KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Một phần của tài liệu Thiết kế một số tình huống dạy học đại số và giải tích ở trường phổ thông theo hướng giúp học sinh kiến tạo trí thức (Trang 43 - 51)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này luận văn đã đưa ra các cơ sở khoa học của phương pháp dạy học kiến tạo và dạy học theo quan điểm hoạt động, đã phân tích được những yếu tố phù hợp của việc phối hợp giữa phương pháp dạy học theo QĐHĐ, LTTH và dạy học kiến tạo trong quá trình dạy học toán và nhận thấy rằng: phương pháp dạy học theo QĐHĐ, LTTH và dạy học kiến tạo là các phương pháp dạy học mang tính hiện đại, nó đáp ứng được một số yêu cầu về vấn đề dạy học và tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh theo hướng phát triển năng lực của người học. Cho nên, trong quá trình dạy học giáo viên cần phải thiết kế được các THDH thích hợp cho từng nội dung, cho từng tiết học và cho từng đối tượng học sinh. Phù hợp với những định hướng và các giải pháp đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Cải tạo được thực trạng dạy học môn Toán ở trường THPT. Vì thế, việc thiết kế những THDH theo hướng kiến tạo tri thức trong dạy học Toán nói chung và dạy học Đại số - Giải tích nói riêng là hết sức cần thiết.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG DẠY HỌC ĐẠI SỐ - GIẢI TÍCH Ở TRƯỜNG THPT

2.1. Mục đích khảo sát

Nhằm đánh giá thực trạng việc thiết kế và sử dụng các THDH của giáo viên trong giảng dạy ở trường THPT hiện nay. Từ đó, xác lập cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng các biện pháp nhằm thúc đẩy việc thiết kế các THDH và sử dụng có hiệu quả các THDH toán ở trường THPT theo định hướng kiến tạo tri thức.

2.2. Đối tượng khảo sát

- Học sinh 10,11,12 các trường THPT ở trên địa bàn huyện Lộc Hà và huyện Can Lộc thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

- Đội ngũ GV giảng dạy bộ môn toán ở các trường THPT trên địa bàn huyện Lộc Hà và huyện Can Lộc thuộc tỉnh Hà Tĩnh.

2.3. Nội dung khảo sát

- Làm rõ thực trạng về việc thiết kế các THDH của giáo viên trong các bài dạy và mức độ áp dụng các THDH vào giảng dạy ở trường THPT.

- Tìm hiểu nhận thức của GV về vai trò của THDH trong việc kiến tạo tri thức.

2.4. Phương pháp khảo sát

- Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng của các vấn đề cần nghiên cứu đối với CBQL và GV. Phiếu điều tra cho dưới dạng các câu hỏi trắc nghiệm (được trình bày ở phần phụ lục 2)

- Dự giờ, thăm lớp, trao đổi với CBQL, GV và HS nhằm thu thập thông tin đầy đủ hơn cho vấn đề cần nghiên cứu.

- Sử dụng thống kê toán học để xử lý về định lượng các số liệu đã thu nhận được của đề tài, xác nhận giá trị của các số liệu sau xử lý.

2.5. Kết quả khảo sát

Bảng 2.1 : Quan niệm về chức năng của THDH trong dạy học toán THPT

TT

Chức năng của THDH trong dạy học Toán THPT

Mức độ tán thành

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % 1 Gợi động cơ phát hiện

tri thức, kĩ năng mới 9 25,00 20 55,56 7 19,44

2 Tạo cơ hội củng cố

kiến thức – kĩ năng. 27 75,00 8 22,22 1 2,78

3 Tạo điều kiện cho GV

đổi mới PPDH 24 66,67 8 22,22 4 11,11

Kết quả trên cho thấy hầu hết CBQL và GV đã nhận thức đúng về chức năng, vai trò của THDH trong dạy học Toán ở bậc THPT.

