PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: 1 Khái niệm.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG (Trang 34 - 37)

1. Khái niệm.

"

Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng phát triển của các thế hệ tương lai.

2. Mục tiêu phát triển bền vững.

- Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống.

- Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường.

- Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các nguồn tàu nguyên, mức sống, dịch vụ y tế.

- Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối.

- Công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp ( tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng).

Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư.

- Ổn định dân số.

- Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị. - Giảm thiểu tác động xấu của môi trường tới đô thị hóa. - Nâng cao học vấn, xóa mù chữ.

- Bảo vệ đa dạng văn hóa.

- Bình đẳng giới, quan têm tới nhu cầu và lợi ích giới.

- Tăng cường sự tham gia của công chúng vào cấc quá trình ra quyết định.

Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế thệ hôm nay và mai sau.

- Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên k tái tạo. - Phát triển k vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái.

- Bảo vệ đa dạng sinh học. - Bảo vệ tầng ozon

- Kiểm soát và giảm thiểu phát xả khí nhà kính. - Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm. - Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm.

Kinh tế

Môi trường PTBV

3. Nguyên tắc phát triển bền vững.

Nguyên tắc về sự ủy thác của nhân dân:

Nguyên tắc này yêu cầu chính quyền phải hành động để ngăn ngừa các thiệt hại môi trường- ở bất cứ đâu sảy ra, bất kể đã có hoặc chưa có các điều luật qui định về cách ứng xử các thiệt hại đó. Nguyên tắc này cho rằng, công chúng có quyền đòi chính quyền- với tư cách là tổ chức đại diện cho họ phải có hành động ứng xử kịp thời các sự cố môi trường.

Nguyên tắc phòng ngừa:

Ở những nơi có thể sảy ra các sự cố moi trường nghiêm trọng và không đảo ngược được, thì không thể lấy lí do là chưa có những hiểu biết chắc chắn mà trì hoãn các biện pháp ngăn ngừa sự suy thoái moi trường. Về mặt chính trị, nguyên tắc này rất khó được áp dụng, và trên thực tế nhiều nước đã cố tình quên.

Nguyên tắc bình đẳng giữa các thế hệ:

Đây là nguyên tắc cốt lõi của phát triển bền vững, yêu cầu rõ ràng rằng, việc thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện nay không được làm phương hại đến cấc thế hệ tương lai thỏa mãn nhu ccaauf của họ. Nguyên tắc này phụ thuộc vào việc áp dụng tổng hợp và có hiệu quả các nguyên tắc khác của phát triển bền vững.

Nguyên tắc bình đẳng trong nội bộ:

Con người trong cùng thế hệ hiện nay có quyền được hưởng một cách bình đẳng trong việc khai thác các nguồn tài nguyên và bình đẳng trong việc chung hưởng một môi trường trong lành và sạch sẽ. nguyên tắc này được áp

dụng để xử lí mối quan hệ giữa các nhóm người trong cùng một quốc gia và giữa các quốc gia. Nguyên tắc này ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong đối thoai quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên tắc phân quyền và ủy quyền:

Các quyết định cần được soạn thảo bởi chính các cộng đồng bị tác động bởi các tổ chức thay mặt họ và gần gũi nhất với họ. Các quyết định cần ở mức quốc gia hơn là mức quốc tế, mức địa phương hơn là mức quốc gia. Đây là nguyên tắc cơ bản nhằm kiểm soát sự ủy quyền của các hệ thống qui hoạch ở tầm quốc tế, và nhằm cổ vũ quyền lợi của các địa phương về sở hữu tài nguyên, về nghĩa vụ đối với môi trường và về các giải pháp riêng của họ. Áp lực ngày càng lớn đòi hỏi sự ủy quyền ngày càng tăng. Tuy nhiên, cần phải hiểu cho đúng là: địa phương chỉ là một bộ phận của các hệ thống rộng lớn hơn chứ không được thực thi chức năng một cách cô lập.

Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền:

Người gây ô nhiếm phải chịu mọi chi phí ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm, phải nội bộ hóa tất cả các chi phí môi trường nảy sinh từ các hoạt động của họ, sao cho các chi phí này được thể hiện đầy đủ trong giá cả của hàng hóa và dịch vụ mà họ cung ứng

Nguyên tắc người sử dụng phải trả tiền:

Khi sử dụng hàng hóa hay dịch vụ, người sử dụng phải trang trả đủ giá tài nguyên cũng như các chi phí môi trường liên quan tới việc chiết tách, chế biến và sử dụng tài nguyên.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG (Trang 34 - 37)