Dữ liệu thử nghiệm

Một phần của tài liệu Bảo vệ sự toàn vẹn của cơ sở dữ liệu quan hệ bằng kỹ thuật thủy vân (Trang 44 - 48)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.Dữ liệu thử nghiệm

Dữ liệu thử nghiệm là các giao dịch chứng khoán hàng ngày. Dữ liệu này đƣợc lấy từ sàn giao dịch chứng khoán Sài Gòn.

Số lƣợng mã chứng khoán dùng để thử nghiệm là 285 mã chứng khoán và 10.000 giao dịch.

36

Thông tin trong mỗi giao dịch nhƣ bảng 3.1 dƣới đây

TT Tên Giải thích Kiểu dữ liệu

1 ID Khóa chính int

2 MaCK Mã chứng khoán varchar

3 NgayGD Ngày tháng năm của giao dịch varchar

4 GiaMoCua Giá mở cửa int

5 GiaCaoNhat Giá cao nhất int

6 GiaThapNhat Giá thấp nhất int

7 GiaDongCua Giá đóng cửa int

8 KhoiLuong Khối lƣợng giao dịch int

Bảng 3.1: Thông tin trong mỗi giao dịch

Chƣơng trình đƣợc cài đặt bằng ngôn ngữ Visual C# và sử dụng hệ quản trị CSDL SQL server 2008.

Trong thử nghiệm, thủy vân đƣợc đánh dấu ở 4 góc bằng ảnh xám kích thƣớc 3030. Dữ liệu có 10.000 bản ghi nên kích thƣớc thủy vân WM’

100100 với 4 góc đƣợc đánh dấu bằng ảnh xám nhƣ nói ở trên. Hình 3.4 là thủy vân số đƣợc dùng trong thử nghiệm.

Giao diện chính của chƣơng trình nhƣ hình 3.1 dƣới đây

37

Để có thể chạy đƣợc chƣơng trình thử nghiệm, chúng ta thực hiện quy trình nhƣ sau:

Chọn cơ sở dữ liệu gốc cần đƣợc bảo vệ tính toàn vẹn của dữ liệu. Để thực hiện đƣợc bƣớc này, chúng ta chỉ cần kích nút chọn “Cơ sở dữ liệu gốc”. Sau đó chọn cơ sở dữ liệu cần đƣợc bảo vệ, trong luận này, tôi sử dụng dữ liệu các giao dịch chứng khoán hàng ngày đã đƣợc lƣu trong hệ quản trị CSDL SQL 2008 với tên CSDL là TEST.

Sau khi chúng ta chọn đƣợc cơ sở dữ liệu gốc xong. Chúng ta thực hiện tạo cặp khóa bằng cách kích chuột vào nút “Tạo cặp khóa”. Trong chƣơng trình, sử dụng hệ mật RSA 1024 bit để tạo cặp khóa bí mật - công khai.

Tiếp đó, chúng ta thực hiện theo các bƣớc:

Bƣớc 1: Tạo ra thủy vân gốc.

Bƣớc 2: Tạo ảnh chứng thực R.

Bƣớc 3: Tạo ra ảnh R đƣợc mã hóa bằng khóa bí mật.

Hình 3.2 dƣới đây, minh họa kết quả thu đƣợc sau khi chúng ta thực hiện mã hóa cơ sở dữ liệu gốc.

38

Sau đó, công khai mã chứng thực R đƣợc mã hóa bằng khóa bí mật, khóa công khai, và CSDL. Tiếp đó sẽ thử nghiệm với các trƣờng hợp là các bảng CSDL đƣợc tạo trong SQL 2008 có tên là TEST_PUBLIC, đây là CSDL đóng vai trò công khai và chứa các tình huống thử nghiệm.

Để chọn cơ sở dữ liệu công khai, kích chọn “Cơ sở dữ liệu công khai”. Sau khi có cơ sở dữ liệu công khai, chúng ta thực hiện các bƣớc sau:

- Bƣớc 1: Lấy mã chứng thực R. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bƣớc 2: Giải mã chứng thực R bằng khóa công khai.

- Bƣớc 3: Lấy đƣợc thủy vân WM’’ theo thuật toán.

Hình 3.3 dƣới đây minh họa kết quả lấy thủy vân WM’’ của cơ sở dữ liệu công khai.

Hình 3.3: Minh họa các bước lấy thủy vân WM

Sau khi chúng ta lấy đƣợc thủy vân số WM’’, kích nút “Kiểm tra” để so sánh với thủy vân gốc xem dữ liệu có bị tấn công hay không?

39

Hình 3.4: Thủy vân số gốc được dùng trong thử nghiệm

Một phần của tài liệu Bảo vệ sự toàn vẹn của cơ sở dữ liệu quan hệ bằng kỹ thuật thủy vân (Trang 44 - 48)