6. Kết cấu của đề tài
1.3.3. Vấn đề cần nghiên cứu
Nghiên cứu về “khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” là một đề tài được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm với nhiều quan điểm, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tại Việt Nam, đã có một số nghiên cứu thực hiện, tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu tại Việt Nam chỉ tập trung nghiên cứu về trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện các gian lận và sai sót trên BCTC của ĐVĐKT và chưa có nghiên cứu nào kết hợp giữa trách nhiệm KTV, tính hữu ích của thông tin trên BCTC được kiểm toán. Thêm vào đó, các nghiên cứu này đã được thực hiện ở các nước có nền kinh tế phát triển, điển hình như Schelluch (1996), Peter, J. Best, Sherrena Buckby, Clarice Tan (2001) tại singapore, Mohamed Nazri Fadzly Zauwiyah Ahmad (2004) tại Malaysia, R. Dixon A.D. Woodhead M. Sohliman (2006) tại Egypt, Soon-Yau Foong (2013), Anila Devi (2014) tại Iran…trong khi đó, tại một nước đang phát triển ở Đông Nam Á như Việt Nam thì một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến nghề
nghiệp kiểm toán chưa được nghiên cứu rộng rãi. Do vậy, tác giả chọn vấn đề này để tìm hiểu liệu có tồn tại khoảng cách kỳ vọng về trách nhiệm KTV, về tính hửu ích của thông tin trên BCTC được kiểm toán, để từ đó có những đề xuất nhằm thu hẹp khoảng cách này tại Việt Nam.
Kết luận chƣơng 1
Nghiên cứu về “khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” là một đề tài luôn mang tính hấp dẫn và cấp thiết, có giá trị to lớn đối với người sử dụng BCTC nói riêng và xã hội nói chung. Vì việc nâng cao chất lượng kiểm toán hiện nay không chỉ cố gắng nâng cao năng lực của KTV, hoàn thiện các thủ tục kiểm toán hay kiểm soát chất lượng của các công ty kiểm toán mà còn phải tìm hiểu xem kỳ vọng thực tế của xã hội hiện nay như thế nào, hợp lý hay không và họ có tin tưởng vào cuộc kiểm toán BCTC để đưa ra quyết định đầu tư của mình không. Từ đó hạn chế những mong đợi không hợp lý của các nhóm lợi ích vượt quá khả năng thực tế của KTV nhằm thu hẹp khoảng cách kỳ vọng này.
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán
Trên thế giới, số lượng những vụ kiện tụng về kết quả kiểm toán báo cáo tài chính đối với các kiểm toán viên độc lập trong những năm gần đây đã gia tăng rất nhiều và đặt ra những câu hỏi về khả năng đáp ứng của nghề nghiệp kiểm toán đối với yêu cầu của xã hội. Do đó, các nhà nghiên cứu và thực hành đã nghiên cứu đã rất quan tâm đến khái niệm về “Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” và đưa ra rất nhiều quan điểm về khái niệm này:
- Liggio (1974), là người đầu tiên đưa ra khái niệm “Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán”. Theo ông, khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là sự khác biệt giữa mức độ kỳ vọng về hiệu quả công việc kiểm toán giữa kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo tài chính.
- Ủy ban Cohen (1978) mở rộng khái niệm này, cho rằng khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là sự kỳ vọng hoặc yêu cầu của công chúng về những gì KTV có thể và nên thực hiện một cách hợp lý.
- Guy và Sullivan (1988), có sự khác biệt giữa những gì mà công chúng và nhữngngười sử dụng BCTC tin tưởng KTV chịu trách nhiệm và những gì mà KTV tin tưởng họ chịu trách nhiệm.
- Godsel (1992) mô tả khoảng cách kỳ vọng là khoảng cách mà công chúng tin tưởng vềtrách nhiệm của KTV và kết quả thể hiện trong Báo cáo kiểm toán.
- Porter (1993) cho rằngkhoảng cách kỳ vọng là khoảng cách giữa sự kỳ vọng của xã hội đối với kiểm toán viên và hoạt động kiểm toán.
