Sự phát triển các chỉ tiêu sinh lý của học sinh dân tộc K’Mú

Một phần của tài liệu Sự phát triển một số chỉ tiêu thể lực, thể chất và sinh lí của học sinh dân tộc k mú và dân tộc h mông lưa tuổi 12 15 tại huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an (Trang 47 - 58)

4. Những đóng góp mới của đề tài

3.3. Sự phát triển các chỉ tiêu sinh lý của học sinh dân tộc K’Mú

3.3.1. Tần số tim của học sinh dân tộc K’Mú theo lứa tuổi và giới tính

Bảng 3.24: Tần số tim của học sinh dân tộc K’Mú theo lứa tuổi và giới tính ở huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

(Đơn vị: lần/phút)

TT Tuổi Nam Thay đổi Nữ Tăng Nam>Nữ

1 12 83,18 ± 5,4 82,86 ± 6,5 0.32

2 13 79,85 ± 6,0 -3.33 82,47 ± 4,4 -0.39 -2.62

3 14 78,11 ± 4,1 -1.74 79,95 ± 4,0 -2.52 -1.84

Hình 3.13: Tần số tim của học sinh dân tộc K’Mú thuộc huyện Kỳ Sơn, Nghệ An Bảng 3.25: Tần số tim của học sinh dân tộc H’Mông theo lứa tuổi và giới tính

ở huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

(Đơn vị: lần/phút)

TT Tuổi Nam Thay

đổi Nữ Thay đổi Nam>Nữ

1 12 84.67±6,2 83.21±4,2 1.46

2 13 80.11±4,5 -4.56 83.08±5,3 -0.13 -2.97

3 14 77.05±3,2 -3.06 80.97±6,5 -2.11 -3.92

4 15 79.08±4,6 2.03 79.86±3,8 -1.11 -0.78

Hình 3.14: Tần số tim của học sinh dân tộc H’Mông thuộc huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Tần số tim của đối tượng nghiên cứu giảm dần từ 12 - 15 tuổi. Sự giảm dần này tuân theo quy luật sinh học: tương ứng với sự gia tăng về độ tuổi thì thể tích tim tăng lên (thể tích tim của trẻ 7 tuổi là 23ml, 12 tuổi là 41ml, người lớn là 60ml), chu kỳ tim cũng tăng lên tương ứng (chu kỳ tim của trẻ 7 tuổi là 0,63s; 12 tuổi là 0,75s; còn ở người lớn là 0,80s). Tỷ lệ nghịch với sự tăng đó là sự giảm của nhịp tim (tần số tim). Mặt khác, từ bảng số liệu cho thấy tần số tim của học sinh nữ luôn cao hơn so với học sinh nam ở tất cả các lứa tuổi nghiên cứu.

Mức giảm nhịp tim hằng năm của học sinh nói chung là phù hợp với quy luật phát triển sinh học

3.3.1.2. Tần số tim của học sinh dân tộc K’Mú và với dân tộc H’Mông

Bảng 3.26: Tần số tim của học sinh dân tộc K’Mú và với dân tộc H’Mông (Đơn vị: lần/phút)

Tuổi Dân tộc K’Mú Dân tộc H’Mông

Nam Nữ Nam Nữ

12 83,18 ± 5,4 82,86 ± 6,5 84.67±6,2 83.21±4,2

13 79,85 ± 6,0 82,47 ± 4,4 80.11±4,5 83.08±5,3

14 78,11 ± 4,1 79,95 ± 4,0 77.05±3,2 80.97±6,5

15 78,61 ± 2,5 79,11 ± 3,0 79.08±4,6 79.86±3,8

Hình 3.16: Tần số tim của học sinh nữ các trường (Kỳ Sơn - Nghệ An)

Tần số tim của học sinh các địa điểm nghiên cứu không có chênh lệch nhiều và cùng tương đương so với nhóm đối chứng trong tất cả các lứa tuổi ở hai giới nam và nữ.

