Chính sách hỗ trợ đầu vào và đầu ra, phát triển thị trường nông sản và tác động của chúng đến nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Luận văn hay hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 70)

tác động của chúng đến nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa

Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã ban hành QĐ số 3431/2002/QĐ-UB ngày 21/10/2002 về chính sách khuyến khích xuất khẩu;Quyết định số 2116/2002/QĐ-UB về việc ban hành chương trình phát triển xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2002-2005; Quyết định 12481/2004/QĐ-UB ngày 4/8/2004 về chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển cây công nghiệp làm nguyên liệu cho nhà máy chế biến; Thông báo số 1720 TB-UB ngày 4/7/2001 của Chủ tịch UBND tỉnh về chính sách đối với vùng nguyên liệu dứa; Thông báo số 3170/TB-UB ngày 20/11/2001 cho hai vùng nguyên liệu sắn được hưởng

chính sách tương tự như vùng nguyên liệu dứa... Các chính sách này đã có tác động mạnh đến việc hỗ trợ và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản ở tỉnh Thanh Hóa. Số liệu của Ban Kinh tế Tỉnh ủy cho biết:

Trong 3 năm từ 2003 đến 2005 tỉnh đã hỗ trợ cho vùng nguyên liệu dứa 2.389,5 triệu đồng, thưởng cho các hộ có diện tích từ 2 ha trở lên, đạt năng suất 55 tấn/ha mức 700.000 đồng; tiến hành hỗ trợ cho vùng nguyên liệu sắn 5.134 triệu đồng trong các năm 2002-2004, thưởng cho hộ trồng sắn từ 2 ha trở lên đạt năng suất 35 tấn/ha mức 700.000 đồng. Chỉ tính trong 2 năm từ 2003-2004, ngân sách tỉnh đã thưởng cho các đơn vị tham gia xuất khẩu 2.410,37 triệu đồng. Cho đến nay, giá trị xuất khẩu tăng bình quân hàng năm trên 25%. Đặc biệt là ba nhà máy đường lớn (Lam Sơn, Việt Đài, Nông Cống); các xưởng chế biến cao su, cà phê; nhà máy chế biến dứa Như Thanh; hai nhà máy chế biến tinh bột sắn khu vực Như Xuân, Bá Thước; nhà máy chế biến hải sản đông lạnh xuất khẩu... đã ký hợp đồng đầu tư ứng trước vật tư, tiền vốn, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Do vậy đã góp phần ổn định sản xuất, ổn định giá cả và giải quyết tốt công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho nhiều người lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn. Như vậy, với những chính sách hỗ trợ thị trường tiêu thụ nông sản của tỉnh đã có ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển kinh tế nông nghiệp của Thanh Hóa trong những năm qua.

Ngoài tích cực việc thực hiện chính sách phát triển thị trường tiêu thụ nông sản, trong những năm qua Thanh Hóa đã chú ý thực hiện chính sách hỗ trợ thủy lợi phí; Chính sách hỗ trợ thiên tai trong nông nghiệp... Những chính sách này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất nông nghiệp mà còn có ảnh hưởng đến đời sống chính trị - xã hội ở khu vực nông thôn Thanh Hóa. Khi thiên tai xảy ra, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người nông dân, tỉnh đã hỗ trợ cây giống để khắc phục hậu quả thiên tai.

Tuy vậy, bên cạnh sự ảnh hưởng tích cực như đã phân tích, chính sách hỗ trợ và phát triển thị trường nông sản ở Thanh Hóa chưa được thực hiện triệt để. Đến nay vẫn còn khá nhiều công ty, xí nghiệp kinh doanh chế biến nông lâm, hải sản trong tỉnh chưa thực sự quan tâm đến vùng nguyên liệu. Do vậy, họ chưa chủ động ký hợp đồng thu mua sản phẩm với nông dân mà chủ yếu thu gom sản phẩm theo mùa vụ trôi nổi trên thị trường. Chính vì vậy, nguyên liệu cho chế biến không ổn định, hạn chế đến sản xuất kinh doanh của đơn vị. Các cơ sở chế biến nông sản ở Thanh Hóa còn quá ít và thường chưa đủ điều kiện xuất khẩu

trực tiếp mà lệ thuộc vào các công ty bên ngoài, do đó không chủ động tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong tỉnh. Thị trường đầu ra của sản phẩm nông nghiệp chưa có sự điều chỉnh, can thiệp tích cực của Nhà nước. Mặt khác, trách nhiệm của một số người dân trong thực hiện hợp đồng kinh tế chưa thật nghiêm túc (mặc dù họ nhận tiền đầu tư từ cơ sở thu mua, chế biến nhưng đến vụ thu hoạch lại bán sản phẩm trên thị trường tự do, nhằm trốn trả nợ cho đơn vị đầu tư). Đồng thời, kiến thức kinh doanh trong nền sản xuất hàng hóa của nông dân còn nhiều hạn chế, nên hợp đồng kinh tế thực hiện gặp khó khăn...là những chủ trương biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa của nước ta. Việc thực hiện các chính sách hỗ trợ thiên tai trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cấp, thiếu kịp thời và công bằng... Như vậy có thể khẳng định, chính sách thị trường nông sản ở Thanh Hóa cũng chưa được thực hiện đồng bộ. Bảng số liệu sau sẽ làm sáng tỏ hơn về những định này.

Bảng 2.4: Số liệu khảo sát về những tồn tại của chính sách thị trường trong phát triển nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn hay hoàn thiện chính sách kinh tế phát triển nông nghiệp ở tỉnh thanh hóa trong giai đoạn hiện nay (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)