Những bằng chứng thực nghiệm về tác động của các cú sốcgiá dầuđến nền

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các yếu tố kinh tế vĩ mô ở các quốc gia châu á thái bình dương (Trang 25 - 37)

là có ảnh hưởng lớn tới sản lượng và lạm phát trước những năm 1970 và ảnh hưởng không đáng kể sau giữa năm 1980. Có nghĩa rằng, những hiệu ứng bổ sung ngoài dự đoán của giá dầu đã được các nhà điều hành chính sách kiểm soát được.

Như vậy, dựa trên lý thuyết về sự truyền dẫn của thay đổi giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô được trình bày bên trên, tóm gọn lại giá dầu thay đổi có nguyên nhân từ những cú sốc khác nhau. Khi giá dầu thay đổi sẽ tạo ra sự ảnh hưởng đến sản lượng (GDP), tỷ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát (CPI), thu nhập, đầu tư, thất nghiệp và ảnh hưởng như thế nào thì tùy theo sự thay đổi của giá dầu theo chiều hướng tăng hay giảm.

2.3 Những bằng chứng thực nghiệm về tác động của các cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô kinh tế vĩ mô

Nhìn chung các nghiên cứu về tác động của cú sốc giá dầuđến nền kinh tế vĩ mô, đều dựa trên lý thuyết cơ bản về truyền dẫn của cú sốc giá dầu. Bên cạnh những nghiên cứu đã được liệt kê ở phần 2.2, còn có những bằng chứng thực nghiệm nổi bật về tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô.

Tại khu vực Châu Mỹ, ngay từ thập niên 80, Hamilton đã thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của giá dầu đến sáu biến đại diện cho nền kinh tế Mỹ, bao gồm hai biến đại diện cho sản lượng đầu ra là GNP (Tổng sản lượng quốc gia) thực và tỷ lệ thất nghiệp; ba biến giá cả là giảm phát tính trên lợi nhuận của khu vực phi nông nghiệp, lương tính theo giờ của người lao động và giá nhập khẩu; và biến cung tiền M1 đại diện cho nhân tố tài chính. Mặc dù, Hamilton (1993) không tìm thấy bằng chứng cho thấy các biến kinh tế vĩ mô có thể dự đoán cho những biến động trong tương lai của giá dầu, cũng như cho những cuộc suy thoái tiếp sau đó. Nhưng tổng sản lượng của Mỹ cũng đã được tìm thấy là có mối quan hệ không cân xứng với sự thay đổi của giá dầu.

Tiếp đến Sadorsky (1999), khi sử dụng mô hình VAR để phân tích mối quan hệ giữa giá dầu, lãi suất, sản xuất công nghiệp và chỉ số giá tiêu dùng và thị trườngchứng

khoán ở Mỹ giai đoạn từ tháng 01/1950 đến tháng 04/1996đã cho thấy giá dầu và biến động giá dầu, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu. Khi chia giai đoạn mẫu thành hai giai đoạn mẫu phụ, tháng 01/1950 –12/1985 và tháng 01/1986 –04/1996, thì kết quả cho thấy rằng sau năm 1986, biến động giá dầu giải thích được nhiều hơn các khác biệt sai số dự báo trong tỷ suất sinh lợi cổ phiếu thực so với lãi suất. Ngoài ra, tại thời điểm này, sự bất cân xứng trong tác động của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế bắt đầu được Sadorsky chú ý và ông đã tiến hành thử nghiệm tính đối xứng trong hai trường hợp, cú sốc giá dầu mỏ tăng tác động đến nền kinh tế thế nào và cú sốc dầu mỏ giảm tác động đến nền kinh tế. Các bằng chứng trong nghiên cứu của Sadorsky (1999)cho thấy, những cú sốc biến động giá dầu có tác động bất đối xứng đến nền kinh tế, cụ thể là những cú sốc giá dầu trong trường hợp giá dầu giảm tác động lên thị trường chứng khoán và các hoạt động kinh tế lớn hơn, so với những cú sốc giá dầu trong trường hợp giá dầu tăng.

Cũng nghiên cứu đối với nền kinh tế Mỹ, Hooker (2002)dựa trên mô hình của Fuhrer (1995), đã tiến hành nghiên cứu truyền dẫn giá dầu bằng mô hình đường cong Phillips với dữ liệu từ Q2:1962-Q1:2000. Hooker (2002) đã xác định cấu trúc của cú sốc giá dầu trong lạm phát cơ bản của Mỹ và cho thấy giai đoạn trước năm 1981 (1962 - 1981) thì cú sốc giá dầu ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ mạnh hơn so với giai đoạn sau năm 1981 (1982 – 2000). Điều này có thể là do, chính sách tiền tệ trong giai đoạn từ năm 1979 của Mỹ dùng để kiểm soát lạm phát, nên biến động giá dầu không ảnh hưởng nhiều đến lạm phát. Ngoài ra, sự thay đổi của thị trường năng lượng và những biến động của nền kinh tế Mỹ những năm 1980 đưa ra một số giải thích việc cú sốc giá dầu giảm tác động đối với nền kinh tế Mỹ và lạm phát. Tuy nhiên, sự sụt giảm trong nhu cầu năng lượng cũng không phải là nguyên nhân chính.