3.3.2. Huyết áp tối đa - tối thiểu của học sinh dân tộc K’Mú và H’Mông thuộc huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Bảng 3.27: Huyết áp tối đa - tối thiểu của học sinh dân tộc K’Mú thuộc huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

(Đơn vị: mmHg)

TT Lứa tuổi Huyết áp tối đa – Huyết áp tối thiểu

Nam Nữ

1 12 105,51 - 66,52 106,34 - 68,84

2 13 107,05 - 66,72 109,66 - 69,18

3 14 109,15 - 71,77 112,11 - 73,47

4 15 112,34 - 77,08 114,08 - 77,92

(Chú thích: Chữ số bên trái là huyết áp tối đa, chữ số bên phải là huyết áp tối thiểu) Bảng 3.28: Huyết áp tối đa - tối thiểu của học sinh dân tộc H’Mông thuộc

huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

TT Lứa tuổi Huyết áp tối đa - Huyết áp tối thiểuNam Nữ

1 12 106.45 - 67.00 107.32 - 69.03

2 13 108.63-71.00 110.76 -70.01

3 14 109.15 -73.05 112.10 -74.03

4 15 113.09 -75.03 113.39 -76.05

(Chú thích: Chữ số bên trái là huyết áp tối đa, chữ số bên phải là huyết áp tối thiểu)

3.3.2.1. Nhận xét

a. Đối với học sinh dân tộc K’Mú

Huyết áp tối đa và tối thiểu của học sinh dân tộc K’Mú tăng dần theo độ tuổi, tuy nhiên mức độ tăng hằng năm là không nhiều và không đồng đều ở các lứa tuổi và giới tính. Huyết áp tối đa của nữ luôn cao hơn nam trong tất cả các độ tuổi nghiên cứu; mức tăng nhanh nhất của nữ xảy ra ở độ tuổi 12 - 13 (tăng 4,32 mmHg), sớm hơn 2 năm so với nam (tuổi 14 - 15).

Mức tăng huyết áp hằng năm của học sinh bình quân là 2 mmHg và theo quy luật phát triển chung

b. Đối với HS dân tộc H’Mông

Huyết áp tối đa và tối thiểu của học sinh dân tộc H’Mông cũng tăng dần theo độ tuổi, tuy nhiên mức độ tăng hằng năm là không nhiều và không đồng đều ở các lứa tuổi và giới tính. Huyết áp tối đa của nữ luôn cao hơn nam trong tất cả các độ tuổi nghiên cứu. Mức tăng huyết áp hằng năm của học sinh bình quân là 2 mmHg và theo quy luật phát triển chung

3.3.2.2. Chỉ số huyết áp của học sinh dân tộc K’mú giữa các trường và với dân tộc H’Mông

Bảng 3.29: Huyết áp của học sinh dân tộc K’Mú giữa các trường và với dân tộc H’Mông

(Đơn vị: mmHg)

Tuổi NamDân tộc K’MúNữ NamDân tộc H’MôngNữ

12 105,51 – 66,52 106,34 – 68,84 106.45 - 67.00 107.32 - 69.03 13 107,05 – 66,72 109,66 – 69,18 108.63-71.00 110.76 -70.01 14 109,15 – 71,77 112,11 – 73,47 109.15 -73.05 112.10 -74.03 15 112,34 – 77,08 114,08 – 77,92 113.09 -75.03 113.39 -76.05

(Chú thích: Giá trị hàng trên là huyết áp tối đa, giá trị hàng dưới là huyết áp tối thiểu)

Huyết áp tối đa, tối thiểu của học sinh dân tộc K’Mú với H’Mông có mức sai lệch nhau không đáng kể ở tất cả các độ tuổi. Sự sai khác về huyết áp phụ thuộc vào các chỉ tiêu: thể tích tim, độ quánh của máu, thể tích máu, thể tích mạch... Mỗi chỉ tiêu nói trên lại phụ thuộc từng lứa tuổi, giới tính, chế độ dnh dưỡng... Giá trị thông số này ở học sinh dân tộc H’Mông thu được cao hơn học sinh dân tộc K’Mú. Mức chênh lệch cao nhất là ở độ tuổi 12 và 13 (huyết áp tối đa), tuổi 14 và 15 (huyết áp tối thiểu) đối với cả nam và nữ.

3.3.2.3. So sánh với các nghiên cứu khác

Chỉ tiêu về huyết áp trong “Hằng số sinh học người Việt Nam”không nêu cụ thể cho từng độ tuổi và có tính chung cho cả nam và nữ. So sánh về huyết áp tối đa, kết quả nghiên cứu của chúng tôi có sai khác không nhiều, nhưng về huyết áp tối thiểu thì luôn cao hơn trong mọi lứa tuổi, và mức chênh lệch tăng dần theo độ tuổi.

