3.2.5. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ và phát triển thị trường nông sản tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa
Mục tiêu của chính sách hỗ trợ và phát triển thị trường nông sản, nhằm đảm bảo giá cả và tiêu thụ sản phẩm phục vụ sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, chính sách hỗ trợ và phát triển thị trường nông sản của Thanh Hóa cần tập trung vào giải quyết những vấn đề sau:
* Hỗ trợ và bảo trợ sản xuất hàng hóa trong quá trình sản xuất hàng hóa đối với một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu nhưng đang còn gặp khó khăn, thông qua hỗ trợ đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp.
- Hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp: Tỉnh cần lập quỹ dự trữ vật tư chủ yếu như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật... để bảo đảm ổn định giá phục vụ nông dân sản xuất khi có biến động giá trên thị trường, tiến hành trợ giá cho một số loại giống gốc tốt về cây
trồng, vật nuôi. Thực hiện cho vay vốn ưu đãi để đầu tư phát triển vùng sản xuất hàng hóa, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước khi có thiên tai úng hạn xảy ra thuộc vùng tưới tiêu của các công ty, hợp tác xã khai thác thủy nông.
- Hỗ trợ đầu ra cho sản xuất nông nghiệp: tiến hành trợ giá đối với sản xuất rau sạch và sản phẩm chế biến nông sản, khi gặp rủi ro về thiên tai, đột biến về giá cả trên thị trường xuống thấp, cùng nhau chia sẻ thiệt hại giữa các bên ký hợp đồng. Từng bước nghiên cứu và triển khai thực hiện bảo hiểm sản xuất cho nông dân nhằm bảo vệ an toàn quá trình sản xuất nông nghiệp; ổn định kinh tế và khuyến khích người sản xuất yên tâm đầu tư thâm canh phát triển sản xuất.
* Đẩy mạnh công tác quy hoạch và phân vùng sản xuất hàng hóa, sản xuất nông nghiệp phải định hướng theo thị trường. Trên cơ sở dự báo thị trường tiêu thụ và lợi thế của từng vùng, tỉnh giao cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với các ngành khác, với các huyện thị, thành phố tập trung xây dựng quy hoạch chuyên ngành và phân vùng sản xuất hàng hóa cho từng cây con, ngành nghề... Đồng thời, triển khai thực hiện theo đúng quy hoạch chuyên ngành được xác lập bằng kế hoạch đã đề ra. Trên cơ sở quy hoạch tỉnh cần tiến hành xây dựng và đầu tư hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cho những vùng sản xuất hàng hóa tập trung.
* Tiến hành tổ chức tập huấn kỹ thuật hướng dẫn nông dân tiếp thu và chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ nuôi trồng, sau thu hoạch bảo quản, sơ chế... để nâng cao chất lượng nông sản đáp ứng với nhu cầu thị trường hàng hóa lớn. Tiến tới xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm.
* Tăng cường việc xây dựng các kênh cung cấp kịp thời về thông tin thương mại, giá cả thị trường sản phẩm nông sản cho nông dân. Trong kinh tế thị trường thì vấn đề xúc tiến thương mại, thông tin thị trường có ý nghĩa rất quan trọng. Do vậy, tăng cường tổ chức xúc tiến thương mại, thông tin thị trường là một tất yếu mà Thanh Hóa phải thực hiện. Trong quá trình tiến hành cần chú ý đến nhiều hình thức phong phú, phù hợp với điều kiện của đa số nông dân. Chẳng hạn, tiến hành qua hệ thống loa truyền thanh ở các địa phương, qua các câu lạc bộ khuyến nông, tổ chức hội chợ, phiên chợ về giống cây trồng, vật nuôi, từng bước thực hiện giới thiệu qua mạng... giúp người sản xuất nắm bắt được thị trường và những yêu cầu của
thị trường để quyết định sản xuất cho phù hợp, đồng thời có thể giới thiệu quảng bá giới thiệu sản phẩm với người tiêu dùng.
* Xây dựng và phát triển hệ thống lưu thông- phân phối và tiêu thụ nông sản trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa. Triển khai xây dựng các chợ đầu mối nông sản ở các huyện và liên huyện để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
* Tăng cường sự định hướng, chỉ đạo, quản lý, điều tiết của nhà nước với thị trường sản phẩm nông nghiệp. Kết hợp hài hòa vai trò của Nhà nước với tính chủ động của người sản xuất và doanh nghiệp. Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong liên kết 4 nhà, là trọng tài khách quan và xử lý kịp thời các vướng mắc do quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp chế biến, các tổ chức thu mua và nông dân.
* Phát triển công nghiệp chế biến nông sản để tạo vùng nguyên liệu, gắn kết công nghiệp chế biến với sản xuất để thúc đẩy nông nghiệp hàng hóa phát triển. Có chính sách khuyến khích thành lập nhiều cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp. Bảng số liệu sau sẽ làm rõ hơn cho các biện pháp trên đây.
Bảng 3.4. Số liệu khảo sát kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách thị trường trong nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa
TT Ý kiến Tổng số được khảo sát Tổng số có ý kiến về CS thị trường Số người có ý kiến này Tỷ lệ % So với số có ý kiến về CS này So với tổng số được khảo sát (1) (2) (3) (4) (5) (6=5/4 ) (7=5/3 ) 1 Cần sự định hướng, chỉ đạo,
quản lý, điều tiết của nhà nước với thị trường sản phẩm nông
nghiệp
2 Có chính sách khuyến khích
thành lập nhiều cơ sở chế biến sản phẩm nông nghiệp
1000 962 844 87 84
3 Khuyến khích phát triển nhiều cơ sở thu mua sản phẩm nông nghiệp, tránh độc quyền 1000 962 890 92 89 4 Nhà nước khuyến khích thành lập và tổ chức mạng lưới thị trường đến huyện, xã. 1000 962 759 79 76
5 Nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo trong liên kết 4 nhà, là trọng tài khách quan và xử lý kịp thời các vướng mắc do quan hệ lợi ích giữa doanh nghiệp chế biến, các tổ chức thu mua và nông dân
1000 962 241 25 24
6 Nhà nước cần có chính sách
bình ổn giá cả nông sản cũng như sản phẩm đầu vào của sản xuất nông nghiệp
1000 962 218 23 22
7 Cần thành lập chợ đầu mối để chào bán, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp
1000 962 122 13 12
8 Cần có kênh cung cấp kịp thời về thông tin thương mại, giá cả thị trường sản phẩm nông sản cho nông dân
Nguồn: Ban Kinh tế Tỉnh ủy Thanh Hóa, năm 2005.