Chính sách ngoại thương áp dụng trong giai đoạn hiện nay 1 Chính sách thuế và hạn ngạch

Một phần của tài liệu chính sách ngoại thương và thực trạng và giải pháp cán cân thương mại củaViệt Nam trong giai đoạn hiện nay. (Trang 30 - 33)

4.1 Chính sách thuế và hạn ngạch

Khởi đầu năm 2010, chính sách thuế nhập khẩu có nhiều điều chỉnh theo hướng giảm để phù hợp với các cam kết Việt Nam đã đưa ra. Đáng chú ý, Bộ Tài chính theo chức năng nhiệm vụ đã ban hành kèm theo Thông tư số 217/2009/TT-BTC biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam giai đoạn 2010-2012, ưu đãi thuế suất với hơn 1.000 mặt hàng nhập khẩu.

Tuy nhiên, trước những tác động tiêu cực từ nhập siêu mang lại, ngày 16/4, Bộ Công Thương đã ban hành kèm theo Quyết định 1899/QĐ-BCT danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu.

Đến ngày 22/4, Bộ Tài chính cũng ban hành quyết định số 900 /QĐ-BTC quy định sử dụng các công cụ thuế, phí, lệ phí và các biện pháp thích hợp đối với hàng xuất, nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, hạn chế nhập siêu.

Diễn biến trên một số mặt hàng nhập khẩu, kim ngạch nhập khẩu ôtô năm 2010 ước giảm 6,3% so với năm 2009, trong đó ôtô nguyên chiếc giảm tới 24,4%; nhập khẩu xe máy nguyên chiếc cũng giảm tương ứng 9,3%.

4.2 Điều chỉnh tỷ giá

Như nói ở trên, thâm hụt cán cân thanh toán khá lớn trong năm 2009 khiến đồng Việt Nam luôn chịu sức ép mất giá rất lớn. Ngược lại, việc định giá đồng nội tệ cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất, nhập khẩu và nhập siêu.

Sau những tháng đầu tiên của năm, nhập siêu tiếp tục đứng ở mức cao, Ngân hàng Nhà nước đã buộc phải nâng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD và VND. Theo quy định, tỷ giá mới lên mức 18.544 đồng/USD, tăng hơn 3% so với trước đó, áp dụng từ ngày 11/2, đưa mức giá trần theo quy định lên 19.100 VND/USD.

Tuy nhiên, đến ngày 17/8, cơ quan này tiếp tục phải điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa VND với USD, áp dụng từ ngày 18/8, lên mức 18.932 VND (tăng gần 2,1%) và giữ nguyên biên độ tỷ giá +/-3%. Như vậy, trần giá theo quy định mới lên tới 19.500 đồng/USD.

Phản ánh trên thực tế, tỷ giá niêm yết mua và bán của các ngân hàng thương mại liên tục kịch trần trong thời gian dài gần đây. Trên thị trường tự do, tỷ giá trao đổi chênh lệch có lúc đến 10% so với tỷ giá chính thức.

Điều này được cho là làm giảm sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam, tạo lợi thế cho hàng nhập khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu ngoài chuyện phải dự phòng rủi ro cũng kêu nhiều vì khoản chênh lệch tỷ giá ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế.

Sự căng thẳng của tỷ giá USD/VND cuối năm 2010 được chuyển tiếp sang đầu năm 2011 như vậy. Và điều thị trường chờ đợi rồi cũng đến với sự kiện ngày 11-2-2011: lần đầu tiên trong lịch sử Ngân hàng Nhà nước có quyết định tăng tỷ giá mạnh đến như vậy, với 9,3% đi cùng với việc siết biên độ từ +/-3% xuống còn +/-1%.

Có nhiều lý giải đặt ra quanh con số 9,3% đó. Thứ nhất, đó là sự giải phóng áp lực dồn nén quá lớn sau một thời gian tương đối dài. Thứ hai, nhà điều hành muốn một bước để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách giữa hai tỷ giá. Thứ ba, nhà điều hành đã sòng phẳng hơn và theo yêu cầu của thị trường… Và một điểm quan trọng của nó là xóa bớt kỳ vọng sẽ tiếp tục phá giá trong năm 2011 ở giới đầu cơ, hay trong tâm lý thị trường. Giá trị này đến nay đã đúng.