* Về vấn đề tự mình thiết kế THDH toán THPT, kết quả khảo sát thu được như sau: Số lượng người được hỏi cho biết trong quá trình dạy học đã tự thiết kế THDH cho:

- Hoạt động hình thành KT-KN mới: 6/36 người, chiếm tỉ lệ 16,67% - Hoạt động củng cố KT-KN đã học: 8/36 người, chiếm tỉ lệ 22,22%

- Hoạt động liên hệ thực tiễn: 17/36 người, chiếm tỉ lệ 47,22%

Cũng trong số 36 CBQL và GV được hỏi, có 18 người (chiếm tỉ lệ 50,00%) cho biết chưa từng thực hiện tự mình thiết kế THDH cho các hoạt động dạy học Toán. Họ cho rằng nội dung trình bày trong SGK là pháp lệnh, là tối ưu, chỉ cần dạy cho đầy đủ những nội dung đó là tốt rồi. Từ thực trạng này, chúng tôi nhận định rằng đa số CBQL và GV mặc dù hiểu về vai trò của THDH sẽ nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Toán nhưng ngại thay đổi, chưa thực sự chủ động tìm tòi sáng tạo trong dạy học, chưa tự tin trong việc đưa cái mới khác SGK vào bài học. Đa số còn thụ động, phụ thuộc nhiều vào SGK và sách giáo viên.

Bảng 2.2: Mức độ sử dụng THDH trong các tiết dạy

TT Mức độ sử dụng HĐ sử dụng

Chỉ Số

Mức độ thực hiện (điểm) Điểm TB Thứ bậc 4 3 2 1 1 Đề xuất THDH tạo tình huống cho HĐ hình thành KT-KN mới. SL 1 2 3 30 1,28 3 % 2,78 5,56 8,33 83,33 2 Đề xuất THDH phù hợp với việc hình thành định lí, tính chất, khái niệm trong SGK. SL 2 1 5 28 1,36 2 % 5,55 2,78 13,89 77,78 % 19,44 13,89 13,89 52,78

(Chú thích: Điểm cho mỗi mức độ thể hiện như sau

4-rất thường xuyên; 3-thường xuyên; 2-thỉnh thoảng; 1-chưa từng thực hiện)

Trong số những GV đã từng sử dụng THDH cho các hoạt động dạy học Toán được hỏi về mức độ sử dụng THDH ở các hoạt động đó thì phần lớn đều

chú trọng vào việc đề THDH phù hợp với việc hình thành định lí, tính chất, khái niệm… nhưng chưa thật sự đi sâu khai thác cách giải quyết nhằm hình thành kiến thức cho học sinh. Thực tế này có thể lý giải được THDH là bắt buộc nhưng không phải tiết nào cũng có hoạt động này với tư cách là hoạt động độc lập và nếu có thì với mỗi bài học thời lượng dành cho nó chỉ 5-15 phút. Mức độ sử dụng THDH trong các hoạt động hình thành kiến thức-kĩ năng mới hay hoạt động củng cố diễn ra không thường xuyên trong số những GV có sử dụng THDH.

* Quan điểm của thầy cô về khó khăn cũng như thuận lợi trong việc thiết kế THDH trong dạy học Toán.

Nhận định về thuận lợi khi sử dụng THDH:

Kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.3

Bảng 2.3: Nhận định những thuận lợi khi sử dụng THDH

TT

Nhận định những thuận lợi khi sử dụng THDH cho các HĐDH Toán

Mức độ tán thành

Đồng ý Phân vân Không đồng

ý Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % Số phiếu Tỷ lệ % 1 Gần gũi, phù hợp quá trình nhận thức của HS 33 91,67 1 2,78 2 5,55