- Monroe và Woodliff (1993) cho rằng khoảng cách kỳ vọng kiểm toán là sự khác biệt về niềm tin giữa KTV và công chúng về nhiệm vụ và trách nhiệm mà KTV đảm nhận và thông điệp trình bày trong báo cáo kiểm toán.
- Theo Viện Kế toán viên Công chứng Hoa Kỳ (1993), khoảng cách kỳ vọng đề cập đến sự khác biệt giữa những gì mà công chúng và người sử dụng BCTC tin rằng trách nhiệm của KTV phải làm và những gì mà KTV tin rằng trách nhiệm họ phải làm.
- Viện Kế toán viên Công chúng Úc (1994), cho rằng khoảng cách kỳ vọng là sự khác biệt về kỳ vọng của người sử dụng BCTC và chất lượng lập BCTC, chất lượng dịch vụ kiểm toán.
Như vậy, có thể nhận thấy rằng mặc dù các khái niệm với các từ ngữ khác nhau nhưng các khái niệm trên đều đề cập đến khoảng cách về sự nhận thức hoạt động thực tế của KTV và kỳ vọng mà KTV phải thực hiện; và tồn tại sự khác biệt về nhận thức giữa KTV, người sử dụng BCTC và xã hội.
Trên thực tế, lúc nào cũng có sự khác biệt về nhận thức giữa KTV và công ty kiểm toán thực hiện hoạt động kiểm toán, với sự nhận thức của những người sử dụng BCTC và xã hội đối với hoạt động kiểm toán. Tuy nhiên, khi hoạt động kiểm toán ngày càng trở nên phổ biến thì khoảng cách này lại có xu hướng thu hẹp qua thời gian. Chính do xuất hiện khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán mà sự mâu thuẫn và hiểu lầm giữa KTV và Công ty kiểm toán, với những người sử dụng BCTC thường xuyên xảy ra. Sự xuất hiện khoảng cách kỳ vọng kiểm toán này, xét một cách khách quan, được hình thành từ cả phía KTV và Công ty kiểm toán; và chính từ phía những người sử dụng BCTC.
2.2. Mô hình nghiên cứu về nguyên nhân hình thành khoảng cách kỳ vọng kiểm toán trong kiểm toán BCTC
Qua phần tổng quan các nghiên cứu trước cho thấy, luôn tồn tại khoảng cách giữa KTV và những người sử dụng kết quả kiểm toán về kỳ vọng của những đối tượng này với phạm vi trách nhiệm của KTV. Các kỳ vọng này đã vượt quá trách nhiệm và khả năng của kiểm toán viên.
Nghiên cứu nổi bật để tìm ra nguyên nhân xuất hiện của khoảng cách kỳ vọng này là nghiên cứu của Porter, nghiên cứu của bà đã mang lại cái nhìn hoàn thiện hơn về khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán. Theo Porter, khoảng cách kỳ vọng trong kiểm toán gồm 2 thành phần chính, đó là khoảng cách về tính hợp lý và khoảng cách về kết quả.
Hình 2.1: Mô hình về khoảng cách mong đợi kiểm toán (Porter, 2012)
Từ mô hình khoảng cách kỳ vọng kiểm toán của Porter (2012), có thể thấy các nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành khoảng cách kỳ vọng kiểm toán như sau:
Khoảng cách về tính hợp lý: Mong đợi chưa hợp lý từ phía xã hội
Vẫn còn nhiều quan niệm cho rằng trách nhiệm của KTV là bảo đảm BCTC được kiểm toán là chính xác tuyệt đối và không có bất cứ sai sót nào tồn tại và KTV cần phải kiểm tra 100% các nghiệp vụ kinh tế và phát hiện tất cả các sai sót và gian lận qua đó cảnh báo tất cả các rủi ro có thể xảy ra đến doanh nghiệp; BCTC phải trình bày tất cả các thông tin có liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Nhiều người sử dụng BCTC cho rằng BCTC đã được kiểm toán là sự bảo đảm tuyệt đối các thông tin phản ánh trên BCTC của doanh nghiệp. Nhiều người sử dụng BCTC đã được kiểm toán cũng kỳ vọng rằng số liệu mà KTV xác nhận trên BCTC phải giống như số liệu mà các cơ quan khác thanh quyết toán BCTC của đơn vị như số liệu về thuế phải nộp, chi phí hợp lý hợp lệ, đơn vị được kiểm toán sẽ không bị
Khoảng cách về Khoảng cách về kết quả tính hợp lý
Kết quả Chuẩn mực Mong đợi đạt được chưa đạt bất hợp lý
Trách nhiệm hiện tại của kiểm
toán viên
Trách nhiệm của kiểm toán viên theo mong
đợi hợp lý Kết quả công
việc kiểm toán viên dưới mắt xã hội
Khoảng cách giữa mong đợi và kết quả kiểm toán
Mong đợi của xã hội về kiểm toán viên
phá sản, không còn gian lận tại đơn vị hay đơn vị đã được quản lý tốt. Do vậy, họ không quan tâm nhiều đến ý kiến KTV và khi quyết định kinh tế của họ có sai lầm thì dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp kiện tụng với KTV và công ty kiểm toán.