3.3.3. Tần số thở của học sinh dân tộc K’Mú thuộc huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Bảng 3.30: Tần số thở của học sinh dân tộc K’Mú theo lứa tuổi và giới tính (Đơn vị: nhịp/phút)

TT Tuổi Nam Giảm Nữ Giảm Nam>Nữ

1 12 22,13 ± 1,3 22,67 ± 1,4 -0.54

2 13 21,23 ± 2,1 -0.9 22,22 ± 1,9 -0.45 -0.99

3 14 20,55 ± 3,1 -0.68 21,44 ± 2,6 -0.78 -0.89

4 15 20,20 ± 2,2 -0.35 20,82 ± 2,8 -0.62 -0.62

Bảng 3.31: Tần số thở của học sinh dân tộc H’Mông theo lứa tuổi và giới tính (Đơn vị: nhịp/phút)

TT Tuổi Nam Thay

đối Nữ Thay đổi Nam>Nữ

1 12 23.21±1,3 24.42±2,1 -1.21

2 13 21.12±1,1 -2.09 23.31±1,5 -1.11 -2.19

3 14 21.29±0,9 - 0.17 23.18±1,1 -0.13 -1.89

4 15 21.69±1,5 - 0.4 22.09±0,6 -1.09 -0.4

3.3.3.1. Nhận xét

Hô hấp là một quá trình sinh lý xảy ra trong cơ thể sinh vật nói chung và trong cơ thể người nói riêng. Tần số hô hấp chính là số lần thở được tính trong 1 phút.

a. Đối với HS dân tộc K’Mú

Kết quả phân tích ở bảng 3.34 và hình 3.43 cho thấy rằng: tần số thở của học sinh dân tộc K’Mú giảm liên tục nhưng không đồng đều theo từng lứa tuổi ở cả nam và nữ. Trong cùng một lứa tuổi, tần số thở của học sinh nam nhỏ hơn học sinh nữ, nhưng mức độ chênh lệch không lớn, mức chênh lệch lớn nhất cũng chỉ khoảng 0,99 nhịp/phút. Đối với nam, tần số thở giảm từ 22,13 nhịp/phút lúc 12 tuổi xuống 20,20 nhịp/phút lúc 15 tuổi, tức là giảm 1,93 nhịp/phút. Còn đối với nữ, tần số thở cũng giảm từ 22,67 nhịp/phút lúc 12 tuổi xuống 20,82 nhịp/phút lúc 15 tuổi, tức là giảm 1,85 nhịp/phút.

b. Đối với HS dân tộc H’Mông

Kết quả phân tích cho thấy rằng: tần số thở của học sinh dân tộc H’Mông cũng giảm liên tục nhưng không đồng đều theo từng lứa tuổi ở cả nam và nữ. Trong cùng một lứa tuổi, tần số thở của học sinh nam nhỏ hơn học sinh nữ, nhưng mức độ chênh lệch không lớn, mức chênh lệch lớn nhất cũng chỉ khoảng 2.19 nhịp/phút. Đối với nam, tần số thở giảm từ 23.21 nhịp/phút lúc 12 tuổi xuống 21.69 nhịp/phút lúc 15 tuổi, tức là giảm 1,52 nhịp/phút. Còn đối với nữ, tần số thở cũng giảm từ 24.42 nhịp/phút lúc 12 tuổi xuống 22.09 nhịp/phút lúc 15 tuổi, tức là giảm 2.33 nhịp/phút.

3.3.3.2. So sánh tần số thở của học sinh dân tộc K’Mú với học sinh dân tộc H’Mông

Bảng 3.32: Tần số thở của học sinh dân tộc K’Mú với học sinh dân tộc H’Mông (Đơn vị: nhịp/phút)

Tuổi Dân tộc K’Mú Dân tộc H’Mông

Nam Nữ Nam Nữ

12 22,13 ± 1,3 22,67 ± 1,4 23.21±1,3 24.42±2,1

13 21,23 ± 2,1 22,22 ± 1,9 21.12±1,1 23.31±1,5

14 20,55 ± 3,1 21,44 ± 2,6 21.29±0,9 23.18±1,1

15 20,20 ± 2,2 20,82 ± 2,8 21.69±1,5 22.09±0,6

Tần số thở của học sinh dân tộc K’Mú với H’Mông có sự giảm liên tục và chênh lệch không đáng kể giữa nam và nữ theo từng lứa tuổi nghiên cứu.

