Nhu cầu PHCN của bệnh nhân phong tại bệnh viện Phong Chí Linh

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng của bệnh nhân phong tại bệnh viện phong chí linh tháng 5 năm 2015 (Trang 36 - 61)

Bảng 3.1: Nhu cầu PHCN trong sinh hoạt

Mức Nhu cầu 0 1 2 Tổng Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Ăn uống 107 89,17 13 10,83 0 0 120 100 Vệ sinh cá nhân 108 90 12 10 0 0 120 100 Đại tiện, tiểu tiện 109 90,83 9 7,5 2 1,67 120 100 Thay quần áo 108 90 12 10 0 0 120 100

Nhận xét: Hầu hết đối tượng nghiên cứu có thể tự làm các hoạt động sinh

hoạt hàng ngày (ăn uống 89,17%, đại tiện tiểu tiện 90,83%...) chỉ có một số rất ít phải phụ thuộc vào người khác trong đại tiện, tiểu tiện chiếm 1,67%.

27

Bảng 3.2. Nhu cầu PHCN trong vận động

Mức Nhu cầu 0 1 2 Tổng Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Ngồi 111 92,5 9 7,5 0 0 120 100 Đứng 101 84,17 15 12,5 4 3,33 120 100 Di chuyển trong nhà 91 75,83 24 20 5 4,17 120 100 Di chuyển trong làng 63 52,5 44 36,67 13 10,83 120 100 Sử dụng phương tiện giao thông 24 20 6 5 90 75 120 100 Nhận xét:

- Với các hoạt động ngồi, đứng, di chuyển trong phòng hầu hết bệnh nhân có thể tự làm được (ngồi: 92,5%, đứng: 84,17%, di chuyển trong phòng: 75,83%); số bệnh nhân không tự làm được chiếm tỷ lệ thấp (đứng: 3,33%, di chuyển trong phòng: 4,17%).

- Di chuyển trong làng có 52,5 bệnh nhân có thể làm được và 47,5% cần có nhu cầu PHCN.

- Đa số BN không thể tự sử dụng phương tiện giao thông (75%), số ít BN có thể sử dụng phương tiện giao thông (20%).

28

Bảng 3.3: Nhu cầu PHCN trong hòa nhập cộng đồng

Mức Nhu cầu 0 1 2 Tổng Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Tần số (n) Tỷ lệ (%) Vui chơi giải

trí 39 32,5 63 52,5 18 15 120 100 Tham gia

các hoạt động xã hội

17 14,17 80 66,67 23 19,16 120 100

Tham gia lao động sản

xuất

21 17,5 37 30,83 62 51,67 120 100

Nội trợ 77 64,17 22 18,33 21 17,5 120 100

Nhận xét:

- Phần lớn BN cần sự trợ giúp trong các hoạt động vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động xã hội (mức 1 là 52,5% và 66,67%), chỉ số ít BN có thể tự làm được (mức 0 là 32,5% và 14,17%), số còn lại không tự làm được.

- Trong lao động sản xuất có 82,5% bệnh nhân có nhu cầu PHCN. - Trong hoạt động nội trợ đa số BN có thể tự làm được (64,17%), số ít BN không tự làm được.

29

0% 14,17%

0,83% 13,33% 71,67%

Tay giả Chân giả Nẹp tay Nẹp chân Không

Biểu đồ 8: Nhu cầu sử dụng dụng cụ chỉnh hình

Nhận xét: Có 28,33% bệnh nhân có nhu cầu sử dụng dụng cụ chỉnh hình

trong đó nhu cầu sử dụng chân giả là cao nhất (14,17%), không có bệnh nhân có nhu cầu dùng tay giả.

Biểu đồ 9: Nhu cầu sử dụng dụng cụ trợ giúp Nhận xét:

- Có 15,83% bệnh nhân có nhu cầu sử dụng dụng cụ trợ giúp trong đi lại. - Đa số BN cần có dụng cụ trợ giúp trong sinh hoạt (84,17%).

30

CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN

Để đánh giá thực trạng và nhu cầu PHCN của BN phong tại bệnh viện Phong Chí Linh nghiên cứu được tiến hành trên 120 BN đang điều trị thu được kết quả.

