Trong lĩnh vực văn hóa giáo dục

Một phần của tài liệu Chế độ ban cấp ruộng đất thời lê thánh tông và những tác động tới xã hội đại việt thế kỉ XV (Trang 42 - 53)

6. Bố cục của đề tài

3.3. Trong lĩnh vực văn hóa giáo dục

3.3.1. Về văn hóa

Với việc thực hiện chính sách lộc điền, quân điền, đã xác lập nên nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền quan liêu cao độ trong lịch sử Việt Nam. Đồng thời với nó là chính sách độc tôn về Nho giáo, sự thắng thế và lên ngôi của văn hóa cung đình.

Lê Thánh Tông tiến hành độc tôn Nho giáo bằng hàng loạt các biện pháp:

Thứ nhất, nhà nước tiến hành Nho giáo hóa đời sống chính trị, xã hội bằng cách

đưa Nho giáo vào trong đời sống nhân dân. Nho giáo trở thành bệ đỡ tư tưởng chính thống của Nhà nước và giai cấp thống trị. Giáo lí nhà Nho cũng được đưa vào các huấn điều (24 huấn điều của Lê Thánh Tông) và các xã trưởng có nhiệm vụ hàng năm đọc và giảng cho xã dân.

Thứ hai, Nho giáo được áp dụng độc quyền vào khoa cử giáo dục. Nội dung giáo

dục chủ yếu là Nho giáo qua các sách Tứ thư, Ngũ kinh, Bác sử, Thơ phú,… nhưng qua các kì thi Văn sách hay thi Đình, bằng cách này nhà nước đã tuyển chọn được một nguồn nhân lực có chất lượng thông qua học tập, thi cử để bổ sung vào hàng ngũ quan

lại. Từ giáo dục, khoa cử đã xuất hiện nhiều nhà nho, nhà chính trị, ngoại giao, nhà sử học nổi tiếng làm rạng danh đất nước một thời.

Thứ ba, Những triết lí Nho giáo được đưa vào pháp luật thể hiện thông qua bộ

luật Hồng Đức với những quy định khắt khe đặc biệt trong việc quy định ngôi thứ của các tầng lớp trong xã hội. “Có những điều luật quy định ngặt về áo quần, ăn mặc, nhà cửa, đồ dùng chỉ dành cho tầng lớp quý tộc quan liêu, dân thường không được dùng. Tầng lớp nô tỳ bị coi là thấp kém nhất trong xã hội, không được coi là thần dân của nhà nước. Nô tỳ chửi mắng, đánh đập chủ hay lấy trộm của cải của chủ bị khép vào tội tử hình”. [3, Tr.103]

Thứ tư, Nho giáo ngày càng được củng cố thay thế cho Phật giáo trước kia. Nhà

Lê sơ đã thực thi hàng loạt những chính sách, biện pháp hạn chế sự phát triển của Phật giáo. Lê Thánh Tông bãi bỏ chính sách Tam giáo đồng nguyên (tồn tại từ thế kỷ X đến thời nhà Hồ); xây nên một nền văn hóa đơn nguyên độc tôn nho học.

Năm 1461, nhà nước cấm quan lại, nhân dân không được xây thêm chùa quán

mới, tự tiện đúc chuông, tô tượng. Hoạt động của thầy cúng, thầy bói, đạo sĩ bị ngăn cấm. Các nhà sư uống rượu, ăn thịt đều bị bắt hoàn tục, phạm tội dâm ô thì bị lưu đày. Năm 1471, Thánh Tông đặt ti Tăng lục và Đạo lục chuyên trách Phật giáo và Đạo

giáo. Một số chùa quán được tu bổ”. [11, Tr.334]

Cùng với sự ưu đãi đặc biệt cho bộ phận quan lại trong quá trình phân chia ruộng đất đã tạo nên một đẳng cấp trên trong xã hội - đẳng cấp sĩ. Để thích ứng với sự thay đổi này, nền văn hóa cung đình được nhà nước phong kiến thừa nhận và ngày càng thắng thế trong xã hội.

Năm 1437, dưới thời Lê Thánh Tông, nhà nước chấp nhận nhã nhạc mô phỏng của Trung Quốc như một thứ nhạc chính của cung đình.

Năm 1448, nhà nước cấm nhân dân vẽ hình lân phượng (đại diện cho Hoàng quyền), không được phổ biến các trò chọi gà, nuôi khỉ, nuôi chim bồ câu (các trò chơi của giới quý tộc), nhân dân tuyệt đối không được sử dụng. Điều này đã thể hiện, đã có bức ngăn cách nhất định giữa văn hóa dân gian và văn hóa cung đình, có sự tách biệt nhất định giữa quý tộc và nhân dân.

