VII/ PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH
3/ Phân tích SWOT của Sabeco
a) Điểm mạnh:
Là doanh nghiệp có thị phần lớn, chiếm khoảng 50 – 60 % thị phần bia rượu - nước giải khát Việt Nam
Đối với sản phẩm bia, Sabeco đã thành công trong việc tạo bản sắc riêng, vì khi khách quốc tế đến Việt Nam , họ biết hương vị bia riêng là Sài Gòn, là 333… Thương hiệu SABECO thực sự trở thành thương hiệu truyền thống được người tiêu dùng yêu thích và là niềm tự hào của Việt Nam
Sabeco luôn cải tiến đầu vào, sao cho nguyên vật liệu đầu vào tốt nhất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà giá thành không tăng. Sản phẩm đến được tay người tiêu dùng với thời gian nhanh nhất, vừa để quay nhanh vòng vốn vừa không tồn đọng hàng trong kho (giảm chi phí). Với ngành ăn uống giải khát, thời gian quay vòng càng nhanh, sản phẩm đến với khách hàng càng tươi, mới. Nên Sabeco áp dụng chiến lược sản xuất ở 47
đâu tiêu thụ ngay ở đó. Với tình hình giá cả nguyên vật liệu, chi phí sản xuất tăng như hiện nay, giá thành phẩm của Sabeco hầu như không tăng bao nhiêu, vòng quay một dòng sản phẩm của Sabeco chỉ khoảng 3 tháng, có sản phẩm chỉ 1 tháng, 1 tuần.
Các công ty con của Sabeco luôn gắn quyền lợi và trách nhiệm với Tổng công ty, phát triển thị trường theo chiều sâu, tránh chồng chéo, cạnh tranh lẫn nhau, đồng thời mở rộng sự tham gia trực tiếp của khách hàng vào công tác phân phối sản phẩm. Sau cổ phần hóa, Sabeco hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Mô hình này tạo nên những lực đẩy mới, trong đó công ty mẹ Sabeco chủ động về công nghệ, nhất là “bí mật” công nghệ sản xuất bia, để tạo khẩu vị và chất lượng đồng nhất trong toàn hệ thống sản xuất. Quá trình này cũng mở ra thêm nhiều kênh phân phối, hình thành thêm các kênh phân phối trực tiếp phù hợp với yêu cầu mới.
Công nghệ sản xuất tiên tiến, đội ngũ cán bộ nhân viên có nhiều kinh nghiệm marketing được tuyển dụng, hệ thống phân phối được cấu trúc lại trên cơ sở nghiên cứu mô hình thành công của những tập đoàn bia hàng đầu thế giới. Tám công ty cổ phần vừa được chuyển đổi tạo thành bộ khung để hình thành lên mạng lưới phân phối rộng khắp phủ kín toàn quốc, tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường nội địa cho sản phẩm của Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn và cũng là tiền đề cho việc phát triển thương hiệu Sabeco trên toàn thế giới…
b) Điểm yếu:
Lượng lớn nguyên liệu chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài,ảnh hưởng đến chi phí và giá thành sản phẩm
Vấn đề nguồn nguyên liệu luôn gây khó khăn cho ngành đồ uống nói chung, biện pháp khả thi nhất cho các doanh nghiệp là phải chuẩn bị chu đáo trong việc kí kết mua bán nguyên liệu,tìm hiểu diễn biến của thị trường,không chỉ với nguồn nguyên liệu nhập khẩu mà cả với nguồn nguyên liệu trong nước như:gạo,hoa quả…Với ngành bia nói riêng, nước ta chưa có vùng nguyên liệu do điều kiện thổ nhưỡng,khí hậu chưa phù hợp cũng như chưa được đâù tư đúng mức.Mặc dù trước đây Viện nghiên cứu Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam đã có dự án trồng Đại mạnh thử nghiệm tại Cao Bằng ,kết quả khá khả quan, nhưng chưa được thực hiện trên diện rộng mà chỉ ở dạng
thí điểm.Do đó,hiện tại 60-70% lượng nguyên liệu phải nhập khầu.Đây là điểm hạn chế của ngành bia nói chung và trên cả là Sabeco_Con chim đầu đàn của ngành bia Việt.
Quy mô các nhà máy sản xuất còn hạn chế, đầu tư mang tính chấp vá
Sabeco hiện tại có 2 nhà máy:
-Nhà máy Bia Sài Gòn 187 Nguyễn Chí Thanh Q.5 TP. HCM -Nhà máy Bia Sài Gòn Củ Chi
Và các nhà máy nhận gia công cho Sabeco ở các tỉnh miền Bắc và Trung.
Chưa có giải pháp xử lý nước thải nơi khu vực đặt nhà máy,gây ô nhiểm môi trường.Điều này sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tính Sabeco trong khi các doanh nghiệp khác đều hướng theo tiêu chí “Thân thiện với môi trường”.
