Một số định nghĩa và chỉ số nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng của bệnh nhân phong tại bệnh viện phong chí linh tháng 5 năm 2015 (Trang 26 - 29)

- Khiếm khuyết: Là sự mất mát, thiếu hụt hoặc bất bình thường về cấu trúc,

chức năng, giải phẫu sinh lý.

Ví dụ 1: Một anh thương binh bị cụt một chân. Khiếm khuyết là do sự

mất mát thiếu hụt về giải phẫu.

Ví dụ 2: Một cháu gái 5 tuổi bị di chứng bại liệt hai chân. Khiếm

khuyết là do tổn thương thần kinh vận động của sừng trước tuỷ sống.

Ví dụ 3: Một người đàn ông 50 tuổi bị tai biến mạch máu não do cao

huyết áp gây liệt nửa người, thất ngôn. Khiếm khuyết do tổn thương các tế bào thần kinh ở não, rối loạn chức năng của não.

17

- Giảm khả năng: Là bất kì hạn chế hay mất chức năng thực hiện một hoạt động.

+ Ở ví dụ 1: Giảm khả năng là anh thương binh đi lại khó khăn.

+ Ở ví dụ 2: Giảm khả năng là trẻ bị di chứng bại liệt không đi lại được do mất vận động ở hai chân.

+ Ở ví dụ 3: Giảm khả năng là người đàn ông đó bị giảm hoặc mất vận động nửa người, mất khả năng nói.

- Tàn tật: Do bị khiếm khuyết, giảm khả năng dẫn đến việc họ không thực

hiện được vai trò của mình trong xã hội.

+ Ở ví dụ 1: Anh thương binh không có khả năng lao động để có thu nhập

 tàn tật.

+ Ở ví dụ 2: Cháu bé không được vui chơi với bè bạn cùng lứa tuổi, không được đi học  tàn tật.

+ Ở ví dụ 3: Người đàn ông do không có khả năng giao tiếp với người xung quanh, không có khả năng lao động sản xuất  tàn tật [12].

- Phân độ tàn tật đối với bệnh nhân phong

+ Tay, chân:

Độ 0: Không mất cảm giác, không có tàn tật. Độ 1: Mất cảm giác, không có tàn tật nhìn thấy.

Độ 2: Có tàn tật nhìn thấy được (cò ngón, rụt ngón, teo cơ, loét, cụt…).

+ Mắt:

Độ 0: Không có tổn thương gì, thị lực không bị ảnh hưởng.

Độ 1: Có tổn thương nhưng thị lực không ảnh hưởng nghiêm trọng (đếm được ngón tay ở khoảng cách 6m).

Độ 2: Thị lực bị ảnh hưởng nghiêm trọng (không đếm ngón tay được ở khoảng cách 6m, có mắt thỏ, đục giác mạc, viêm mống mắt thể mi) [10].

18

- Vị trí tàn tật

+ Mắt: Mắt trái, mắt phải. + Tay: Tay trái, tay phải. + Chân: Chân trái, chân phải.

- Đánh giá nhu cầu PHCN của bệnh nhân

Đánh dấu “x” vào các ô tương ứng với nhu cầu của bệnh nhân. + Mức 0: Tự thực hiện được/ độc lập/ không cần trợ giúp.

+ Mức 1: Có thể thực hiện được với sự hỗ trợ/ có thể thực hiện được một phần hoạt động.

+ Mức 2: Không thể thực hiện được/ phụ thuộc [22]. Với mức độ 1, 2 là bệnh nhân có nhu cầu PHCN.

- Dụng cụ chỉnh hình + Tay giả. + Chân giả. + Nẹp tay. + Nẹp chân. - Dụng cụ trợ giúp + Đi lại:

Giày, dép có đế lót cao su. Cái nâng bàn chân.

Gậy, nạng.

+ Dụng cụ trợ giúp trong sinh hoạt. Bọc cách nhiệt.

Thìa cán gỗ.

Ca có quai cầm bằng nhựa. + Dụng cụ trợ giúp trong lao động.

Dụng cụ nhẵn. Bọc cách nhiệt.

19

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng của bệnh nhân phong tại bệnh viện phong chí linh tháng 5 năm 2015 (Trang 26 - 29)