Hoàn thiện Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nhằm giảm thiểu khoảng cách

Một phần của tài liệu Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 73)

6. Kết cấu của đề tài

5.2.3. Hoàn thiện Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nhằm giảm thiểu khoảng cách

cách chuẩn mực

Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy vẫn còn mong đợi chưa hợp lý về những trách nhiệm KTV đặc biệt là trách nhiệm phát hiện, ngăn chặn gian lận hay KTV phải chịu trách nhiệm về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ. Những mong đợi này có thể được xem xét và bổ sung vào chuẩn mực nhằm giảm khoảng cách kỳ vọng này. Bởi vì tăng cường trách nhiệm của KTV đối với gian lận trong kiểm toán BCTC là xu hướng chung của các quốc gia trên thế giới nó là một trong những mục tiêu quan trọng của cuộc kiểm toán là đưa ra ý kiến về BCTC có trung thực và hợp lý hay không. Đây là mục tiêu cần thiết phải đạt được của KTV, nó ảnh hưởng đến sự phát triển của nghề nghiệp.

Để giúp KTV phát hiện gian lận tốt, cần có các hướng dẫn chi tiết về nguyên nhân và các phương pháp phát hiện gian lận ở đơn vị kiểm toán. Muốn vậy, cần tiếp tục cập nhật chuẩn mực kiểm toán VSA 240 về gian lận thường xuyên hơn cùng với sự thay đổi chuẩn mực quốc tế. Bên cạnh đó, Bộ tài chính và Hội nghề nghiệp cần nghiên cứu và sớm ban hành các hướng dẫn thực hiện các chuẩn mực kiểm toán quan trọng, cần có hướng dẫn chi tiết về một số nội dung cần thiết như: Hướng dẫn cách thức đánh giá, tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ để phát hiện những yếu kém của hệ thống kiểm soát nội bộ.Hướng dẫn KTV cách thức thu thập bằng chứng về đặc thù kinh doanh của đơn vị để phát hiện ra gian lận. Vấn đề này rất quan trọng và cần thiết đối với các KTV.

5.3. Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo 5.3.1. Hạn chế của đề tài

Mặc dù đã cố gắng trong nghiên cứu, tuy nhiên đề tài vẫn không thể tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy người viết đưa ra một số hạn chế mà người viết tự nhận thấy được với tầm kiến thức còn nhiều hạn hẹp của mình. Đầu tiên, liên quan đến vấn đề chọn mẫu, với số lượng mẫu khảo sát 184 mẫu còn khá ít và thời gian nghiên cứu ngắn có thể chưa đại diện được sự kỳ vọng của toàn xã hội, đồng thời kết quả khảo sát chỉ mới được thống kê, phân tích số học đơn giản.

Một hạn chế tiếp theo của nghiên cứu là bảng câu hỏi khảo sát đóng nên đối tượng nghiên cứu chưa thể hiện hết quan điểm của mình về vấn đề này. Đồng thời đối tượng khảo sát cũng còn hẹp, chủ yếu là những đối tượng có kinh nghiệm làm việc còn thấp (dưới 5 năm) nên sự hiểu biết về trách nhiệm của KTV cũng như những thông tin được truyền tải trên BCTC được kiểm toán còn hạn hẹp.

Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, mà tại Việt Nam có 3 miền đều có đặc điểm văn hóa khác nhau nên nếu khảo sát tại 2 miền còn lại thì có thể kết quả sẽ có sự thay đổi. Tương tự, điều kiện kinh tế và văn hóa ở Việt Nam khác xa so với các quốc gia khác, vì vậy kết quả này cũng không thể khái quát sang quốc gia khác.

5.3.2. Hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Từ những hạn chế cụ thể nêu trên, nghiên cứu đưa ra một số hướng cho các nghiên cứu tiếp theo:

Thứ nhất: mở rộng cỡ mẫu nghiên cứu, mở rộng sự đa dạng trong mẫu nghiên cứu về đối tượng khảo sát, kinh nghiệm làm viêc, lĩnh vực hoạt động hay nghiên cứu các nhân tố về chính trị, xã hội ảnh hưởng đến khoảng cách kỳ vọng kiểm toán.

Thứ hai: Nên mở rộng nghiên cứu ở những khu vực khác, vùng miền khác: Miền Trung, Miền Bắc.