Sản phẩm sản xuất tại nhiều nhà máy nên gặp khó khăn trong việc quản lý đồng bộ chất lượng sản phẩm
Việc liên kết,mua lại các doanh nghiệp dưới hình thức liên doanh hoặc mô hình công ty mẹ-công ty con tại từng điạ phương tạo thuận lợi trong khâu sản xuất, phân phối, tiết kiệm chi phí vận chuyển,hạ giá thành sản phẩm.Tuy nhiên,nhược điểm của vấn đề này sản phẩm sản xuất tại từng vùng có thể bị “địa phương hoá”.Đơn cử như công nghệ kĩ thuật,quy trình quản lý…ở từng nhà máy nhận gia công cho Sabeco theo từng vùng là khác nhau,dẫn đến thiếu thống nhất và đồng bộ.Mặc khác,như chúng ta biết,khoảng 90% lượng bia được tạo thành từ nước,như vậy nguồn nước đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo nên đặc trưng của bia,trong khi nguồn nước ở từng vùng là hoàn toàn khác nhau,do đó sản phẩm bia của SABECO nếu không được kiểm duyệt chặc chẽ,sản phẩm Sabeco dễ mất đi bản sắc của nó.
c) Cơ hội:
Thị trường đồ uống Việt Nam còn nhiều tiềm năng. Với 85 triệu dân, trong đó có 33 triệu người ở độ tuổi (từ 20 - 40) có tỷ lệ tiêu thụ bia, rượu, nước giải khát nhiều nhất. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010 được dự báo đạt trên 8%. Theo đó, GDP bình quân đầu người sẽ đạt mục tiêu 1000$ vào năm 2010, thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bia, đặc biệt là bia cao cấp và trung cấp, đảm bảo cho tăng trưởng theo chiều sâu của thị trường bia Việt Nam trong tương lai. Sản lượng tiêu thụ bia của Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng khoảng 13% - 14% /năm trong những năm tới. Trong đó thị trường bia Trung cấp được dự báo sẽ đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, do có sự chuyển dịch của nhóm khách hàng thuộc thị trường bia bình dân sang thị trường trung cấp khi mức thu nhập tăng lên. Đây chính là một tiềm năng lớn để ngành đồ uống phát triển.
Theo con số thống kê và dự báo hoạt động dịch vụ phân phối và bán lẻ của Việt Nam hàng năm đóng góp trên 15% GDP, riêng doanh số năm 2008 dự báo tăng khoảng 20,5% (tương đương 975.000 tỷ đồng, khoảng 54,3 tỷ USD). Như vậy, việc mở cửa thị trường bán lẻ sẽ mở ra những cơ hội phát triển cho nền kinh tế đất nước và có lợi cho người tiêu dùng. Đây là vấn đề đặt ra đối với toàn thể cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trong ngành Đồ uống nói riêng. Với tốc độ phát triển bình quân 20%/năm (trong khi toàn ngành rượu - bia - nước giải
khát là 11%), Tổng công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) đang tiến tục mở rộng thị phần trong nước, dự kiến sẽ phát triển trở thành thương hiệu mạnh ở thị trường Đông Nam Á.
d) Thách thức:
Từ tháng 1 năm 2009 Thị trường Bán lẻ Việt nam chính thức mở của và cho phép thành lập các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài . Đây là một thách thức lớn trong ngành đồ uống.
Kinh tế suy thoái nhu cầu của người dân giảm mạnh nhất là đối với sản phẩm của Sabeco, họ sẽ có xu hướng chuyển sang những loại thức uống đơn giản và rẽ tiền hơn.
Với tình hình giá cả nguyên vật liệu, chi phí sản xuất tăng như hiện nay, giá thành phẩm của Sabeco hầu như không tăng bao nhiêu, vòng quay một dòng sản phẩm của Sabeco chỉ khoảng 3 tháng, có sản phẩm chỉ 1 tháng, 1 tuần.Điều này đặt ra bài toán khó cho Sabeco: không tăng giá mà vẫn đảm bảo được lợi nhuận
Nay sẽ có thêm nhiều thương hiệu nữa trên thế giới xâm nhập vào thị trường trong nước. Việt Nam với hơn 80 triệu dân và khí hậu nhiệt đới là mảnh đất màu mỡ cho các nhà kinh doanh, phân phối rượu - bia - nước giải khát. Vì thế, sản xuất bia - rượu - nước giải khát tại Việt Nam hiện tại và tương lai sẽ chịu sức cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
Thị trường bia cao cấp tại Việt Nam có sự góp mặt của nhiều hãng bia nổi tiếng thế giới như Heniken, Tiger, Zorok các doanh nghiệp nước ngoài này sẽ vượt trội về qui mô vốn, kỹ năng quản lý, kinh nghiệm điều hành, kinh doanh, marketing và đội ngũ CBCNV được đào tạo bài bản. Nếu không chuẩn bị mọi điều kiện tốt để cạnh tranh, các doanh nghiệp sản xuất trong ngành Đồ uống sẽ gặp khó khăn, không loại trừ bị thôn tính hoặc sẽ trở thành các đại lý của các doanh nghiệp mạnh của nước ngoài. Hiện các tập đoàn bán lẻ tên tuổi đã và đang xúc tiến vào VN, như Wall Mart, Home Mart, Lotte Mart, Dairy Fram... Điều này cho thấy, sự cạnh tranh trên thị trường bia, nước giải khát sẽ ngày càng gay gắt, nhất là thời điểm mở của hoàn toàn ngành bán lẻ đang đến rất gần (từ ngày 01/01/2009), và các hãng bia đối thủ đang có nhiều chiêu thức cạnh tranh , thực hiện nhiều chương trình khuyễn mãi lôi kéo khách hàng.
.