng và tìm nguồn nhiên liệu thay thế để tiết kiệm chi phí. Trái lại, nhà sản xuất dầu mỏ sẽ điều chỉnh nguồn cung ứng dầu mỏ theo hướng có lợi cho mình.

Theo những lập luận đó, ma trận ràng buộc ngắn hạn các cú sốc trong giá dầu được thiết lập theo cấu trúc đệ quy như sau, tương tự như quan điểm của Kilian (2009):

 Global oil production (sản lượng cung dầu thô thế giới): chỉ chịu ảnh hưởng từ chính những bất ổn trong quá trình sản xuất và cung cấp dầu.Cung dầu thô sẽ không phản ứng với những cú sốc cầu dầu mỏ trong tháng, vì chi phí điều chỉnh sản xuất dầu được cho trước và vì sự không chắc chắn về tình trạng của thị trường dầu thô.

 Global real activity (chỉ số hoạt động kinh tế toàn cầu): đại diện cho tổng nhu cầu dầu của thế giới, chịu ảnh hưởng chỉ từ cú sốc của tổng cung dầu và hoạt động kinh tế toàn cầu.

 Real oil price retunrs(roilprice), đại diện cho giá trị thực của dầu thô, sẽ chịu ảnh hưởng từ 03 cú sốc: Cú sốc trong tổng cung, tổng cầu và sự bất ổn trong bản thângiá dầu.

- Ràng buộc sự ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các yếu tố kinh tế vĩ mô: theo như lập luận đã trình bày ở phần 2.2 bên trên thì thứ tự truyền dẫn của ba cú sốc khác nhau trong giá dầu, đến các yếu tố vĩ mô được thiết lập theo thứ tự như sau:

(3)

Ma trận ràng buộc (3) được hiểu một cách đơn giản là ràng buộc để thiết lập thứ tự trong mô hình SVAR, cũng như cho phân tích phản ứng xung và phân rã phương sai.

Thông qua hai ràng buộc được trình bày chi tiết bên trên, thứ tự các biến khi phân tích sẽ là như sau:

Bảng 3.2. Thứ tự các biến trong mô hình SVAR

Biến Qoil Yw Poil GDP CPI EX DR

Đại diện Cú sốc cung dầu Cú sốc cầu dầu Cú sốc phòng ngừa rủi ro giá dầu Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Áp lực lạm phát Luân chuyển vốn giữa các quốc gia Chính sách tiền tệ Thứ tự 1 2 3 4 5 6 7

Nguồn: nghiên cứu của Cunado.J và các cộng sự (2015), Tang và các cộng sự (2010)

Và, kỳ vọng về chiều hướng tác động của các cú sốc giá dầu lên các yếu tố kinh tế vĩ mô như sau:

Bảng 3.3. Kỳ vọng về chiều hướng tác động của các cú sốc giá dầu lên các yếu tố kinh tế vĩ mô

Tác động GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) CPI (Chỉ số lạm phát tiêu dùng) EX (Tỷ giá hối đoái thực) DR (Tỷ lệ lãi suất thực) Supply Side Shock Cú sốc cung dầu

Giảm Tăng Giảm Tăng

Aggregate Demand Shock

Cú Sốc cầu dầu

Giảm Tăng Giảm Giảm

Oil Specific Demand Shock Cú sốc nhu cầu phòng ngừa

Giảm Tăng Giảm Tăng

Nguồn: nghiên cứu của Cunado.J và các cộng sự (2015), Tang và các cộng sự (2010)

Cụ thể, theo Kilian (2009) và Tang và các cộng sự (2010), khi xảy ra các cú sốc giá dầu thì giá dầu có xu hướng tăng, khi đó:

- Sản lượng sẽ giảm, do sự gia tăng chi phí sản xuất nên các doanh nghiệp có xu hướng cắt giảm sản lượng, dẫn đến GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) dự kiến giảm.

- Giá dầu là một yếu tố cấu thành trong chi phí sản xuất, khi giá dầu tăng thì chi phí đầu vào tăng, nên giá cả sản phẩm đầu ra tăng, kéo theo áp lực lạm phát gia tăng, dẫn đến CPI (Chỉ số lạm phát tiêu dùng) tăng.

- Khi giá cả trở nên đắt đỏ hơn thì nhu cầu tiền mặt để sử dụng cũng gia tăng, đi kèm với lạm phát tăng nên đồng tiền sẽ trở nên mất giá, dẫn đến EX (Tỷ giá hối đoái thực) giảm

- Khi giá cả và lạm phát có xu hướng tăng, các nhà điều hành có xu hướng áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt để kiểm soát lạm phát, dẫn đến DR (Tỷ lệ lãi suất thực) có xu hướng tăng. Tuy nhiên, trong trường hợp giá dầu tăng do nhu cầu sử dụng gia tăng, báo hiệu nền kinh tế đang trong giai đoạn tăng trưởng và giá cả cũng như lạm phát chưa tăng thì chính sách tiền tệ được mở rộng để thúc đẩy nền kinh tế phát triển, khi đó, lãi suất thực có xu hướng được cắt giảm.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các yếu tố kinh tế vĩ mô ở các quốc gia châu á thái bình dương (Trang 37 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)