Kết luận chƣơng 5

Dựa vào những kết quả nghiên cứu của chương 4, chương 5 đã kết luận và đưa ra một số giải pháp nhằm thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán giữa KTV và người sử dụng về trách nhiệm KTV và tính hữu ích của thông tin trên BCTC được kiểm toán: những giải pháp để giảm thiểu khoảng cách từ những mong đợi chưa hợp lý, từ năng lực KTV và hệ thống chuẩn mực chưa đầy đủ. Đề ra những giải pháp này với hi vọng sẽ góp phần nào trong việc cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn cho KTV và người sử dụng để từ đó nâng cao tính hiệu quả của hoạt động kiểm toán tại Việt Nam, củng cố và duy trì niềm tin của công chúng vào nghề nghiệp kiểm toán.

Chương 5 cũng đã đưa ra một số hạn chế của đề tài để và một số định hướng cho hướng nghiên cứu tiếp theo có được sự phát triển hơn, chuyên sâu hơn.

KẾT LUẬN

Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của KTV và tính hữu ích của thông tin trên BCTC được kiểm toán luôn tồn tại giữa KTV và người sử dụng. Trong những năm gần đây, hoạt động kiểm toán ngày càng trở nên quan trọng. Một khi kiểm toán ngày càng giữ vai trò quan trọng thì những người sử dụng BCTC ngày càng trở nên thông minh hơn và họ kỳ vọng kiểm toán viên sẽ bảo vệ lợi ích cho họ và BCTC được kiểm toán đáng tin cậy sẽ giúp họ đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn.

Sau thời gian tập trung nghiên cứu và dựa vào kết quả khảo sát, tác giả có thể kết luận rằng có tồn tại khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm KTV và tính hữu ích của thông tin trên BCTC được kiểm toán tại Việt Nam. Vì vậy, tác giả đưa ra những giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng kiểm toán giúp cho người sử dụng có cái nhìn nhận đúng hơn về trách nhiệm của KTV cũng như hiểu rõ về những thông tin hữu ích được truyền tải trên BCTC được kiểm toán từ đó nhằm nâng cao chất lượng BCTC và niềm tin của công chúng vào nghề nghiệp kiểm toán.

Tóm lại, với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn, tác giả đã hoàn thành những nội dung mà đề tài đưa ra. Tuy nhiên do hạn chế về điều kiện thời gian nghiên cứu cũng như kiến thức có hạn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ phía Thầy Cô để hoàn thiện bài nghiên cứu hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

Bộ tài chính, 2012. Hệ thống các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Hà nội, ngày 06/12/2012.

Bộ tài chính, 2003. Hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam. Hà nội, ngày 01/01/2003.

Cao Thị Cúc, 2013. Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết Việt Nam nhằm nâng cao hữu ích của thông

tin cho các nhà đầu tư. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ

Chí Minh.

Hoàng Trọng và Nguyễn Chu Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu với SPSS.

Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

Hội nghề nghiệp kiểm toán Việt Nam, 2013. Khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán, Hà Nội ngày 03/07/2013.

<http://www.vacpa.org.vn/Page/Detail.aspx?newid=4656> truy cập ngày 22/09/2016.

Ngô Thị Thúy Quỳnh, 2015. Giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng giữa kiểm

toán viên và nhà quản lý trong việc kiểm toán báo cáo tài chính tại Việt Nam. Luận

văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động – xã hội.

Nguyễn Quốc Kịp, 2015. Khoảng cách mong đợi về trách nhiệm của kiểm toán viên trong kiểm toán báo cáo tài chính – nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Nhóm nghiên cứu Đại học Kinh tế - luật, ĐHQG.HCM, 2015. Đo lường khoảng cách kỳ vọng giữa nhà đầu tư và chất lượng công ty kiểm toán.

Phan Thanh Trúc, 2013. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán

Tạ Duy Khánh, 2015. Khoảng cách thông tin trên báo cáo kiểm toán báo cáo

tài chính tại Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ

Chí Minh.

