Biểu hiện hoạt động sinh lý đặc trưng tuổi dậy thì

Một phần của tài liệu Sự phát triển một số chỉ tiêu thể lực, thể chất và sinh lí của học sinh dân tộc k mú và dân tộc h mông lưa tuổi 12 15 tại huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an (Trang 58 - 61)

4. Những đóng góp mới của đề tài

3.5. Biểu hiện hoạt động sinh lý đặc trưng tuổi dậy thì

Bảng 3.40: Tỷ lệ xuất hiện kinh nguyệt của học sinh nữ ở các lứa tuổi nghiên cứu

Tuổi Dân tộc K’Mú Tỷ lệ xuất hiện (%)Dân tộc H’Mông

13 24.65±1,1 30.05±0,9

14 65.2±2,3 67.52±1,7

15 80.25±3,2 82.06±2,8

Hình 3.21: Tỷ lệ xuất hiện kinh nguyệt

của học sinh nữ các trường ở các lứa tuổi nghiên cứu

Chu kỳ kinh nguyệt là một hoạt động sinh dục được chương trình hóa đặc trưng cho người và linh trưởng. Đó là một hoạt động phức tạp được điều hòa bởi tác động phối hợp của các yếu tố giải phóng kích dục (Gonadostimulia liberia) của vùng dưới đồi (Hypothalamus), các hoocmon hướng sinh dục của các tuyến yên như: FSH, LH, LTH và các hoocmon sinh dục: Progesteron, Ơstrogen, Testosteron và Androgen.

Chu kì kinh nguyệt 28 ± (1 - 2) ngày gồm các pha:

+ Pha tăng sinh (10 ngày): Tuyến yên bài tiết FSH, LH, trong buồng trứng bao noãn tiết Ostrogen kích thích sự tăng sinh lớp niêm mạc tử cung để chuẩn bị đón trứng.

+ Hàm lượng kích noãn tố FSH, LH và Ơstrogen tăng dần và đạt nồng độ cao nhất ở ngày 1 – 2 trước ngày rụng trứng (ngày thứ 14 của chu kỳ). Giai đoạn này kết thúc khi trứng rụng.

+ Pha bài tiết (pha hoàng thể - Luteal phase): Sau khi bao noãn vỡ cho trứng rụng thì phát triển thành thể vàng và sản xuất hoocmon Progesteron tăng dần có tác dụng liên hệ ngược ức chế tuyến yên, giảm sự tiết hoocmon FSH và LH. Niêm mạc tử cung tiếp tục phát triển, tăng tiết nhày và xung huyết. Nếu trứng không được thụ tinh thì thể vàng thoái hóa dần, hàm lượng Progesteron giảm, các động mạch xoắn co lại làm vỡ mạch, gây hiện tượng chảy máu.

Theo Kabanop và Obret, thời gian kinh nguyệt ở nữ bắt đầu từ tuổi 13 – 15 và kết thúc ở tuổi 50 – 55. Kết quả nghiên cứu trong nước thì tuổi có kinh nguyệt ở trẻ em Việt Nam cũng như dân vùng nhiệt đới diễn ra sớm hơn (ở Việt Nam là độ tuổi 12 – 13, ở châu Phi là tuổi 10 – 12). Thường thì trong những năm đầu thấy kinh, đa số các em nữ có chu kỳ không đều. Đó là do hệ nội tiết sinh dục bắt đầu hoạt động nên chưa đạt được sự ổn định, chưa có sự điều hòa trong tương quan phức tạp giữa não thùy và buồng trứng. Mặc dù tuổi thấy kinh còn chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền nhưng quan trọng hơn là chịu ảnh hưởng lớn dưới tác động của điều kiện sống.

Qua bảng số liệu 3.38 và hình 3.49 trên, ta nhận thấy: trẻ em dân tộc K’Mú cũng như dân tộc H’Mông hiện nay xuất hiện kinh nguyệt (một đặc trưng rõ nhất của tuổi dậy thì) sớm hơn so với số liệu trong “Hằng số sinh học người Việt Nam” trước đây gần 40 năm (năm 1975). Chúng tôi cho rằng có lẽ do điều kiện dinh dưỡng hiện nay cao hơn, điều kiện lao động được giảm nhẹ hơn và một phần cũng do đời sống văn hóa được nâng cao; qua đó mà ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh - nội tiết trong cơ thể, kích thích hoạt động điều hòa đến tuyến yên, tuyến sinh dục trong cơ thể.

Mặc dù tỷ lệ xuất hiện kinh nguyệt đều tăng nhanh từ tuổi 12 đến 15, giữa dân tộc K’Mú và dân tộc H’Mông không có sự chênh lệch nhau đáng kể. So sánh với công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thùy Linh, 2013 ta thấy tỷ lệ xuất hiện kinh nguyệt ở học sinh dân tộc Kinh luôn lớn hơn học sinh dân tộc K’Mú ở tất cả các lứa tuổi. Mức chênh lệch lớn nhất xảy ra ở tuổi 14-15 .Điều này thêm một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của chất lượng cuộc sống đối với sự phát triển các chỉ tiêu sinh lý ở người.

Đa số các em nữ từ khi bắt đầu có kinh phải mất mấy năm sau mới ổn định. Khi có kinh, nhiều em cảm thấy mệt mỏi, đau lưng, đau bụng, dễ cáu gắt, nổi nóng

với người khác. Nhiều em cảm thấy xấu hổ với mọi người, ngại tiếp xúc với bạn khác giới khi có kinh. Có em lại cảm thấy tự hào vì nghĩ rằng mình đã lớn, mình có quyền làm gì thì làm.

Các em đã trưởng thành về mặt sinh học nhưng chưa trưởng thành về mặt xã hội, dưới ảnh hưởng của báo chí, phim ảnh tình cảm, những trang web đồi trụy trong thời đại bùng nổ thông tin, đầy rẫy công nghệ lăng xê quảng cáo không từ thủ đoạn, nếu không được giáo dục chu đáo, các em dễ gây những hậu quả đáng tiếc.

Các em nam khi bước vào tuổi dậy thì thường tò mò, bướng bỉnh hơn các em nữ. Cũng như các em nữ, các em nam cũng bắt đầu để ý đến bạn khác giới, thích tiếp xúc với bạn khác giới nhưng lại che đậy bằng vẻ không quan tâm, thậm chí lại còn trêu ghẹo, chọc phá người bạn mà mình thích. Một số em nam tò mò về cơ quan sinh dục của bản thân và người khác giới, tìm đọc những quyển truyện sex, những trang web đồi trụy. Các em nam cũng như các em nữ khi bước vào tuổi dậy thì đều trải qua giai đoạn khủng hoảng tâm lí, dễ vui, dễ buồn, bướng bỉnh, khó bảo, thích giao tiếp, tâm sự với bạn bè hơn gia đình nhưng nhìn chung các em nam thường khó bảo hơn. Các em “vừa người lớn, vừa con nít”, có những việc các em suy nghĩ rất chín chắn nhưng cũng có những việc các em suy nghĩ rất trẻ con. Có khi ở tập thể các em rất gương mẫu nhưng về nhà lại tị nạnh từng li từng tí với các em ít tuổi hơn mình...

Một phần của tài liệu Sự phát triển một số chỉ tiêu thể lực, thể chất và sinh lí của học sinh dân tộc k mú và dân tộc h mông lưa tuổi 12 15 tại huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an (Trang 58 - 61)

w