Trong lĩnh vực chính trị xã hội

Một phần của tài liệu Chế độ ban cấp ruộng đất thời lê thánh tông và những tác động tới xã hội đại việt thế kỉ XV (Trang 35 - 42)

6. Bố cục của đề tài

3.2. Trong lĩnh vực chính trị xã hội

3.2.1. Về chính trị

Thứ nhất, với chế độ lộc điền và quân điền thời Lê Thánh Tông, nhà nước trung

ương đã gia tăng quyền lực của mình với mọi thành viên trong xã hội, xác lập mô hình nhà nước quân chủ chuyên chế tập quyền cao độ, mà đại diện là nhà vua.

Ở chính quyền trung ương toàn bộ quyền lực của nhà nước phong kiến đều tập trung vào trong tay vua. Nhà vua trực tiếp làm việc với các cơ quan không phải thông qua hệ thống quan lại đại thần. Các cơ quan chức quan được thiết lập hoàn

chỉnh, phân định nhiệm vụ rõ ràng: lục bộ được hoàn thiện, đặt thêm lục khoa, lục tự,… Hệ thống thanh tra giám sát theo nghĩa vụ được thiết lập chặt chẽ từ trung ương đến địa phương để tăng cường, củng cố quyền lực của nhà vua cũng như duy trì sự ổn định của đất nước.

Ở địa phương, để hạn chế quyền lực của Hành khiển, Lê Thánh Tông học mô hình của nhà Minh đặt ra: “Đô tổng binh sứ ty (tức Đô ty) phụ trách về quân sự; Thừa tuyên sứ ty (Hiến ty) trông coi mặt dân sự; Hiến sát sứ ty (Hiến ty) phụ trách công việc thanh tra, giám sát đời sống nhân dân. Các Ty chịu trách nhiệm trực tiếp trước triều đình theo

hệ thống dọc” [3, Tr.93]. Ba cơ quan này tồn tại độc lập với nhau khiến cho quyền lực

của Hành khiển bị san sẻ.

Đặc biệt ở cấp xã, Lê Thánh Tông chia thành 3 xã và quy định chặt chẽ, cụ thể:

xã lớn (đại xã) có từ 500 hộ trở lên được bầu 5 xã trưởng; trung xã có từ 300 hộ đến

500 hộ có 4 xã trưởng; xã nhỏ (tiểu xã) có 100 hộ đến 300 hộ có 2 xã trưởng, dưới 60

hộ có một xã trưởng”. [3, Tr.94]

Hơn thế nữa, dưới thời kì Lê Thánh Tông, tất cả quan lại đều thông qua thi cử, đỗ đạt rồi mới được tuyển dụng. Điều này đã phá tan kết cấu xã hội của Đại Việt trước kia. Với việc làm này, bộ phận tri thức Nho học có vai trò to lớn trong hệ thống chính quyền đưa nhà nước Lê sơ bước vào giai đoạn tập quyền quan liêu cao độ.

Như vậy, với cải cách hành chính Lê Thánh Tông và đặc biệt dưới những tác động từ chế độ ban cấp quân điền, lộc điền đã khiến cho bộ máy nhà nước Lê sơ được hoàn thiện, xác lập chế độ phong kiến ở nước ta với mô hình “quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền quan liêu cao độ”.

Thứ hai, với những ưu đãi đặc biệt trong việc phân cấp ruộng đất cho quan lại đã

tạo ra một đội ngũ quan lại trung thành với nhà vua, gắn vận mệnh của gia đình, dòng họ với lợi ích của đất nước. Bộ phận này ngày càng có vị trí, vai trò quan trọng trong xã hội Đại Việt. Vì vậy, các sử gia phong kiến thường gọi mô hình nhà nước Lê sơ sau thời kì Lê Thánh Tông là mô hình “tập quyền quan liêu”. Bộ máy nhà nước xây dựng theo hướng quan liêu cao độ đây là bộ máy nhà nước có số lượng quan lại, quan viên đông đảo, được đào tạo bài bản, được phân công trách nhiệm chức vụ rõ ràng. Theo thống kê năm 1471: “tổng số quan lại là 5370 người, gồm 2755 quan lại ở trung ương (399 quan văn, 857 quan võ, 466 tòng quan và một số tạp lưu), 2615 quan lại địa

đều phải trải qua thi cử và đỗ đạt, các quý tộc họ Lê muốn làm quan cũng phải như vậy”. [3, Tr.41]

Để tạo điều kiện cho các quan lại làm việc đúng theo mong muốn của mình, Lê Thánh Tông đặt quy chế lương bổng, ruộng lộc, phẩm tước rõ ràng và thống nhất. Theo quy chế năm 1477: “ngoài ruộng lộc, các quan đều có lương, chẳng hạn ở trung ương: Chánh nhất phẩm được 82 quan/năm, Tòng nhất phẩm 72 quan/năm. Ở địa phương: Chánh tứ phẩm được 48 quan/năm, Tòng tứ phẩm được 44

quan/năm”. [3, Tr.41]