Trịnh Thanh Thanh,2013. Tăng cường thông tin hữu ích trên báo cáo kiểm toán

về báo cáo tài chính tại các công ty niêm yết ở Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ. Trường

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Vũ Hữu Đức và các cộng sự, 2007, Kiểm toán, Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu tiếng Anh

Amirhossein Taebi Noghondari Soon-Yau Foong, 2013. Antecedents andconsequences of auditexpectation gap. Managerial Auditing Journal, Vol. 28 Iss 5 pp. 384 – 406.

Anila Devi, 2014. Audit Expectation Gap between Auditors and Users of Financial Statements. European Journal of Business and Management, Vol.6, No.14, 2014.

Baron CD, Douglas A, Johnson A, Searfoss G, Smith H, 1977. Uncovering Corporate Irregularities: Are We Closing the Expectation Gap. Accountancy,Vol 144, pp.243-250.

Beck GW, 1974. Public Accountants in Australia-Their Social Role, Melbourne. Australian Accounting Research Foundation.

Best, Peter J and Buckby, Sherrena and Tan, Clarice, 2001. Evidence of the Audit Expectation Gap in Singapore. Managerial Auditing Journal, pp 134-144.

Epstein MJ, Hill J, 1995. The Expectation Gap between Investors and Auditors.

Greenwich, Connecticut, JAI Press Inc.

Gloeck JD, De Jager H, 1993. The Audit Expectation Gap.

Guy, DM & Sullivan, JD., 1988. The Expectation Gap Auditing Standards.

Humphrey, C., Moizer, P., & Turley, S., 1993. The audit expectations gap in Britain: An empirical investigation. Accounting and Business Research, pp.23, 395- 411.

Lee TA, 1970. The Nature of Auditing and Its Objectives. Accountancy, Volume 81, pp.32-34.

Low AM, 1980, The Auditor’s Detection Responsibility: Is There An Expectation Gap? Accountancy,Vol 150: 65-70.

Low,A.M., Foo, S.L. & Koh, H.C, 1988. The expectation gap between financial analysts and auditors –Some empirical evidence. Singapore Accountant, Vol. 4, May, pp.10-13.

Omid Pourheydari Mina Abousaiedi, 2011. An empirical investigation of theaudit expectations gap inIran, Journal of Islamic Accounting and Business Research, Vol. 2 Iss 1 pp. 63 – 76.

Porter, B. A., 1993. An empirical study of the audit expectation - performance ga. Accounting and Business Research, pp.49- 68.

R. Dixon A.D. Woodhead M. Sohliman, 2006. An investigation of theexpectation gap in Egypt. Managerial Auditing Journal, Vol. 21 Iss 3 pp. 293 – 302.

Rien Agustin F, 2014. Audit Expectation Gap And ItsImplication OnCredit Decision Making. International Journal of scientific & technology research, Vol3, Issue 2.

Schelluch, 1996. Long-form audit reportmessages: further implications for the audit expectation gap. Accounting ResearchJournal, Vol. 9 No. 1, pp. 48-55.

PHỤ LỤC 1 – BẢNG KHẢO SÁT

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ “KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN VỀ TRÁCH NHIỆM KIỂM TOÁN VIÊN VÀ TÍNH HỮU ÍCH CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐƢỢC KIỂM TOÁN - NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM”

A. PHẦN GIỚI THIỆU

Kính chào anh/ chị,

Tôi tên là Đỗ Thị Hằng, học viên cao học chuyên ngành Kế toán tại trường Đại học Kinh Tế Tp.Hồ Chí Minh. Hiện tôi đang thực hiện nghiên cứu về “Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán _Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt

Nam” với mục đích hoàn thành luận văn thạc sĩ. Tôi rất mong nhậnđược sự giúp đỡ

từ quý anh/chị thông qua việc trả lời các câu hỏi trong bảng khảo sát bên dưới. Sự đóng góp của anh/chị là rất quan trọng và có ý nghĩa lớn cho việc nghiên cứu của tôi.Trong cuộc khảo sát này, không có quan điểm nào là đúng hay sai mà tất cả đều là các thông tin hữu ích.Những câu trả lời của Qúy anh/chị sẽ chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu và được giữ bí mật tuyệt đối. Chân thành cảm ơn Quý anh/chị đã dành thời gian quý báu giúp tôi hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát này.

B. PHẦN THÔNG TIN PHỎNG VẤN VIÊN

(Thông tin dưới đây là rất cần thiết để xác nhận việc khảo sát là có thực, rất mong Qúy anh/chị hỗ trợ điền đầy đủ các thông tin.)