Trái ngược với nghiên cứu của Hooker (2002), Barsky và Kilian (2004)cho rằng biến động giá dầu có thể là nguyên nhân giải thích cho sự thay đổi lạm phát ở Mỹ

những năm 1970. Sự gia tăng trong giá dầu đưa tới sự suy thoái, thời kỳ lạm phát cao, giảm sản lượng và tăng trưởng kinh tế thấp tại Mỹ giai đoạn này. Bằng chứng của Barsky và Kilian (2004) cho thấy, xảy ra sự biến động mạnh của CPI theo sau sự thay đổi của giá dầu tại Mỹ. Ngoài ra, sự gia tăng giá dầu vào những năm 1974 cũng kéo theo sụt giảm sản xuất nhưng chưa có một mô hình thực nghiệm nào củng cố cho giả thuyết này, khi mà chi phí năng lượng quá nhỏ trong thành phần GDP.

Mở rộng ra hơn đối với các quốc gia ngoài Mỹ, có thể kể đến các nghiên cứu được thực hiện tại khu vực Châu Âu và Châu Á. Trong đó, Nhật Bản là quốc gia được nghiên cứu nhiều nhất. Gần như cùng thời điểm nghiên cứu của Hamilton (1983) với dữ liệu của nước Mỹ được công bố, Burbidge và Harrison (1984)thông qua việc sử dụng mô hình VAR, đã tiến hành ước lượng mối quan hệ giữa giá dầu và chỉ số kinh tế vĩ mô, gồm GDP, lạm phát, chỉ số sản xuất công nghiệp, của mẫu gồm 5 nền kinh tế OECD bao gồm cả Nhật Bản. Kết quả nghiên cứu của Burbidge và Harrison (1984) cho thấy, giá dầu có ảnh hưởng tới chỉ số giá (CPI) và chỉ số sản xuất công nghiệp của các quốc gia này. Còn tại khu vực châu Âu, có nghiên cứu của Akram (2004).Akram (2004)đã tìm thấy mối tương quan âm giữa giá dầu và giá trị của tỷ giá hối đoái Na Uy tương đối mạnh khi giá dầu xuống dưới 14 USD.

Tiếp đến, cũng tại những nền kinh tế phát triển, nghiên cứu của Blanchard và Gali (2007), đã chứng minh được ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đối với nền kinh tế thay đổi theo thời gian. Blanchard và Gali (2007) sử dụng mô hình VAR có cấu trúc (SVAR) với dữ liệu ở các nước công nghiệp: Mỹ, Pháp, Anh, Đức, Ý và Nhật Bản. Bài nghiên cứu tập trung vào những tác động khác nhau của biến động giá dầu vào lạm phát và hoạt động kinh tế theo thời gian. Kết luận của Blanchard và Gali (2007) gồm 5 ý chính. Thứ nhất, những tác động của cú sốc giá dầu thì trùng hợp về mặt thời gian với những cú sốclớn có tính chất khác nhau của nền kinh tế. Có một vài bằng chứng thể hiện trong những năm 1970, khi cú sốc giá dầu xảy ra, giá cả của các loại hàng hóa khác trong nền kinh tế cũng tăng, tuy nhiên, giai đoạn những năm 2000 lại không xảy ra điều này. Thứ hai, các tác động của các cú sốc giá dầu thay

đổi theo thời gian, và theo thời gian sự tác động của cú sốc giá dầu đối với giá cả và tiền lương, cũng như về sản lượng và việc làm có xu hướng giảm đi. Thứ ba, nguyên nhân chính cho những thay đổi theo thời gian về giá dầu, sản lượng và việc làm là sự sụt giảm trong tiền lương thực (là phần tiền lương thực sự người lao động nhận được sau khi đã tính đến tỷ lệ làm phát, tiền lương thực bằng tiền lương danh nghĩa trừ đi lạm phát). Thứ tư, nguyên nhân khác cho những thay đổi theo thời gian về giá dầu, sản lượng và việc làm là người tiêu dùng tăng mức độ tin cậy vào sự thành công của chính sách tiền tệ. Blanchard và Gali (2007) cho thấy, phản ứng của lạm phát kỳ vọng với những cú sốc dầu đã giảm đáng kể theo thời gian. Thứ năm, một nguyên nhân nữa giải thích vì sao tác động của cú sốc giá dầu đối với giá cả và tiền lương, cũng như về sản lượng và việc làm có xu hướng giảm đi theo thời gian, chỉ đơn giản là việc giảm nhu cầu sử dụng dầu trong tiêu dùng và sản xuất.