Thứ ba, thông qua chính sách quân điền, lộc điền, nhà nước trung ương thể hiện

sức mạnh của mình trong việc can thiệp vào các làng xã, bắt các làng xã tuân theo những quy định của nhà nước phong kiến. Hay nói cách khác lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam “phép vua thắng lệ làng” sau cải cách Lê Thánh Tông. Từ việc can thiệp vào công việc nội bộ của các làng xã thông qua cơ sở kinh tế quan trọng nhất là ruộng đất, Lê Thánh Tông liên tiếp thực hiện các biện pháp khiến làng xã thời kì này mất dần đi tính tự trị của mình. Lê Thánh Tông rất chú ý đến việc phân chia lại địa giới giữa các địa phương, đặc biệt riêng về cấp xã, năm 1498 đã quy định rõ quy mô lớn, nhỏ để quản lý.

Lê Thánh Tông định lệnh tách xã: “xã nào có đủ 500 hộ rồi mà số hộ dư ra lại được 100 trở lên có thể thành một xã nhỏ nữa thì phải báo rồi xếp loại tâu lên để xếp

thành xã khác cho thêm cho rộng bản đồ”. [8, Tr.511]

Có thể nói việc bầu xã trưởng đã được vua Lê Thánh Tông quy định nghiêm ngặt và chặt chẽ thể hiện vai trò của Nhà nước cũng như mối quan hệ gắn kết giữa trung ương và địa phương trong thời kì này.Năm 1462, theo Sắc chỉ của Lê Thánh Tông thì tiêu chuẩn của người được bầu làm xã trưởng như sau: “lấy hạng giám sinh, sinh đồ tuổi cao nhưng học nghiệp không tiến bộ, hoặc xét các con em hiền lành, tuổi từ 30 trở lên, không vướng việc quân, những hạng đó người nào biết chữ, có hạnh kiểm nên làm

xã trưởng của xã ấy để tiện làm việc”. [15, Tr.151]

Đối với các tập tục trong các làng xã, Lê Thánh Tông buộc phải chấp nhận cho các làng xã lập “khoán ước và cấm lệ”, nhưng lại ban hành những quy định của Nhà nước về việc lập “lệ làng”, chỉ ở “những làng, xã nào có những tục lệ khác lạ” và

quan lại cấp trên duyệt nếu cần thì bác bỏ”, nhằm không cho phép các “lệ làng” làm

và phép nước, lấy luật pháp để trị tội những người không chịu theo tục lệ của làng khi tục lệ đó đã được nhà nước chuẩn y. Luật pháp của Nhà nước Lê sơ đã hạn chế và thu hẹp quyền tự trị của các làng xã rất rõ nét, tăng cường sự lệ thuộc của làng xã với nhà nước trung ương, củng cố chế độ quân chủ quan liêu.

Thứ tư, xác lập quan hệ Hoàng quyền - thần dân trong xã hội thay thế cho quan

hệ vua tôi trước kia dưới thời Lý - Trần. Quan hệ này được xác lập bằng một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và cơ sở kinh tế là chế độ lộc điền, phép quân điền. Với chế độ lộc điền, đây là một chuyển biến quan trọng của chế độ bổng lộc cho quan lại. Trước đây việc chi trả bổng lộc cho quan lại được cấp bằng hộ có thuế. Điều này khiến cho những nông dân sống trong làng xã không bị chi phối bởi quyền lực của nhà nước trung ương mà bị chi phối bởi người chủ được ban cấp. Trên cơ sở đó ruộng đất vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước phong kiến tập quyền. Song với chế độ lộc điền, bằng việc ban cấp ruộng đất đã tạo nên sự phù hợp với bước phát triển mới của chế độ sở hữu tư nhân lớn về ruộng đất và của những quan hệ sản xuất phong kiến. Nhà nước là chủ sở hữu tối cao về ruộng đất, người được phân chia ruộng đất phải có trách nhiệm với nhà nước phong kiến. Những người nông dân vẫn là thần dân của nhà vua, phải có nghĩa vụ nộp tô thuế. Đặc biệt với chế độ quân điền, ruộng đất công làng xã được nhà nước phong kiến mà đại diện là nhà vua phân chia cho tất cả các hạng dân trong xã hội. Do đó, dân chúng Đại Việt đều được chia ruộng, gọi là ơn vua - lộc nước nên họ phải có nghĩa vụ với hoàng đế. Những người nông dân cày ruộng công trở thành tá điền phụ thuộc chặt chẽ vào địa chủ (chính là nhà nước trung ương và tầng lớp quan lại phong kiến). Con cháu họ sinh ra nhận ruộng của nhà nước, nối đời là thần dân của vua. Nhà Lê đã tạo ra một hoàng quyền vĩnh hằng và bất khả xâm phạm, đó là quyền lực tối cao đối với ruộng đất và cư dân Đại Việt. Các thế kỉ về sau đều vì mối quan hệ này chi phối.