Sở dĩ, một cuộc kiểm toán thường không thể đáp ứng được những yêu cầu trên do hạn chế vốn có của cuộc kiểm toán và sâu xa hơn là do khía cạnh kinh tế của vấn đề. Vì một cuộc kiểm toán nếu muốn đạt được những yêu cầu nêu trên, giả sử thực hiện được, sẽ dẫn đến chi phí rất cao và không tương xứng với mục đích sử dụng của BCTC.
Bởi lẽ, căn cứ vào những thông tin trên BCTC, người sử dụng sẽ đưa ra các quyết định kinh tế. Những quyết định này được đưa ra chủ yếu là dựa trên một sự hiểu biết về tổng thể của BCTC hơn là chi tiết, vì thế người sử dụng chỉ cần được cung cấp một sự đánh giá về mức độ trung thực và hợp lee của BCTC hơn là đi sâu vào những khía cạnh khác như việc tuân thủ tất cả quy định của pháp luật hay phát hiện mọi gian lận và nhầm lẫn… Còn những vấn đề nào thuộc về trách nhiệm của người quản lý thì đã được hoặc cần được quy định bởi pháp luật.
Khoảng cách về kết quả: Khoảng cách do dịch vụ chưa hoàn hảo
Cụ thể, các dịch vụ kiểm toán do KTV và công ty kiểm toán cung cấp chưa thực sự hoàn hảo và chưa thỏa mãn nhu cầu và kỳ vọng của những người sử dụng BCTC. Dịch vụ kiểm toán chưa hoàn hảo có thể do:
- Năng lực nghề nghiệp của KTV thực hiện cuộc kiểm toán chưa cao do vậy chưa phát hiện được các sai phạm trọng yếu vẫn còn tồn tại trong BCTC đã được kiểm toán;
- Tính độc lập của KTV bị vi phạm như KTV chưa độc lập đầy đủ về quan hệ xã hội và quan hệ kinh tế với đơn vị được kiểm toán và chưa độc lập trong việc thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán;
- Không phải lúc nào KTV cũng kiểm tra 100% các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cho nên hoạt động kiểm toán lúc nào cũng tồn tại rủi ro;
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các cuộc kiểm toán bao gồm cả cuộc kiểm toán BCTC, các KTV và Công ty kiểm toán chưa thông báo và giải thích hoặc có thông báo và giải thích không đầy đủ cho những người sử dụng BCTC như Ban Giám đốc công ty khách hàng và các bộ phận có liên quan trong đơn vị được kiểm toán như phòng Kế toán về bản chất của cuộc kiểm toán. Cụ thể, người sử dụng BCTC vẫn chưa hiểu thấu đáo cơ sở tiến hành kiểm toán; đối tượng kiểm toán; phạm vi kiểm toán; ý kiến kiểm toán, mức trọng yếu, các loại rủi ro có liên quan.
Hơn nữa, ý kiến chấp nhận từng phần có ngoại trừ bị lạm dụng và được nhiều KTV và công ty kiểm toán đưa ra. Mục đích của việc đưa ra ý kiến này là để giảm thiểu trách nhiệm của KTV về BCTC đã được kiểm toán. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 700 và 705, ý kiến chấp nhận từng phần được được áp dụng trong trường hợp KTV kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC; hoặc KTV không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng KTV kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với BCTC.