2 Dễ gợi động cơ, tạo hứng thú học tập ở

HS. 3 Xu thế đổi mới PPDH đang tác động tích cực. 19 52,78 15 41,67 2 5,55

4 Tạo cơ hội nâng cao

năng lực chuyên môn. 27 75,00 5 13.89 4 11,11 Từ kết quả điều tra cho thấy hầu hết CBQL và GV được hỏi đều có nhận thức đúng về thuận lợi khi sử dụng THDH trong các hoạt động dạy học Toán. Đa số những GV được hỏi đều cho rằng các THDH gần gũi với HS hơn là những kiến thức xuất phát từ nội bộ Toán học, thuận lợi trong việc gợi động cơ, tạo hứng thú học tập. Bên cạnh đó, họ cũng cho rằng khi đề ra và sử dụng THDH thay thế hình thức diễn đạt cũng như một số bài toán trong SGK có hiệu quả, người GV đã thể hiện sự làm chủ nội dung chương trình và mục tiêu của sách cũng như của từng bài học cụ thể; thể hiện sự nghiên cứu tìm tòi, sáng tạo trong tổ chức dạy học Toán. Quá trình nghiên cứu, thể nghiệm đó sẽ tôi luyện khả năng chuyên môn ngày càng vững chắc.

Nhận định về khó khăn khi sử dụng THDH:

Kết quả khảo sát thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4: Nhận định những khó khăn khi thiết kế THDH

TT Những khó khăn của GV trong việc thiết kế các THDH

Mức độ tán thành

Đồng ý Phân vân Không đồng

ý

phiếu % phiếu % phiếu %

1

Khó vì phải tương thích với nhiều điều kiện

22 61,12 7 19,44 7 19,44

2 Mất nhiều thời gian

và công sức chuẩn bị. 19 52,78 1 2,78 16 44,44

3

Kỹ năng của HS trong việc giải quyết vấn đề nảy sinh.

22 61,12 7 19,44 7 19,44

4

Khó khăn trong việc tổ chức các hoạt động học

15 41,67 6 16,66 15 41,67

5

Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học.

26 72,22 3 8,34 7 19,44

Từ kết quả điều tra trên, trong số những người được hỏi, 61,12% cho rằng việc thiết kế các THDH sao cho phù hợp là một việc khó; 52,78% cho rằng mất nhiều thời gian. Nhận định này là hoàn toàn phù hợp trong thực tế giảng dạy hiện nay. Có tới 61,12% cho rằng khó khăn do kĩ năng giải quyết vấn đề nảy sinh từ các tình huống thực tiễn của HS còn yếu. Nhận định này từ phía GV là chưa thoả đáng bởi vì kĩ năng giải quyết vấn đề của HS không chỉ được vận dụng trong giải quyết tình huống thực tiễn mà nó thường xuyên được rèn luyện trong các hoạt động học tập toán khác với các đối tượng Toán học khác nhau. Nhìn chung, nhận thức của CBQL và GV về khó khăn khi thiết kế THDH là

chưa đúng đắn, điều đó đã một phần gây trở ngại cho xu hướng và khả năng thiết kế THDH cho các hoạt động dạy học Toán.

2.6. Kết luận chương 2

Trong quá trình khảo sát về việc thiết kế và sử dụng các THDH trong hoạt động dạy học toán THPT, từ CBQL và từ phía GV trực tiếp giảng dạy, chúng tôi đã thu được những kết quả có giá trị thực tiễn, từ đó làm rõ hơn thực trạng của vấn đề nghiên cứu về mức độ khai thác các THDH trong chương trình SGK; về nhận thức của GV đối với THDH, vai trò của THDH trong dạy học toán. Những kết quả khảo sát này cùng với những vấn đề có tính lí luận đã được làm sáng tỏ ở chương 1 là cơ sở vững chắc cho việc thiết kế các THDH trong Đại số và Giải tích nhằm kiến tạo tri thức trong dạy học toán THPT ở chương 3.

CHƯƠNG 3

THIẾT KẾ CÁC TÌNH HUỐNG DẠY HỌC ĐẠI SỐ - GIẢI TÍCH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG GIÚP HỌC

SINH KIẾN TẠO TRI THỨC

Trong phần này tôi sẽ trình bày kết quả nghiên cứu việc thiết kế một số tình huống dạy học Đại số và Giải tích ở trường THPT cụ thể theo hướng giúp học sinh kiến tạo tri thức.

Một phần của tài liệu Thiết kế một số tình huống dạy học đại số và giải tích ở trường phổ thông theo hướng giúp học sinh kiến tạo trí thức (Trang 43 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(130 trang)
w