3.3.4. Thời gian nín thở tối đa của học sinh dân tộc K’Mú thuộc huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

của học sinh dân tộc K’Mú theo lứa tuổi và giới tính

(Đơn vị: giây)

TT Tuổi Nam Tăng Nữ Tăng Nam>Nữ

1 12 29,56 ± 0,5 25,69 ± 2,5 3,87

2 13 33,21 ± 2,1 3,65 29,71 ± 1,5 4,02 3,5

3 14 37,32 ±1,4 4,11 31,76 ± 1,2 2,05 5,56

4 15 40,57 ± 0,8 3,25 34,08 ± 1,4 2,32 6,49

Hình 3.17: Thời gian nín thở tối đa của học sinh dân tộc K’Mú thuộc huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

Bảng 3.34: Thời gian nín thở tối đa của học sinh dân tộc H’Mông theo lứa tuổi và giới tính

(Đơn vị: giây)

TT Tuổi Nam Tăng Nữ Tăng Nam>Nữ

1 12 29.71±0,6 29.47±0,7 0.24

2 13 32.69±1,1 2.98 30.61±1,3 1.14 2.08

3 14 38.08±2,3 5.39 30.12±1,5 -0.49 7.96

Hình 3.18: Thời gian nín thở tối đa của học sinh dân tộc H’Mông thuộc huyện Kỳ Sơn, Nghệ An

3.3.4.1. Nhận xét

Thời gian nín thở tối đa cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong nghiên cứu về sinh lý của con người.

Kết quả xử lý số liệu ở bảng 3.36 và hình 3.46 trên đây đã cho thấy rằng: Thời gian nín thở tối đa của học sinh dân tộc K’Mú tăng dần theo lứa tuổi từ 12 đến 15 ở cả nam và nữ.

Đối với nam, thời gian nín thở tối đa tăng từ 29,56s ở tuổi 12 lên 40,57s ở tuổi 15, tức là tăng lên 11,01s. Còn đối với nữ, thời gian nín thở tối đa tăng từ 25,69s lúc 12 tuổi lên 34,08s lúc 15 tuổi, tức là tăng thêm 8,39s. Mặt khác, một điều dễ nhận thấy trên bảng số liệu này là ở cùng một lứa tuổi, thời gian nín thở tối đa của học sinh nam lớn hơn học sinh nữ, mức độ chênh lệch cũng khá lớn, cao nhất ở độ tuổi 15, nam cao hơn nữ 6,49s.

3.3.4.2. So sánh thời gian nín thở tối đa của học sinh dân tộc K’Mú với học sinh dân tộc H’Mông

Bảng 3.35: Thời gian nín thở tối đa của học sinh dân tộc K’Mú với học sinh dân tộc H’Mông

(Đơn vị: giây)

Tuổi NamDân tộc K’MúNữ NamDân tộc H’MôngNữ

12 29,56 ± 0,5 25,69 ± 2,5 29.71±0,6 29.47±0,7

13 33,21 ± 2,1 29,71 ± 1,5 32.69±1,1 30.61±1,3

15 40,57 ± 0,8 34,08 ± 1,4 41.42±2,4 34.31±3,2

Hình 3.19: Thời gian nín thở tối đa của học sinh nam các trường (Kỳ Sơn - Nghệ An)

Hình 3.20: Thời gian nín thở tối đa của học sinh nữ các trường (Kỳ Sơn - Nghệ An)

Thời gian nín thở tối đa ở học sinh dân tộc K’Mú cũng như dân tộc H’Mông đều tăng liên tục và không đồng đều theo lứa tuổi và giới tính. So sánh thời gian nín thở giữa học sinh dân tộc K’Mú và dân tộc H’Mông thì nhận thấy học sinh dân tộc

H’Mông có thời gian nín thở lâu hơn học sinh dân tộc K’Mú ở cả nam, nữ và mức chênh lệch này rất lớn.