Xin vui lòng cho biết một số thông tin về anh/chị:

HọTên:……… Email: ……… Số điện thoại:………. Tên công ty anh/chị đang làm việc: ………

1. Nghề nghiệp của anh chị là gì: 1. Kiểm toán viên

2. Kế toán

3. Nhân viên thuế 4. Phân tích tài chính 5. Cổ đông

6. Ngân hàng 7. Lĩnh vực khác

2. Kinh nghiệm làm việc ở cùng vị trí: 1. Dưới 2 năm kinh nghiệm

2. Từ 2 đến 5 năm kinh nghiệm 3. Từ 5 đến 10 năm kinh nghiệm 4. Trên 10 năm kinh nghiệm

C. PHẦN NỘI DUNG

Anh chị vui lòng đọc kỹ những phát biểu sau, sau mỗi phát biểu vui lòng đánh dấu (x) trả lời thể hiện đúng nhất quan điểm của anh/chị theo mức độ sau đây:

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý 3. Không ý kiến 4. Đồng ý 5. Hoàn toàn đồng ý

STT hóa

Các phát biểu 1 2 3 4 5

Trách nhiệm kiểm toán viên (KTV)

1 TN1 KTV có trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính cho đơn vị được kiểm toán.

2 TN2 KTV chịu trách nhiệm về tính hữu hiệu đối với hệ thống kiểm soát nội bộ tại đơn vị được kiểm toán.

sơ kế toán của đơn vị được kiểm toán

4 TN4 KTV có trách nhiệm phát hiện tất cả các gian lận trong đơn vị được kiểm toán.

5 TN5 KTV phải kiểm tra 100% các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ kế toán của đơn vị

6 TN6 KTV không có trách nhiệm ngăn chặn các gian lận trong đơn vị được kiểm toán.

7 TN7 KTV luôn trung thực và khách quan trong kiểm toán BCTC

8 TN8 KTV phải chịu trách nhiệm nếu đơn vị kiểm toán bị phá sản do gian lận.

9 TN9 KTV phải đưa ra tất cả những cảnh báo về rủi ro có thể xảy ra đối với doanh nghiệp

Tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC) đƣợc kiểm toán

10 HI1 Báo cáo tài chính được kiểm toán sẽ phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của đơn vị.

11 HI2 Thông tin trên BCTC được kiểm toán đảm bảo tính đầy đủ và hợp lý

12 HI3 Người sử dụng có được sự đảm bảo rằng BCTC được kiểm toán không còn các sai sót trọng yếu.

lý trong việc giám sát các hoạt động của đơn vị 14 HI5 BCTC được kiểm toán là hữu ích cho nhà quản lý trong việc hoàn thiện hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị

15 HI6 BCTC được kiểm toán là hữu ích cho việc ra quyết định của các nhà đầu tư.

16 HI7 BCTC được kiểm toán là hữu ích để đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của đơn vị 17 HI8 BCTC được kiểm toán cung cấp thông tin về

khả năng sinh lời của đơn vị trong tương lai 18 HI9 BCTC được kiểm toán giúp người sử dụng

phân tích đúng thực trạng doanh nghiệp và hạn chế rủi ro khi đầu tư

---

Xin chân thành cảm ơn anh/chị đã hoàn thành bảng câu hỏi khảo sát!

Mọi ý kiến đóng góp hay thắc mắc xin quý anh/chị vui lòng gửi mail về địa chỉ hangdo0712@gmail.com hoặc gọi điện thoại đến số 0122.768.4391. Trân trọng.

PHỤ LỤC 2 – Kiểm định Independent Samples T-Test về trách nhiệm KTV

Levene's Test for Equality of

Variances t-test for Equality of Means

F Sig. t Df Sig. (2- tailed) Mean Differenc e Std. Error Differenc e 95% Confidence Interval of the Difference Lower Upper TN1 Equal variances assumed 3.708 .056 -.851 182 .396 -.124 .146 -.413 .164

Equal variances not assumed -.856 179.771 .393 -.124 .145 -.411 .162

Một phần của tài liệu Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán về trách nhiệm của kiểm toán viên và tính hữu ích của thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán nghiên cứu thực nghiệm tại việt nam (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)