- Tính định kỳ: Cuộc kiểm toán Marketing cần phải được thực hiện đình kỳ để có những đánh
2. Đặc điểm tổ chức quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước với kiểm toán hoạt động
chi ngân sách không chỉ quan tâm tới quy mô mà cả tỷ lệ các khoản chi, kết quả của việc chi trong từng kỳ ngân sách và tính liên đới giữa các kỳ ngân sách kế tiếp.
=> Hoạt động chi thường xuyên với mục đích duy trì hoạt động quản lý nhà nước, do đó, kiểm toán hoạt động chi thường xuyên luôn gắn liền với hoạt động của bộ máy nhà nước. Đồng thời cũng gắn chặt với cả hoạt động kiểm soát chi cả về kiểm toán báo cáo quyết toán chi ở từng cấp ngân sách.
2. Đặc điểm tổ chức quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước với kiểm toán hoạtđộng động
Hoạt động chi NSNN được phân bổ ở 3 cấp, đơn vị dự toán cấp 1 đến cấp 3. Đơn vị dự toán cấp 1 là đơn vị trực tiếp nhận dự toán năm của cơ quan nhà nước trung ương hoặc địa phương chịu trách nhiệm phân bổ ngân sách cho các đơn vị cấp dưới. Đơn vị dự toán cấp 2 là đơn vị trực thuộc đơn vị cấp 1, chịu trách nhiệm nhận và phân bổ dự toán ngân sách từ đơn vị cấp 1 cho đơn vị dự toán cấp 3. Đơn vị dự toán cấp 3 là đơn vị trực tiếp sửa dụng kinh phí, chịu trách nhiệm nhận dự toán từ đơn vị cấp 2. Thực hiện công tác quản lý kinh phí của cấp mình.
Nhà nước phân bổ các cấp dự toán nhằm mục đích quản lý hiệu quả. Tính hiệu quả này được thể hiện qua các chính sách pháp luật. Và do đó, hoạt động chi thường xuyên NSNN có tính pháp lý cao. Theo đó, kiểm toán hoạt động đi sâu vào những phương pháp, những trình tự mà cơ quan chi phải thực hiện, phải tuân thủ để đạt được mục tiêu chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả.
Để đánh giá toàn diện hoạt động chi, khách thể của kiểm toán là đơn vị dự toán cấp 1, trong khi hoạt động chi lại trực tiếp diễn ra ở đơn vị dự toán cấp 3. Vì vậy, khi kiểm toán, phải tiến hành chọn mẫu là đơn vị dự toán cấp 3.
Nguồn ngân sách cho hoạt động chi nói chung và chi thường xuyên nói riêng có tính giới hạn, tuy nhiên, nguồn chi này mang tính xã hội và hiệu qỉa đạt được lại thể hiện trong nhiều kỳ ngân sách, do đó, việc tiết kiệm hợp lý chi tiêu cần được quan tâm cả trong quản lý, cả trong đánh giá ngắn hạn và cần được nhìn ở tầm dài hạn.
Hoạt động chi NSNN phải gắn liền với quản lý định mức, về quản lý định mức có 2 loại: quản lý theo mục chi, quản lý khách thể chi. Dù cách thức định mức như thế nào, song tất cả các định mức đó đều là tiêu chuẩn để đo lường kết quả hoạt động chi NSNN.
Kiểm soát chu trình chi ngân sách: chu trình chi ngân sách thông thường gồm 3 giai đoạn:
• Giai đoạn lập dự toán chi thường xuyên: 3 bước
Bước 1: căn cứ vào dự toán thu chi NSNN kỳ kế hoạch để xác định mức chi dự kiến năm nay.
Bước 2: các đơn vị cơ sở sau khi lập dự toán sẽ gửi lên cho đơn vị cấp trên trực tiếp quản lý. Đơn vị cấp trên thực hiện tổng hợp và lập dự toán kinh phí của cấp mình trình cho cơ quan có thẩm quyền xét duyệt.
Bước 3: dự toán sau khi được xét duyệt sẽ chính thức phân bổ cho từng cấp, từng đơn vị. => Với trình tự này, việc lập dự toán chi thường xuyên phải đảm bảo kết hợp giữa tính tập trung và thống nhất với tính dân chủ. Đây cũng là căn cứ để xây dựng tiêu chuẩn định tính và định lượng cho kiểm toán hoạt động.
• Giai đoạn chấp hành dự toán chi: thực hiện dự toán chi phải đảm bảo 4 nguyên tắc
- Đảm bảo phân phối nguồn kinh phí hợp lý.
- Phải đảm bảo việc cấp kinh phí đúng mục đích, kịp thời, chống tham ô, lãng phí. - Đảm bảo sử dụng tiết kiệm các khoản chi.
- Đảm bảo phát triển hệ thống thông tin quản lý.
Kiểm toán hoạt động sẽ căn cứ vào các nguyên tắc này để xây dựng tiêu chí đánh giá hợp lý.
• Giai đoạn quyết toán chi thường xuyên:
Cả nội dung và yêu cầu quyết toán đều gắn bó chắt chẽ với kiểm toán hoạt động. Về nội dung, quyết toán phản ánh quá trình kiểm tra,kiểm soát đồng thời đánh giá tính thực hiện dự toán chi cả về hiệu lực của các chính sách, chế độ, cả về công tác điều hành của các cấp cách
ngành trong quá trình lập và thực hiện chi ngân sách. Về yêu cầu quyết toán, những nguyên tắc quyết toán chi ngân sách cũng gắn liền với kiểm toán hoạt động trên các mặt:
Một là, phải lập đầy đủ các loại BCTC, và gửi tới cơ quan có thẩm quyền.
Hai là, báo cáo quyết toán phải có xác nhận của kho bạc nhà nước trước khi trình cơ quan có
thẩm quyền.
Ba là, báo cáo quyết toán phải phản ánh được tình hình thực hiện dự án.
Bốn là, báo cáo quyết toán phản ánh tính chấp hành pháp luật về ngân sách. Năm là, số liệu trong báo cáo phải chsinh xác và hợp pháp.
Sáu là, báo cáo quyết toán ngân sách cần được kiểm toán tài chính.