3.4. Kết quả xác định các chỉ tiêu thể chất

Bảng 3.36 . Kết quả xác định các chỉ tiêu thể chất đối với HS nam dân tộc K’Mú

TT Nội dung

kiểm tra Tuổi 12 Tuổi 13 Tuổi 14 Tuổi 15

1 Chạy 30m XPC (s) 5.40±1.8 5.30±0.68 5.13±0.66 5.00±0.74 2 Bật xa tại chỗ (cm) 166.2±11.04 178.8±10.77 185.0±7.34 192.0±13.1 3 Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây) 12.64±3.49 13.78±4.55 15.94±5.11 18.98±7.45 4 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 874.67±7.80 880.11±8.12 890±12.11 994±11.65

Bảng 3.37 . Kết quả xác định các chỉ tiêu thể chất đối với HS nam dân tộc H’Mông

TT Nội dung kiểm

tra Tuổi 12 Tuổi 13 Tuổi 14 Tuổi 15

1 Chạy 30m XPC (s) 5.47±1.5 5.30±0.85 5.12±0.62 5.00±0.34 2 Bật xa tại chỗ (cm) 164.2±10.04 172±8.32 188±7.15 194±1.21 3 Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây) 12.33±3.03 14.24±4.01 16.56±4.5 18.78±6.4 4 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 881.59±12.59 810±13.01 900±14.11 989±12.11 Qua 2 bảng 3.36 và 3.37 trong 4 chỉ tiêu về thể chất cảu HS dân tộc K’Mú và dân tộc H’Mông đều tốt lên về thành tích theo lứa tuổi. Tuy nhiên giữa hai dân tộc có sự khác biệt cụ thể ta thấy kết quả thành tích của học sinh dân tộc K’Mú là tốt hơn ngoại trừ thành tích chạy 30m là tương đối như nhau.

So sánh với chỉ tiêu của bộ giáo dục đề ra thì cả hai hệ dân tộc có chỉ số thể chất đều “đạt” nhưng chưa “tốt”.

TT Nội dung kiểm

tra Tuổi 12 Tuổi 13 Tuổi 14 Tuổi 15

1 Chạy 30m XPC (s) 7.30±1.4 7.00±0.88 6.98±0.66 6.30±0.64 2 Bật xa tại chỗ (cm) 145.2±13.04 160.8±9.77 165±7.14 166±12.2 3 Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây) 9.64±3.8 10.78±4.65 13.94±5.21 16.88±7.25 4 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 743.62±8.80 755.11±7.12 788±12.01 814±12.65

Bảng 3.39. Kết quả xác định các chỉ tiêu thể chất đối với HS nữ dân tộc H’Mông

T T

Nội dung kiểm

tra Tuổi 12 Tuổi 13 Tuổi 14 Tuổi 15

1 Chạy 30m XPC (s) 7.30±1.6 7.15 ± 0.58 6.98±0.56 6.56±0.74 2 Bật xa tại chỗ (cm) 144.2±12.04 150.8±9.21 162±7.24 165±12.4 3 Nằm ngửa gập bụng (lần/30giây) 9.84±4.8 11.28±4.55 13.98±5.21 16.68±7.35 4 Chạy tuỳ sức 5 phút (m) 745.62±8.30 752.11±8.12 780±13.01 800±12.45 Qua bảng 3.38 và 3.39 ta thấy các chỉ tiêu về thể chất của HS nữ dân tộc K’Mú và dân tộc H,Mông được cải thiện qua từng lứa tuổi:

- Về chạy 30m XPC thời gian để hoàn thành nội dung giảm dần theo lứa tuổi - Về 3 nội dung còn lại tăng dần thành tích qua từng lứa tuổi nhưng không đồng đều.

Tuy nhiên qua hai bảng trên cho chúng ta thấy thành tích của học sinh dân tộc K’Mú là cao hơn so với HS dân tộc H’Mông.

So sánh với TC của bộ Giáo dục, kết quả nghiên cứu 4 chỉ tiêu thể chất của HS dân tộc H’Mông, K’Mú đều “Đạt”.

Một phần của tài liệu Sự phát triển một số chỉ tiêu thể lực, thể chất và sinh lí của học sinh dân tộc k mú và dân tộc h mông lưa tuổi 12 15 tại huyện kỳ sơn, tỉnh nghệ an (Trang 47 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w