Tuy nhiên, việc tập trung quyền lực quá lớn vào tay chính quyền trung ương mà đại diện là nhà vua đã tạo ra những hệ quả không hề nhỏ. Đặc biệt, từ sau thời kì Lê Thánh Tông liên tục xuất hiện những vị vua yếu kém (Lê Uy Mục, Lê Tương Dực), không đủ khả năng quản lý đất nước một cách vững chắc và thống nhất nữa. Điều này khiến cho bộ máy nhà nước quân chủ tập quyền mang tính ưu việt dưới thời kì Lê Thánh Tông không còn phát huy hiệu quả. Thêm vào đó, việc nhà nước trung ương

thuộc (những người không xuất thân từ dòng dõi quý tộc họ Lê), dẫn tới sự xuất hiện của nhiều thế lực lớn trong cả nước. Quá trình chia cắt đất nước, cuộc chiến tranh liên miên giữa các dòng họ trong suốt thế kỉ XVI - XVIII ngay sau đó là một minh chứng.

Ngoài ra, chính sách lộc điền, quân điền đã tạo ra sự cách biệt quá xa về tài sản giữa đẳng cấp quý tộc, quan liêu cao cấp với bộ phận còn lại, kích thích khuynh hướng tìm lợi ích kinh tế từ quan chức trong bộ máy chính quyền. Quan trường trở thành đấu trường giành giật quyền lợi. Càng về sau, mâu thuẫn này ngày càng lớn tạo nên sự bất ổn trong xã hội, làm suy giảm tư tưởng Nho giáo - được coi là tư tưởng cốt yếu cho sự thống trị của chế độ phong kiến.

3.2.2. Về xã hội

Xuất phát từ chính sách ban cấp ruộng đất thời Lê Thánh Tông đã khiến cho cấu trúc xã hội Đại Việt có sự chuyển biến căn bản, khác hẳn so với các vương triều trước và sau đó.

Thứ nhất, sự nổi lên của tầng lớp quan lại liêu thuộc thay thế vai trò của tầng lớp

quý tộc trước đây. Tầng lớp này có học, có tài, đi qua khoa cử là chủ yếu hoặc bảo cử, tiến cử, thuộc nhiều thành phần, dòng họ khác nhau (điều này thể hiện tính phi đẳng cấp của xã hội Đại Việt lúc bấy giờ, không cha truyền con nối), không có nhiều tài sản, ruộng đất, nô tì, thời gian nắm quyền cũng trong hạn định. Tầng lớp quan liêu chia làm hai khối rõ rệt là quan văn và quan võ.

Theo thống kê năm 1471, tổng số quan lại là 5.370 người, gồm 2.755 quan lại ở

trung ương (399 quan văn, 857 quan võ, 466 tòng quan và một số tạp lưu, 2615 quan lại địa phương, (926 quan văn, 857 quan võ, 41 tòng quan và một số tạp lưu). Số quan lại đều trải qua thi cử và đỗ đạt. Các quý tộc họ Lê muốn làm quan cũng phải như vậy”. [17, Tr.152]

Thứ hai, sự phát triển của tầng lớp nho sĩ bình dân gắn liền với sự phát triển

mạnh mẽ của giáo dục Nho học, họ thay thế nắm phần hồn của xã hội. Họ là những người hiểu biết rộng, văn hóa cao, là đội ngũ sáng tác chủ yếu. Sự phát triển của giáo dục đã tạo ra hàng loạt người bổ sung vào bộ máy quan liêu đang phát triển, phục vụ công cuộc xây dựng đất nước đồng thời nâng cao dân trí, sản sinh ra nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà sử học lỗi lạc của dân tộc.

Thứ ba, sự suy thoái về vai trò và vị trí của tầng lớp quý tộc. Dưới thời Lê sơ tầng

đình cho ăn lộc, ban ruộng nhưng không cho đi các địa phương cai quản lộ, phủ. Có tham gia triều chính nhưng tiếng nói không quan trọng, không có quân đội riêng, có gia nô nhưng số lượng rất hạn chế. "Lê Thánh Tông bãi bỏ chế độ bổ dụng các Vương hầu, quý tộc vào các trọng chức của triều đình. Tiêu chuẩn để được bổ dụng làm quan là phải có trình độ học thức đã được kiểm tra qua khoa cử, không phân biệt thành phần xuất thân. Các thân vương, công hầu được ban cấp bổng lộc nhiều, nhưng nếu

không đỗ đạt, không có tài năng thì cũng không được làm quan". [3, Tr.95]