Từ thời điểm 2009, sau khi kết quả nghiên cứu của Kilian (2009) được công bố, chứng tỏ có sự tồn tại của các cú sốc giá dầu khác nhau trong sự thay đổi của giá dầu, bao gồm: cú sốc từ nguồn cung dầu (oil supply shocks), cú sốc từ tổng nhu cầu

dầu(aggregate demand shocks) và những cú sốc phát sinh do nhu cầu phòng ngừa

rủi ro giá dầu (precautionary demand shocks); thì những nghiên cứu thực nghiệm ở những năm tiếp theo bắt đầu phân tích về ảnh hưởng của các cú sốc khác nhau trong giá dầu đối với nền kinh tế.

Đầu tiên, có thể kể đến nghiên cứu của Lee và Song (2009) với dữ liệu tại Hàn Quốc trong hai giai đoạn nhỏ là: từ Q1:1987-Q4:1997 và Q1:2000 đến Q1:2009. Lee và Song (2009)đã tiến hành phân tích ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế của Hàn Quốc. Kết quả của Lee và Song (2009)cho thấy những cú sốc tăng giá dầu giai đoạn 2000- 2009, được gây ra bởi sự gia tăng trong nhu cầu dầu mỏ nói chung (cú sốc từ tổng nhu cầu dầu). Còn giai đoạn trước năm 2000, giá dầu tăng giá chủ yếu là từ nguồn cung dầu mỏ bị gián đoạn (cú sốc từ nguồn cung dầu). Từ đó, ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến nền kinh tế ở hai giai đoạn cũng khác nhau. Giai đoạn từ năm 1997 đến trước năm 2000, hoạt động kinh tế ở Hàn Quốc cũng như các nền kinh tế Châu Á khác trong mẫu của Lee và Song không bị ảnh hưởng đáng kể

bởi những cú sốc nguồn cung dầu. Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2000 trở đi, ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến yếu tố vĩ mô trầm trọng hơn. Cụ thể, sự tác động của các cú sốc giá dầu làm GDP của Hàn Quốc bị sụt giảm.

Tiếp theo, một nghiên cứu khác cũng phân tích tác động của các cú sốc giá dầu khác nhau đến nền kinh tế là nghiên cứu của Aastveit và cộng sự (2012). Aastveit và cộng sự (2012) thực hiện nghiên cứu trên 33 quốc gia, gồm 18 quốc gia phát triển và 15 quốc gia mới nổi. Aastveit và cộng sự (2012) đưa ra ba kết luận chính. Đầu tiên, cú sốc tổng cầu dầu xảy ra làm sản lượng (GDP)tăng đối với khu vực Châu Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Tuy nhiên, tại khu vực Châu Á (những quốc gia mới nổi), tác động của cú sốc tổng cầu dầu đối với GDP lớn hơn so với các khu vực khác. Thứ hai, cú sốc từ nguồn cung dầu vàcú sốc phát sinh do nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá dầu tạo ra sự sụt giảm đối với nền kinh tế đối với các nước Bắc Mỹ và Châu Âu, nhưng hai cú sốc này lại ít ảnh hưởng ở các nước đang phát triển và thậm chí còn tạo ra sự ảnh hưởng tích cực ở một số nước Châu Á. Aastveit và cộng sự (2012) cho rằng, tác động hạn chế của cú sốc từ nguồn cung dầu và cú sốc phát sinh do nhu cầu phòng ngừa rủi ro giá dầu đối với nền kinh tế của bốn nước Châu Á là do một vài yếu tố đã làm thay đổi cấu trúc cơ bản của cú sốcgiá dầu, chẳng hạn như chính sách năng lượng dài hạn, độ mở của nền kinh tế cũng như tỷ lệ đầu tư vô nền kinh tế cao.

