1. TÌNH HUỐNG THỨ NHẤT: THIẾT KẾ THDH CÁC TÍNH CHẤT
1.1. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU
Tiến trình thiết kế THDH các tính chất của tổ hợp và tam giác Pascal của chúng tôi như sau:
Bước 1. Nghiên cứu nội dung, mục tiêu DH, định hướng DH tính chất và những thuận lợi, khó khăn dự kiến trong quá trình DH.
● Tính chất k n k n n
C =C − rất quan trọng trong chương Tổ hợp và xác suất của môn Toán lớp 11 THPT. Chính vì vậy, chúng tôi mong muốn tạo ra được THDH kích thích được khả năng tự tìm tòi, chủ động, tích cực của HS, để các em có điều kiện hiểu sâu, nhớ lâu hơn tính chất này.
● Đặc điểm tâm lý nhận thức của HS: Do thói quen học tập với cách dạy truyền thống của nhiều GV (thuyết trình, giảng giải, ...), HS thường có tâm lý chờ đợi các GV thông báo, truyền thụ tri thức mà không chủ động, tích cực tự tìm ra tri thức. Theo quan sát của chúng tôi, hầu như HS có thói quen khám phá tri thức theo con đường quy nạp: tức là từ những trường hợp cụ thể, khái quát hoá cho trường hợp tổng quát.
● Có một tình hình chung là, hiện nay có không ít HS, nhất là HS ở các thành phố, thị xã thường đi học thêm, học trước chương trình nên một số tri thức GV mong muốn HS tự tìm ra trong quá trình DH trên lớp thì các em đã được học trước, biết trước.
● Điều tra, phỏng vấn, quan sát:
Thông qua GV dạy Toán tôi có được kết quả phỏng vấn 400 HS lớp 11 trường THPT Nguyễn Văn Trỗi, Lộc Hà với câu hỏi trước khi vào bài học về tổ
hợp là: Có bao nhiêu em đã biết tính chất Ckn =Cn kn− ? Và thu được kết quả: mỗi lớp có ít nhất 5 em HS đã biết. Khi tôi cho 80 HS chưa biết về tính chất này, chưa đọc trước SGK, tại hai lớp 11 của trường nói trên giải bài toán sau: “Em có nhận xét gì về mối quan hệ của k n k
n n C ,C − với k,n N,n 1, k n∈ ≥ ≤ và k n n! C k!.(n k)! =
− ? Vì sao?” Qua quan sát tôi thấy rằng, tất cả 80 HS đều dựa vào
công thức; không có HS nào xuất phát từ những trường hợp cụ thể để khái quát hoá kết quả bài toán.
Bước 2. GV thiết kế THDH
Bước 3. Xin ý kiến giáo viên Toán THPT và dạy thực nghiệm sư phạm theo kịch bản THDH đã thiết kế.
Chúng tôi tiến hành dạy thực nghiệm sư phạm tại ba lớp và hai nhóm HS. Lớp thực nghiệm không phải là lớp chuyên, lớp chọn mà là các lớp thuộc trường ở khu vực nông thôn; GV dạy thực nghiệm sư phạm là GV hiện đang dạy môn Toán của lớp; tác giả luận văn trực tiếp dạy thực nghiệm sư phạm tại các nhóm nhỏ.
Bước 4. Thống kê kết quả xin ý kiến GV, xin ý kiến đánh giá và chỉnh sửa kịch bản THDH.
Bước 5. Nếu chưa có được trên 80% ý kiến GV đánh giá THDH từ khá trở lên, sẽ tiếp tục lặp lại các bước 2, 3, 4.