Thứ tư, sự phổ biến của địa chủ. Địa chủ gồm: địa chủ quan lại; địa chủ quý tộc;

địa chủ bình dân nhờ mua bán, tài giỏi thao túng. Quy mô chia làm các loại: lớn, vừa, nhỏ nhưng chủ yếu là địa chủ vừa và nhỏ, càng ngày địa chủ bình dân càng tăng lên do sự phát triển của ruộng đất tư. Bộ phận quý tộc dòng họ vua, tuy được ban cấp nhiều ruộng đất thế nghiệp vẫn không cấu thành một lực lượng có điền trang và thế lực chính trị ở địa phương. Một số lớn công thần khai quốc được ban họ vua (quốc tính) song không hình thành một lớp quý tộc. Sang thời Lê Thánh Tông họ dần trở lại với họ gốc của mình. Các quan lại trung, cao cấp do được ban nhiều ruộng lộc mà trở thành địa chủ, song không cách biệt với các địa chủ thường hoặc nhân dân và phần lớn xuất thân khoa cử. Trong lúc đó, tầng lớp địa chủ thường hầu như rải rác ở các làng, xã, dần dần trở thành những người chủ về mọi mặt.

Thứ năm, sự xuất hiện địa chủ đẻ ra tá điền: là người lĩnh canh, nộp tô. Có 3 loại

tô: tô tiền, tô hiện vật và tô lao dịch. Từ thời Lê sơ, địa chủ và tá điền có xu hướng phổ biến và trở thành giai cấp. Trước sự phổ biến của tá điền, Lê Thánh Tông phải đặt ra những quy định cụ thể tránh tình trạng tranh chấp ruộng đất giữa tá điền và chủ ruộng:

"Những tá điền cấy nhờ ruộng ở nhà của người khác, mà dở mặt tranh làm của mình, thì phải phạt 60 trượng, biếm hai tư; nếu người chủ ruộng đất có văn tự xuất trình thì người tá điền phải bồi thường gấp đôi số tiền ruộng đất, không có văn tự thì trả

nguyên tiền thôi". [18, Tr.162]

Thứ sáu, sự suy giảm nhanh chóng của tầng lớp sư tăng, đạo sĩ. Sang thời nhà Lê

sơ, đặc biệt sau cuộc cải cách Lê Thánh Tông (1460 - 1497), Phật giáo ngày càng bị hạn chế thay vào đó là sự lên ngôi của Nho giáo. Nhà Lê tiến hành hạn chế sự phát triển của Phật giáo và Đạo giáo.Khác với thời Lý, Trần nhà Lê sơ cùng với việc hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng quân chủ chuyên chế thì những tư tưởng của Nho

Nho giáo được nâng lên chiếm vị trí độc tôn trong xã hội. Nhà nước phong kiến đã ban hành nhiều điều lệ nhằm hạn chế sự phát triển của Phật giáo đưa Phật giáo xuống hàng thứ yếu. Lê Thái Tổ ra lệnh cho các nhà sư ai thông thạo kinh điển và đủ phẩm hạnh thì đến trình diện để thi kiểm tra cho tiếp tục để tu hành, ai không thi đỗ thì bắc hoàn tục bằng biện pháp này, nhà Lê đã hạn chế được người không có học, lợi dụng cửa Phật để hành nghề cúng bái.

Cũng như Đạo Phật, Đạo Giáo cũng bị hạn chế, Lê Thái Tổ đã làm sát hạch với các đạo sĩ. Năm 1429, để loại bớt những người không thực sự có kiến thức về Đạo Giáo.

Năm 1461, nhà nước cấm quan lại, nhân dân không được xây dựng thêm chùa,

quán mới; tự tiện đúc chuông, tô tượng. Hoạt động của bọn thầy cúng, thầy bói, đạo sĩ bị

ngăn cấm” [11, Tr.334]. Nhà Lê, quy định rất chặt chẽ đối với việc xây dựng chùa quán:

Điều 289 trong Quốc triều hình luật quy định: “xây dựng chùa, quán và đúc chuông đúc tượng riêng thì xử biếm hai tư. Muốn có việc phật để khuyến giáo mà lấy tiền làm của riêng mình, thì xử tội đồ làm khao đinh, những của cải ấy phải nộp vào

chùa. Nếu có giấy quan cấp cho, thì không phải tội”. [18, Tr.140]

Thứ bảy, tầng lớp nô tì còn lại rất ít do nhà nước cấm đoán không cho buôn bán

người làm nô tì. Đây là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội, họ không được hưởng quyền lợi của một người dân, không được pháp luật bảo vệ. Nguồn bổ sung nô tì thời

Một phần của tài liệu Chế độ ban cấp ruộng đất thời lê thánh tông và những tác động tới xã hội đại việt thế kỉ XV (Trang 35 - 42)