4.1. Đặc điểm của bệnh nhân phong tại bệnh viện Phong Chí Linh

Trong nghiên cứu của tôi đối tượng được chia ra làm 5 nhóm tuổi thì có 2 nhóm tuổi (0 - 19 tuổi; 20 - 39 tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh dưới 5% và có 3 nhóm tuổi (40 - 59 tuổi; 60 - 79 tuổi; >= 80 tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh trên 5%. Nhóm 0 - 19 tuổi không có bệnh nào điều này là do sự kiểm soát bệnh nhân phong tốt hơn và có các chương trình phòng chống phong quốc gia. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Tân, tỷ lệ tàn tật theo nhóm tuổi ở 4 tỉnh Tây Nguyên là: dưới 15 tuổi là 0%; 15 - 29 tuổi là 12,5%; 30 - 44 tuổi là 26,19%; 45 - 59 tuổi là 33,33% và nhóm trên 60 tuổi là 31,82% [14]. Tỷ lệ mắc bệnh theo nhóm tuổi có sự khác nhau là do địa điểm nghiên cứu khác nhau nên độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy được là đối tượng ngoài độ tuổi lao động đều chiếm tỷ lệ cao.

Trong số 120 người tham gia nghiên cứu có 45% là nam và 55% là nữ. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tân, tỷ lệ tàn tật ở nam (23,4%) cao hơn ở nữ (17,14%) [14]. Nghiên cứu của Trần Tuấn Khí tại Bạc Liêu có kết quả nam (63,7%) cao hơn nữ (36,3%) [11]. Sự khác biệt giữa kết quả nghiên cứu của tôi với hai tác giả có thể giải thích là do địa điểm nghiên cứu khác nhau nên đặc điểm bệnh nhân khác nhau và đối tượng nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thanh Tân là những BN phong mới phát hiện trong cộng đồng còn đối tượng của tôi là những người đang được quản lý và điều trị.

31

Nhóm bệnh nhân không biết chữ chiếm 20,83%, nhóm biết chữ chiếm 79,17% trong đó nhóm có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất 53,33%, nhóm có trình độ sau trung học phổ thông chỉ chiếm 1,68%. Những bệnh nhân không biết chữ tại cơ sở hầu hết là những người có hoàn cảnh gia đình khó khăn và phải đi điều trị bệnh từ nhỏ không có điều kiện học tập. Kết quả này có sự khác biệt so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tân khi nhóm không biết chữ có tàn tật là 23,26% cao hơn nhóm biết chữ là 17,95% [14]. Sự khác biệt kết quả nghiên cứu là do địa điểm nghiên cứu khác nhau nên điều kiện học tập khác nhau.

Thời gian mắc tàn tật của bệnh nhân phong điều trị tại viện lâu năm chiếm tỷ lệ cao (>= 40 là 65%). Kết quả có được là do bệnh nhân có độ tuổi trung bình cao và đa số khởi phát bệnh từ khi mới sinh hoặc phát bệnh khi đang trong độ tuổi đi học.

Tổn thương ở mắt có ảnh hưởng đến thị lực chiếm tỷ lệ cao (65%). Kết quả này phù hợp với kết quả của Trần Tuấn Khí, Bùi Thị Tú Quyên trong việc thực hành phòng chống tàn tật cho mắt [11]. Số bệnh nhân có kiến thức chăm sóc thực hành tốt trong việc bảo vệ mắt thấp dẫn đến mức độ tàn tật ở mắt chiếm tỷ lệ cao. Trong khi đó, kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tân có tỷ lệ tàn tật ở mắt độ 2 là 5,88% [14]. Kết quả này có tỷ lệ tàn tật thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của tôi điều này có thể do đối tượng nghiên cứu của tác giả là những bệnh nhân mới mắc bệnh nên mức độ ảnh hưởng đến mắt ít hơn và địa điểm nghiên cứu khác nhau.

Tàn tật ở tay và chân ở mức độ 1, 2 chiếm tỷ lệ cao (tay là > 75%, chân là > 85%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả của Trần Tuấn Khí tại tỉnh Bạc Liêu trong tổng số đối tượng tham gia nghiên cứu thì số bệnh nhân bị tàn tật ở mức độ 1, 2 chiếm 80,6% [11]. Theo Đỗ Văn Thành nghiên cứu thì có đến 78,4% số bệnh nhân tham gia nghiên cứu có bàn tay, bàn chân mất cảm giác có tổn thương vận động [15].

32

Bệnh nhân có tổn thương thường là do mất cảm giác gây nên tuy lúc đầu ở mức độ nhẹ nhưng do kiến thức chăm sóc và khả năng thực hành khi có tổn thương không tốt dẫn đến tàn tật ở mức độ nặng. Về tổn thương tay thường gặp là ở các đốt ngón tay có thể là cò rụt hoặc rụng ngón. Tổn thương chân ở mức độ nặng hơn ngoài tổn thương ở các ngón nhiều bệnh nhân còn bị tổn thương ở cả bàn, cẳng chân khiến người bệnh đó phải cắt bỏ.