Gần đây nhất, Cunado, J., và các cộng sự (2015) đã tiến hành phân tích ảnh hưởng của các cú sốc khác nhau trong giá dầu đến các yếu tố vĩ mô của bốn nền kinh tế tại khu vực Châu Á, bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia và phân tích mở rộng cho cả Trung Quốc, giai đoạn từ quý 2 năm 1997 đến quý 4 năm 2014. Kết quả của Cunado, J., và các cộng sự (2015) cũng có một phần tương đồng với nghiên cứu của Aastveit và cộng sự (2012). Cunado, J., và các cộng sự (2015) đã khẳng định có tồn tại ba cú sốc khác nhau trong giá dầu, đó là cú sốc cung dầu, cú sốc tổng cầu dầu và những cú sốc phòng ngừa dựa trên nghiên cứu của Kilian (2009) và Peersman, Van Robays (2009). Kết quả phân tích của Cunado, J., và các cộng sự (2015) cho thấy cú sốc cung dầu xảy ra đã làm giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhưng ảnh hưởng này rất thấp, còn với các yếu tố vĩ mô khác thì cú sốc cung dầu không có tác động. Trái lại, cú sốc tổng cầu dầu khi xảy ra lại làm cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng, các yếu tố còn lại thì thay đổi theo từng quốc gia. Và cuối cùng, đối với những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ như Indonesia thì tồn tại tương quan cùng chiều giữa cú sốc phòng ngừa xuất hiện thì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng, các quốc gia khác thì cho kết quả ngược lại.

Như vậy, dựa vào nội dung trình bày ở phần 2.1, 2.2 và 2.3, đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cú sốc giá dầu đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế với những kết quả nghiên cứu khác nhau. Có thể tổng hợp lại theo bảng 2.1 bên dưới:

Bảng 2.1.Bảng tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm về tác động cú sốc giá dầu đến các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế

Tác giả Năm

Dữ liệu nghiên cứu tại quốc gia

Kết quả nghiên cứu chính

Hamilton 1983 Mỹ

Tồn tại tương quan âm giữa giá dầu và hoạt động kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế Hoa Kỳ thời kỳ hậu chiến 1948-1980.

Burbidge Harrison 1984 5 nền kinh tế OECD bao gồm cả Nhật Bản

Giá dầu có ảnh hưởng tới chỉ số giá (CPI) và chỉ số sản xuất công nghiệp.

Sadorsky 1999 Mỹ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ tháng 01/1950 đến tháng 04/1996, những cú sốc biến động giá dầu có tác động bất đối xứng đến nền kinh tế, cụ thể là những cú sốc giá dầu trong trường hợp giá dầu giảm tác động lên thị trường chứng khoán và các hoạt động kinh tế lớn hơn, so với những cú sốc giá dầu trong trường hợp giá dầu tăng.

Hooker 2002 Mỹ

Tác động của giá dầu lên lạm phát ở Mỹ là đáng kể trước năm 1981, nhưng kể từ đó truyền dẫn là không đáng kể.

Barsky và

Kilian 2004 Mỹ

Sự gia tăng trong giá dầu đưa tới sự suy thoái, thời kỳ lạm phát cao, giảm sản lượng và tăng trưởng kinh tế thấp.

Akram 2004 Na Uy Khi giá dầu xuống dưới 14 USD, thì giá dầu làm tỷ giá hối đoái của Na Uy giảm.

và Gali Anh, Đức, Ý và Nhật Bản

đổi theo thời gian theo hướng suy giảm.

Lee

Song 2009 Hàn Quốc Tồn tại những cú sốc khác nhau trong giá dầu. Aastveit và cộng sự 2012 33 quốc gia, gồm 18 quốc gia phát triển và 15 quốc gia mới nổi

Những cú sốc khác nhau trong giá dầu tạo ra sự ảnh hưởng không giống nhau đối với nền kinh tế ở các khu vực khác nhau.

Cunado, J., và các cộng sự 2015 Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc Indonesia

Cú sốc cung dầu xảy ra, làm giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng nhưng ảnh hưởng này rất thấp, còn với các yếu tố vĩ mô khác thì cú sốc cung dầu không có tác động. Trái lại, cú sốc tổng cầu dầu khi xảy ra lại làm cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng, các yếu tố còn lại thì thay đổi theo từng quốc gia. Và cuối cùng, đối với những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ (Indonesia) thì tồn tại tương quan dương giữa cú sốc phòng ngừaxuất hiện thì tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng, các quốc gia khác thì cho kết quả ngược lại.

Nguồn:Tác giả tổng hợp từ nhiền nguồn khác nhau

Như vậy, dựa trên các học thuyết kinh tế và nghiên cứu thực nghiệm về tác động của cú sốc giá dầu đối với nền kinh tế vĩ mô, được trình bày một cách tổng quát như phần 2.1; 2.2 và 2.3 bên trên, kết hợp với kết quả thực nghiệm trong nghiên cứu của “Ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến nền kinh tế vĩ mô ở Châu Á” của Cunado,

J., và các cộng sự (2015) như phần trình bày ở bảng 2.2 bên dưới,tác giả có cơ sở để thực hiện các phân tích ảnh hưởng của cú sốc giá dầu đến các yếu tố vĩ mô tại quốc giakhu vực Châu Á- Thái Bình Dương, cũng như kỳ vọng được kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các cú sốc giá dầu đến các yếu tố kinh tế vĩ mô ở các quốc gia châu á thái bình dương (Trang 25 - 37)