Đặc điểm quy trình kiểm toán hoạt động chi thường xuyên ngân sách

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU MÔN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG (Trang 42 - 44)

1. Đặc điểm lập kế hoạch

* Khách thể và đối tượng kiểm toán:

Khách thể là đơn vị dự toán cấp 1 được thực hiện trực tiếp trên những mẫu xác định là đơn vị dự toán cấp 3.

Đối tượng trực tiếp của KTHĐ chi thường xuyên NSNN hướng tới trọng tâm là hoạt động chi để thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

* Đánh giá rủi ro : sử dụng đánh giá rủi ro trong kiểm toán hoạt động chi thường xuyên NSNN để xác định những rủi ro có tác động toàn diện và có tính chi phối rộng đến tính kinh tế, hiệu quả hiệu lực trong quản lý và sử dụng kinh phí của đơn vị được kiểm toán. Những rủi ro đặc trưng tồn tại trong chi NSNN như khoản mục chi vượt quá hoặc không đạt dự toán, kinh phí và thời gian thực hiện vượt quá quy định, không hoành thành nhiệm vụ so với mục tiêu đề ra, chất lượng dịch vụ thấp, không thực hiện theo yêu cầu kiến nghị của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các loại rủi ro này được chia thành:

- Rủi ro tổ chức: rủi ro được xác định thông qua việc ra soát từ trên xuống của hoạt động chi thường xuyên từ đơn vị dự toán cấp 1 đến đơn vị dự toán cấp 3.

- Rủi ro hoạt động: là rủi ro được xác định thông qua việc tìm hiểu hoạt động quản lý và sử dụng kinh phí thường xuyên của đơn vị.

- Rủi ro bên ngoài: rủi ro xuất hiện thông qua thông tin đại chúng, truyền thông, báo chí… * Đặc điểm cơ bản trong giai đoạn lập kế hoạch:

Một là, lựa chọn đơn vị dự toán cấp 3 phải đảm bảo có tính đại diện và suy rộng cho toàn

bộ hoạt động quản lý Nhà nước.

Hai là, nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ để xây dựng chương trình kiểm toán hợp lý. Ba là, liên hệ giữa thực tế kiểm soát nội bộ đơn vị được kiểm toán với các đơn vị khác để

chọn phương pháp và trình tự tiên tiến, từ đó xây dựng hệ thống tiêu chuẩn đồng bộ.

Bốn là, chương trình kiểm toán cần chi tiết tối đa có thể để tạo điều kiện thuận lợi cho giai

đoạn thực hiện kiểm toán.

Năm là, kiểm toán hoạt động chi thường xuyên cần kết hợp với kiểm toán hoạt dộng thu

ngân sách.

2. Thực hiện kiểm toán

- Áp dụng rộng rãi thử nghiệm kiểm soát phù hợp với phương hướng và mục tiêu của tính pháp lệnh cao trong hoạt động chi.

- Áp dụng rộng rãi thử nghiệm tần suất phù hợp với trình tự điều hành tiên tiến của các đơn vị dự toán.

- Áp dụng thủ tục phân tích với các quy tắc pháp lý ưu việt hoặc hạn chế đang được thực hiện tại đơn vị dự toán.

3. Kết thúc kiểm toán

- Cập nhật kịp thời thông tin về các kết luận kiểm tra, thanh tra của các cơ quan khác như kho bạc nhà nước, cơ quan chuyên ngành.

- Ý kiến đưa ra cần thận trọng và nhạy bén với kết luận của các hoạt động kiểm tra, giám sát khác.

- Tập trung chủ yếu vào những tổng kết kinh nghiệm về trình tự và phương pháp điều hành tiên tiến.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU MÔN KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH HOẠT ĐỘNG (Trang 42 - 44)