Đào Duy Từ sinh ra trong một gia đình nghệ nhân, lao động nghệ thuật - vừa

quản lí, tổ chức, vừa là diễn xuất nghệ thuật tuồng, chèo - những nghệ thuật cổ truyền mang đặc trưng văn hóa của dân tộc, nếu như ngày nay thì rất được trọng vọng (cha

ông từng là đội trưởng đội nữ nhạc dưới triều Lê Anh Tông, còn mẹ ông theo các bậc cao niên ở thôn Nỗ Giáp cho biết, vốn là một ả đào người làng Se). Nhưng trong xã hội Việt Nam thời Lê - Trịnh, chỉ vì sinh ra từ một gia đình “xướng ca vô loài” (không được xếp vào thang bậc của xã hội) như vậy, nên đã bị khoa trường tước bỏ tên, không

cho vào thi”. [14, Tr.147]

Điều 629 của bộ Quốc triều hình luật thời Lê Thánh Tông ghi: “Những con hát, phường chèo tuồng cùng cả con cháu, đều không được đi thi; trái luật thì xử tội biếm hay tội đồ; quan giám ty biết mà không phát giác, thì xử giảm nhẹ một bậc”. [18, Tr.261]

Như vậy, tính chất thân dân của nhà nước Lý - Trần đã không còn nữa thay vào đó là mô hình tập quyền quan liêu cao độ dưới thời kì Lê Thánh Tông. Sự độc tôn Nho giáo, với những tôn ti trật tự trong xã hội đã khiến cho khoảng cách giữa văn hóa Nho học, văn hóa cung đình và quảng đại quần chúng nhân dân ngày càng xa cách. Điều này để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với Đại Việt các thế kỉ về sau. Các triều đại, các chính quyền phong kiến không thể giải quyết được những mâu thuẫn này, dẫn tới sự phân chia, chia cắt đất nước kéo dài suốt ba thế kỉ.

3.3.2. Về giáo dục

Thông qua chế độ ban cấp lộc điền, quân điền, đối tượng ban cấp không phải là quý tộc tôn thất như thời Lý - Trần, mà là những người có học, thi cử đỗ đạt, ra làm quan. Như vậy, muốn được hưởng ruộng lộc trong xã hội phải trở thành quan lại và muốn trở thành quan lại buộc phải thông qua thi cử. Điều này đã thúc đẩy nền giáo dục Nho học phát triển mạnh mẽ. Đây là điểm khác biệt với các triều đại trước, kể cả so với Lê sơ thời kì đầu. Hơn thế nữa, dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông, Nho giáo được đề cao, tôn trọng, giữ vị trí độc tôn trong xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi để nền giáo dục Nho học có điều kiện phát triển lan rộng trong xã hội.

Dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông, trường lớp dạy học được mở ở khắp các địa phương. Ông ra lệnh cho phát các sách học Ngũ kinh, Tứ thư, Ngọc đường văn phạm, Văn hiến thông khảo, Văn tuyển, Cương mục, sách luật, sách dạy toán… Năm 1467, Lê Thánh Tông đặt chức quan “Ngũ kinh bác sĩ” để đặc trách việc học cho các xứ. Vào thời kì đầu chống giặc Minh xâm lược, Nguyễn Trãi đã từng nói:

vua Lý, Trần, Hồ đào tạo trong 398 năm. Ông đặt ra các lệ thi cử và xử phạt rất nghiêm việc gian dối trong thi cử.

Từ năm Quang Thuận thứ 4 (1463): “…Bắt đầu định lệ 3 năm thi Hội một lần. Thực hiện lệ này, từ khoa Bính Tí (Quang Thuận thứ 7 -1466), không chỉ chọn Tiến sĩ

mà còn lấy đậu trạng nguyên”. Đến khoa Nhâm Thìn (Hồng Đức thứ 3 - 1427) đã

định lệ tư cách Tiến sĩ là: “Đệ nhất giáp” được ban chữ “Tiến sĩ cập đệ”. Đệ nhị giáp được ban chữ “Tiến sĩ xuất thân”, Đệ tam giáp được ban chữ “Đồng Tiến sĩ xuất thân”. Số người trúng tuyển tăng lên gấp bội. Nếu trước đó, từ Lê Thái Tổ đến Lê Nhân Tông có 7 kì thi các loại, chọn được 89 Tiến sĩ và một số tốt nghiệp Minh Kinh, Hoành từ, thì từ thời Lê Thánh Tông trong 38 năm trị vì đã có 12 kỳ thi, chọn được 501 Tiến sĩ, trong đó có 10 Trạng nguyên. Nhiều hiền tài đã xuất thân từ đó. Tất cả những người đỗ đạt đều được bổ nhiệm quan chức, cả ở trong triều lẫn

ngoài đạo”. [14, Tr.128]