Mọi điều chỉnh của chính sách thường có độ trễ. “Sự kiện 11/2/2011” cũng vậy. Phải đến đầu tháng 4-2011 tỷ giá mới bắt đầu có dấu hiệu bình ổn. Cùng với sự điều chỉnh trên, dấu hiệu đó là kết quả của loạt giải pháp Ngân hàng Nhà nước triển khai mà giới quan sát vẫn dùng từ “ép” hay “vắt cung ngoại tệ”.

Đó là cơ chế áp và siết trần lãi suất huy động USD, thực hiện kết hối và mở rộng đối tượng kết hối, xử lý loạt giao dịch bất hợp pháp trên thị trường tự do… Thêm vào đó, tín dụng ngoại tệ vẫn tăng cao tạo một nguồn cung thương mại từ vốn chuyển đổi cho thị trường; sự chuyển đổi vốn ngoại tệ sang VND cũng có ở các ngân hàng thương mại khi chênh lệch lãi suất cho vay quá hấp dẫn với khoảng 300% càng tạo cung cho thị trường…

Ngày 29-4-2011 trở thành mốc sự kiện quan trọng cho quãng bình yên của tỷ giá về sau...

Với những yếu tố trên, thị trường ngoại hối năm 2011 đón sự kiện ngày 29-4. Sự kiện này bắt nguồn từ những giải pháp, yếu tố tạo cung nói trên, mà điển hình là sự hy hữu có trong hoạt động của các ngân hàng thương mại: chào mời doanh nghiệp mua ngoại tệ!

Thực tế, cung thuận lợi đã tạo một sự đứt gãy rõ rệt trên đường hiển thị biến động tỷ giá, quãng từ 19/4 - 28/4/2011. Giá USD liên tục lao dốc chóng mặt, từ 20.940 VND rơi xuống còn 20.590 VND. Để rồi ngày 29-4 trở thành mốc sự kiện quan trọng khi Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước bất ngờ tăng mạnh giá mua vào USD. Điểm đánh dấu quan trọng cho “nửa sau bình yên” của tỷ giá 2011 nằm ở đây.

Từ 29-4 và nối dài sau đó, Ngân hàng Nhà nước liên tục mua vào. Trạng thái dự trữ ngoại tệ có sự cải thiện mạnh và nhanh chóng. Bên lề nhật ký của diễn biến này có một điểm được ghi nhận: trước khi chuyển giao nhiệm vụ, nguyên Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đã “trả lại” một phần đáng kể cho năng lực dự trữ ngoại tệ.

Vì sao sự kiện 29-4 lại được xem là mốc quan trọng cho “nửa sau bình yên” của tỷ giá 2011? Bên cạnh các yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ giá, sự cải thiện của dự trữ ngoại tệ từ đó là một nguồn lực quan trọng cho công tác bình ổn và điều hành. Điều này gắn với một sự kiện nối tiếp có ở nhiệm kỳ mới của Thống đốc Nguyễn Văn Bình.

Ngày 7-9-2011, một tháng sau khi tân Thống đốc tiếp nhận nhiệm vụ điều hành, Ngân hàng Nhà

nước tổ chức hội nghị ngành, và tại đây thông điệp được đưa ra: nếu điều chỉnh tỷ giá USD/VND thì từ nay (tại ngày 7-9) đến cuối năm không quá 1%.

Tương tự như sự kiện ngày 11-2-2011, thông điệp trên đã xóa bỏ nhất định kỳ vọng tỷ giá tăng trên thị trường, cũng như trong tâm lý dân cư… Giá trị của nó gắn với sự kiện ngày 29-4-2011. Bởi sau sự kiện Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước nâng mạnh giá mua vào USD ngày 29-4 và liên tiếp mua vào sau đó, dự trữ ngoại tệ tăng mạnh trở lại, thông điệp trên trở nên có trọng lượng. Rõ ràng Ngân hàng Nhà nước sẽ khó thuyết phục niềm tin của thị trường với cam kết “không quá 1%” của mình nếu trong tay không có sự gia tăng trở lại của dự trữ ngoại tệ trước đó

III. Giải pháp

Một phần của tài liệu chính sách ngoại thương và thực trạng và giải pháp cán cân thương mại củaViệt Nam trong giai đoạn hiện nay. (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w