Hiệu suất sinh lời
Dựa trên hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE), có thể chia các doanh nghiệp dược phẩm làm 3 nhóm chính như sau:
Nhóm có hiệu suất sinh lời cao (ROE > 20%): Nhóm này bao gồm: PMC, DHG, TRA, DHT, LDP. ROE bình quân của nhóm này là 27%. Trong đó, ROE cao nhất thuốc về Pharmedic (PMC) với ROE năm 2013 lên đến 35%. Thấp nhất trong nhóm này là DHT và LDP với ROE lần lượt là 21.5% và 22.9%.
Nhóm có hiệu suất sinh lời trung bình (10% < ROE < 20%): gồm các doanh nghiệp: DMC, DCl, OPC, DBT, VMD với ROE bình quân khoảng 14%. ROE cao nhất trong nhóm này thuộc về DMC (17%) và thấp nhất là DCL (10.8%).
Nhóm cổ phiếu có suất sinh lời thấp (ROE < 10%): gồm các doanh nghiệp còn lại như IMP, JVC, SPM, PPP. Trong đó IMP có ROE cao nhất (8.4%, giảm so với mức bình quân trên 10% năm 2010 – 2012 do điều chỉnh phương hướng hoạt động). Hai doanh nghiệp JVC và SPM có ROE khá thấp (lần lượt 4.4% và 2.7%) do khó khăn trong hoạt động kinh doanh năm 2013. PPP là doanh nghiệp dược phẩm niêm yết duy nhất ghi nhận lỗ trong năm 2013.
Lưu chuyển các dòng tiền trong kỳ
Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh: Hầu hết các doanh nghiệp dược đều có dòng tiền dương từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong đó, DHG và TRA là hai doanh nghiệp có dòng tiền từ kinh doanh lớn nhất (lần lượt là 484 tỷ đồng và 228 tỷ đồng). Các doanh nghiệp có dòng tiền hoạt động kinh doanh âm bao gồm: SPM, DBT, VMD, PPP.
Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: DHG dẫn đầu các doanh nghiệp niêm yết với khoản chi đầu tư cho dự án nhà máy mới trong năm 2013 lên đến 468 tỷ đồng. Các doanh nghiệp thuộc nhóm sản xuất khác như IMP, DMC, TRA, DCL, PMC, OPC vẫn duy trì các khoản đầu tư mới
29.9% 8.4% 8.4% 17.1% 25.0% 10.8% 15.5% 35.0% 4.4% 2.7% 12.9% 21.5% 22.9% 12.2% -17.4% -20.0% -10.0% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0%
DHG IMP DMC TRA DCL OPC PMC JVC SPM DBT DHT LDP VMD PPP
Hiệu suất sinh lời (ROA, ROE, ROS) (%)
www.fpts.com.vn
32
hàng năm cho máy móc thiết bị. Đặc biệt, JVC với đặc thù là doanh nghiệp chuyên cung cấp và cho bệnh viện thuê các thiết bị y tế nên dòng tiền đầu tư hàng năm luôn chiếm tỷ trọng khá lớn và chủ yếu được bù đắp bằng dòng tiền từ hoạt động tài chính (vay nợ ngắn hạn). Ngoài ra, VMD cũng là một trường hợp cá biệt trong các doanh nghiệp niêm yết khi sử dụng dòng tiền từ hoạt động tài chính để bù đắp thiếu hụt dòng tiền từ hoạt động kinh doanh và dòng tiền từ hoạt động đầu tư.