Nhà Lê cũng khuyến khích việc học tập, thi cử bằng cách đặt lệ xướng danh,

treo bảng, ban mũ áo, phẩm tước, dựng bia Tiến sĩ và lệ vinh quy bái tổ. Những biện pháp nói trên đã góp phần quan trọng phát triển giáo dục trong nước. Theo sử cũ, khoa thi Hội năm 1463 có 1.400 thí sinh, năm 1514 số ứng thí lên đến 5.700

người”. [11, Tr.332]

Năm Hồng Đức thứ 15 (1484), nhà Vua ra lệnh cho dựng bia đề tên các Tiến sĩ

đặt ở nhà Thái học để khuyến khích, biểu dương việc học. Tại Văn Miếu hiện còn 82 bia Tiến sĩ. Số bia đá này đã trở thành tài sản vô giá của Việt Nam. Người có công

đầu chính là vị Vua anh minh Lê Thánh Tông”. [16, Tr.60]

Dựa trên những thành tựu đã đạt được, nhà sử học Phan Huy Chú nhận xét:

“khoa cử các đời, thịnh nhất là đời Hồng Đức (1460 - 1497). Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, đời sau càng không thể theo kịp... Trong nước không để

xót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém”. [11, Tr.333]

Như vậy, giáo dục đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao trình độ dân trí của nhân dân, bồi dưỡng và đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Hàng loạt trí thức tài giỏi được đào tạo đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, giáo dục Nho học chưa chú trọng đến khoa học tự nhiên và kĩ thuật nên không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế đất nước thời kì này cũng như các thế kỉ về sau.

Tiểu kết chƣơng 3

Với chế độ ban cấp lộc điền, quân điền dưới thời Lê Thánh Tông đã khiến cho xã hội Đại Việt có những biến đổi sâu sắc trên mọi lĩnh vực. Với những chuyển biến này, đến những năm 70 của thế kỷ XV đã xác lập chế độ phong kiến ở Việt Nam về cả kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng. Sự hoàn chỉnh của mô hình phong kiến Đại Việt là thành tựu to lớn mà cải cách Lê Thánh Tông đã thực hiện được mà nguyên nhân căn bản đều xuất phát từ chính sách ruộng đất thời kì này.

KẾT LUẬN

1. Xã hội Đại Việt thế kỉ XV đã có những chuyển biến căn bản về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Điều này đã tạo nên những điều kiện thuận lợi để nhà nước phong kiến có thể tiến hành hàng loạt những biện pháp nhằm củng cố, xây dựng đất nước theo ý đồ riêng của mình. Trong đó, Lê Thánh Tông đã tiến hành cải cách trên tất cả các lĩnh vực thể hiện quyền lực của nhà nước trung ương, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, với việc ban cấp chính sách quân điền, lộc điền.

2. Chế độ lộc điền là chính sách ban cấp ruộng đất cho quý tộc, công thần, quan liêu cao cấp từ tứ phẩm trở lên, tùy theo phẩm hàm, chức bậc với số lượng tương đối lớn. Ruộng đất ban cấp được lấy từ ruộng đất thuộc sở hữu trực tiếp của nhà nước và ruộng đất bỏ hoang của dân chúng. Đặc biệt, trong loại hình ban cấp ruộng đất có việc ban cấp thế nghiệp điền và thế nghiệp thổ làm bổng lộc suốt đời giành riêng cho các vương hầu, công chúa. Điều này đã tăng cường chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất, củng cố bộ máy quan liêu, tăng cường quyền lực cho nhà nước trung ương. Mục tiêu cuối cùng của Lê Thánh Tông chính là xác lập mô hình quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.

3. Chế độ quân điền thời Lê Thánh Tông thực chất là chế độ phân chia lại ruộng đất cho các làng xã với quyền phân chia trực tiếp thuộc về nhà nước phong kiến. Ruộng đất công làng xã cứ 6 năm chia lại một lần tùy theo phẩm hàm, thứ bậc từ tứ phẩm trở xuống cho đến thứ dân. Việc làm này khiến cho nhà nước phong kiến vươn lên trở thành chủ sở hữu tối cao về ruộng đất, làng xã rơi xuống trở thành người quản lí ruộng đất cho nhà nước, hưởng lương bổng theo quy định của nhà nước phong kiến.

4. Chính sách ban cấp ruộng đất thời Lê Thánh Tông có tác động tới xã hội Đại Việt thế kỉ XV trên tất cả các lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đặc biệt là việc xác lập quan hệ địa chủ - tá điền; xác lập chế độ phong kiến ở Việt Nam, đưa đến sự hoàn chỉnh của mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền; sự độc tôn của Nho giáo; sự lên ngôi của tầng lớp trí thức Nho học và nền giáo dục Nho học, thúc đẩy việc giáo dục trong cả nước, tạo nên sự ổn định của xã hội.