4.2. Nhu cầu PHCN của bệnh nhân phong tại bệnh viện Phong Chí Linh

Đối với mục tiêu đánh giá nhu cầu PHCN cho BN phong chúng tôi chia thành 5 vấn đề chính:

- Sinh hoạt hàng ngày: Hầu hết bệnh nhân có thể tự thực hiện các hoạt động

sinh hoạt hàng ngày của mình một cách độc lập (mức 0: > 89%), số rất ít bệnh nhân không thể tự làm được trong việc đại tiện, tiểu tiện (mức 2: 1,67%), số còn lại cần có trợ giúp một phần để có thể hoàn thành được hoạt động. Do bệnh nhân ở tại viện lâu ngày và thường chỉ điều trị một mình mà không có người nhà giúp đỡ nên bệnh nhân đều phải tự mình làm các hoạt động sinh hoạt. Một số bệnh nhân cần phải có trợ giúp của những người bệnh cùng điều trị hoặc của nhân viên tại viện.

- Vận động: Đối với các hoạt động ngồi, đứng, di chuyển trong phòng phần

lớn BN có thể tự làm được. Một nửa số BN có thể tự di chuyển trong làng, số còn lại phải có trợ giúp của dụng cụ hoặc của người khác và không tự thực hiện được. Có 75% BN không thể tự sử dụng phương tiện giao thông. Do BN ở đây chủ yếu là người cao tuổi, và thời gian bị bệnh lâu đã ảnh hưởng đến sức khỏe nên việc di chuyển trong làng và sử dụng phương tiện giao thông bị hạn chế. Một số bệnh nhân có tổn thương nhẹ và có sức khỏe tốt có thể vận động một cách độc lập khi di chuyển và có thể tham gia điều khiển phương tiện giao thông như: xe máy, xe đạp.

33

- Hòa nhập cộng đồng: Mọi người đều có nhu cầu tham gia các hoạt động

vui chơi giải trí và hoạt động xã hội để tạo thêm sự thoải mái về tinh thần, nâng cao sức khỏe, tạo sự gần gũi giữa mọi người với nhau. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân còn có mặc cảm vì bệnh tật và hầu hết bệnh nhân thường chỉ sinh hoạt ở trong viện nên ít tiếp xúc với mọi người xung quanh. Vì vậy, tỷ lệ BN phải có nhu cầu PHCN trong tham gia các hoạt động vui chơi giải trí và hoạt động xã hội cao. Một số bệnh nhân có sức khỏe có thể tự tổ chức các môn thể thao vào khoảng thời gian rảnh trong ngày và tham gia các chương trình xã hội do các câu lạc bộ tình nguyện tổ chức tại cơ sở.

Có đến 82,5% bệnh nhân không thể tham gia lao động sản xuất. Điều này có thể giải thích được do bệnh nhân có tàn tật tay, chân với mức độ 1, 2 chiếm tỷ lệ cao và thường ở ngoài độ tuổi lao động khiến khả năng tham gia lao động, sản xuất của họ bị hạn chế chỉ có thể tham gia các sản xuất nhỏ lẻ phục vụ cho cuộc sống. Trên 60% người bệnh có thể tự làm các công việc nội trợ, số không tự làm được là những người quá lớn tuổi và bệnh nặng chiếm 17,5%. Do hầu hết các công việc nội trợ hàng ngày của là nấu nướng, dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa ít đòi hỏi về mặt sức khỏe.

- Sử dụng dụng cụ chỉnh hình: Có 14,17% BN tại viện có nhu cầu sử dụng

chân giả; 13,33% có nhu cầu sử dụng nẹp chân; 0,83% có nhu cầu dùng nẹp tay và không ai có nhu cầu sử dụng tay giả. Tuy bệnh nhân có mức độ tàn tật 2 ở tay và chân chiếm tỷ lệ cao nhưng chỉ cò rụt, rụng các ngón mà chưa ảnh hưởng đến vùng bàn tay, cổ tay... Những bệnh nhân cần sử dụng dụng cụ chỉnh hình là những người có tồn thương nặng đã bị cắt bỏ phần tổn thương hoặc những tổn thương thần kinh khiến các cơ yếu khiến bệnh nhân không tự giữ được phần chi thể mà phải nhờ đến sự hỗ trợ của nẹp. Tại viện có một vài bệnh nhân đã cắt bỏ phần bàn chân nhưng chưa được lắp chân giả.