5. Chính sách lộc điền, quân điền đã để lại những hậu quả to lớn đối với xã hội Đại Việt thế kỉ XV. Với chế độ lộc điền đã làm cho ruộng đất công làng xã ngày càng bị thu hẹp bởi đối tượng được hưởng lộc điền ngày càng lớn. Sự phát triển của chế độ

biệt khi nhà nước Lê sơ suy yếu, không đủ khả năng quản lý số lượng ruộng đất đã từng ban cấp, khiến quan lại, địa chủ biến số lượng ruộng đất đã ban cấp dù là thế nghiệp hay ân tứ bãi dâu trở thành ruộng đất tư. Thêm vào đó, với chính sách quân điền, diện tích quân cấp ngày càng bị thu hẹp, người nông dân bị trói chặt vào ruộng đất nhưng vẫn phải đóng đủ tô thuế, đi lao dịch, chịu nghĩa vụ đối với nhà nước phong kiến. Đây chính là nguyên nhân làm bùng nổ các phong trào đấu tranh của nông dân cuối thế kỉ XV.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lưu Văn An (2008), Thế chế chính trị Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám

dưới góc nhìn hiện đại, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

2. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí, tập 3, (Khoa mục chí, Quốc dung chí, Hình luật chí), NXB Sử học, Hà Nội.

3. Trần Bá Đệ (chủ biên) (2002), Một số chuyên đề Lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

4. Lê Quý Đôn (1962), Kiến văn tiểu lục, NXB Sử học, Hà Nội.

5. Phan Huy Lê, Chế độ ban cấp ruộng đất thời Lê Sơ và tính chất sở hữu của loại ruộng đất thế nghiệp, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 4/1981, trang 15.

6. Phan Huy Lê (1959), Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê Sơ (thế

kỉ XV), NXB Văn Sử Địa.

7. Ngô Sĩ Liên (1968), Đại Việt Sử ký Toàn thư, tập I, NXB KHXH, Hà Nội. 8. Ngô Sĩ Liên (1985), Đại Việt Sử ký Toàn thư, tập II, NXB KHXH, Hà Nội. 9. Nguyễn Quang Ngọc (Chủ biên) (2007), Tiến trình lịch sử Việt Nam, NXB

Giáo dục.

10. Nguyễn Hồng Phong (1959), Vấn đề ruộng đất trong Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 1-2.

11.Trương Hữu Quýnh (chủ biên) (1999), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Trương Hữu Quýnh (2009), Chế độ ruộng đất và một số vấn đề Lịch sử Việt Nam, NXB Thế giới, Hà Nội.

13. Lê Ngọc Tạo (2001), Các chính sách về xã hội của nhà nước thời Lê Sơ (1428-

1527), Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Hà Nội.

14. Văn Tạo (2006), Mười cuộc cải cách lớn, đổi mới lớn trong lịch sử Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm.

15. Nguyễn Trãi - Toàn tập (1976), NXB KHXH, Hà Nội.

16. Lê Đức Tiết (2007), Lê Thánh Tông vị vua anh minh, nhà cách tân vĩ đại, NXB Tư pháp, Hà Nội 2007.

17. Đào Tố Uyên (Chủ biên), Giáo trình Lịch sử Việt Nam, tập II, NXB ĐHSP, Hà Nội. 18. Viện Sử học (2013), Quốc triều hình luật, NXB Tư pháp, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Các điều luật về ruộng đất trong Quốc triều hình luật

Điều 342: “Bán ruộng đất của công cấp cho hay ruộng đất khẩu phần, thì xử 60 trượng, biếm 24; người viết văn tự thay và người làm chứng đều xử tội nhẹ hơn một bậc; truy thu số tiền bán và ruộng đất sung vào của công. Đem cầm, thì sử phạt 60 trượng và bắt chuộc”. [18, Tr157]

Điều 343: “Chiếm ruộng đất công quá số hạn định, từ một mẫu thì xử phạt 80 trượng, mười mẫu thì biếm một tư, tội chỉ đến biếm ba tư là cùng; đòi lại tiền hoa lợi ruộng đất nộp vào làm của công. Nêu khai khuẩn những nơi ruộng đất hoang thì không phải tội”. [18, Tr157]

Điều 345: “Giấu số ruộng đất đầm ao của công (không nộp thuế), từ một mẫu trở

Một phần của tài liệu Chế độ ban cấp ruộng đất thời lê thánh tông và những tác động tới xã hội đại việt thế kỉ XV (Trang 42 - 53)