34

- Sử dụng dụng cụ trợ giúp: Từ kết quả điều tra có thể thấy được nhu cầu

sử dụng dụng cụ trợ giúp trong sinh hoạt chiếm 84,17%, đi lại là 15,83%, lao động là 27,5%. Kết quả có được là do hầu hết bệnh nhân có thể làm các hoạt động sinh hoạt nhưng do mất cảm giác mà bệnh nhân có thể bị bỏng, tổn thương hoặc do cò rụt nên khả năng cầm nắm giảm phải có đồ dùng cách nhiệt hoặc thìa có cán chuyên dùng để hỗ trợ các bệnh nhân trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Những bệnh nhân cần có dụng cụ trợ giúp đi lại chủ yếu là gậy, nạng để hỗ trợ đi lại trong phạm vi xa. Những bệnh nhân có đủ sức khỏe để lao động sản xuất nhưng vẫn có mất cảm giác khi làm việc có thể gây tổn thương cho bệnh nhân vì vậy cần phải có dụng cụ trợ giúp lao động để hạn chế khả năng gây tổn thương cho bệnh nhân.

35

KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu thu được có thể đưa ra kết luận như sau:

1. Đặc điểm của bệnh nhân phong tại bệnh viện Phong Chí Linh - Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ (55%) cao hơn ở nam (45%).

- Độ tuổi mắc phải nhiều nhất là độ tuổi 60 - 79 tuổi (51,67%), nhóm 0 - 19 tuổi không có đối tượng nào.

- Nhóm có trình độ tiểu học chiếm tỷ lệ cao nhất 53,33%, đối tượng có trình độ sau trung học phổ thông là thấp nhất (1,68%).

- Số BN có thời gian mắc bệnh >= 40 năm chiếm tỷ lệ cao nhất (65%). - Tổn thương ở mắt mức độ 1 chiếm tỷ lệ cao.

- Tổn thương ở tay mức độ 1, 2 chiếm tỷ lệ cao. - Tổn thương ở chân mức độ 1, 2 chiếm tỷ lệ cao.

2. Nhu cầu PHCN của bệnh nhân phong tại bệnh viện Phong Chí Linh

- Trong sinh hoạt hàng ngày có 9,17% đến 10,83% bệnh nhân có nhu cầu PHCN.

- Vận động: Đa số có nhu cầu phục hồi chức năng trong việc di chuyển trong làng và sử dụng phương tiện giao thông (47,5% và 80%); trong ngồi, đứng, di chuyển trong phòng nhu cầu thấp hơn (7,5% đến 24,17%).

- Đa số bệnh nhân cần được phục hồi chức năng trong hòa nhập cộng đồng (67,5% đến 85,88%), tuy nhiên trong nội trợ có 38,88% bệnh nhân có nhu cầu PHCN.

- Nhu cầu sử dụng dụng cụ chỉnh hình là 28,33% còn lại 71,67% bệnh nhân không có nhu cầu.

- Nhu cầu sử dụng dụng cụ trợ giúp trong sinh hoạt là 87,14%, đi lại là 15,83%, lao động là 29,17%.

36

KIẾN NGHỊ

Để giúp BN phong có thể trở lại cuộc sống sinh hoạt, lao động và hòa nhập cộng đồng tôi xin đưa ra kiến nghị:

- Phát hiện sớm các tổn thương để điều trị kịp thời tránh tàn tật.

- Tất cả các bệnh nhân đều có các mức độ tàn tật khác nhau song mức độ 1, 2 chiếm tỷ lệ cao điều này ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt và lao động của bệnh nhân. Vì vậy, cần có các tổ chức và cá nhân tạo điều kiện giúp đỡ người bệnh.

- Bệnh viện nên tổ chức các hoạt động giao lưu để tăng cường hòa nhập cộng đồng cho người bệnh.

- Cần bổ sung thêm dụng cụ chỉnh hình và dụng cụ trợ giúp để đáp ứng đủ nhu cầu cho bệnh nhân trong sinh hoạt, đi lại và tham gia sản xuất một cách an toàn.

37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Huỳnh Thanh Ban (2004), Nghiên cứu kết hợp điều trị nội khoa với phẫu

thuật giải áp viêm thần kinh do phong tại Bệnh viện Phong – Da liễu trung ương Quy Hòa, YHTH (920).

2. Bùi Khánh Duy (2005), “Bệnh phong”, Bài giảng bệnh da và hoa liễu, Bộ môn Da liễu – Học viện quân y, tr. 100 – 107.

3. Trần Hậu Khang và cộng sự (2009), “Tình hình bệnh phong”, Hướng dẫn quốc gia chương trình phòng chống phong, NXB Y học, Hà Nội, tr. 1 – 8.

4. Trần Hậu Khang (2009), “Chương trình phòng chống phong của Việt Nam”, Hướng dẫn quốc gia chương trình phòng chống phong, NXB Y học, Hà Nội, tr. 9.

5. Trần Hậu Khang và cộng sự (2009), “Phục hồi chức năng trong bệnh phong”, Hướng dẫn quốc gia chương trình phòng chống phong, Nhà xuất

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng của bệnh nhân phong tại bệnh viện phong chí linh tháng 5 năm 2015 (Trang 36 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)