TỔNG QUAN CÁC DOANH NGHIỆP DƯỢC PHẨM ĐANG NIÊM YẾT

Một phần của tài liệu Báo cáo phân tích ngành dược của công ty chứng khoán FPTS phù hợp để nghiên cứu về ngành, cơ hội đầu tư cổ phiếu ngành dược (Trang 25 - 26)

C C.1 TỔNG QUAN

Hiện nay đang có 15 doanh nghiệp dược phẩm và thiết bị y tế đang niêm yết tại 2 sàn chứng khoán, có thể phân loại theo các tiêu chí sau:

Theo sàn niêm yết: có 9 doanh nghiệp tại sàn HOSE (DHG, IMP, TRA, DMC, DCL, OPC, SPM, VMD, JVC) và 6 doanh nghiệp tại sàn HNX (PMC, LDP, DHT, DBT, PPP, AMV)

Theo loại hình hoạt động: 6 doanh nghiệp sản xuất tân dược (DHG, IMP, DMC, DCL, PMC, SPM), 3 doanh nghiệp sản xuất đông dược (TRA, OPC, PPP), 4 doanh nghiệp chuyên về phân phối (VMD, LDP, DHT, DBT) và 2 doanh nghiệp cung ứng thiết bị y tế (JVC, AMV).

Đáng chú ý, các phân nhóm như trên chủ yếu dựa vào tỷ trọng các nhóm sản phẩm và đặc thù hoạt động của các doanh nghiệp. Trên thực tế, trừ VMD, JVC và AMV không có hoạt động sản xuất, các doanh nghiệp còn lại đều có dây chuyền sản xuất thuốc tân dược, đông dược (thực phẩm chức năng) và có mảng lưới phân phối sản phẩm khắp cả nước.

Theo vị trí địa lý: 5 doanh nghiệp tại vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (DHG, IMP, DMC, DCL, DBT), 5 doanh nghiệp tại Tp.HCM (PMC, OPC, SPM, VMD, PPP), 1 doanh nghiệp tại Bình Phước (AMV), 1 doanh nghiệp tại Lâm Đồng (LDP) và 3 doanh nghiệp tại Hà Nội (TRA, DHT, JVC).

Bản đồ phân bổ mật độ thu nhập dân cư và các doanh nghiệp dược nội địa lớn

(*) Dù Pymepharco (Phú Yên) và Bidiphar (Bình Định) là các doanh nghiệp chưa niêm yết nhưng tôi vẫn đưa vào biểu đồ vì đây là 2 trong 3 doanh nghiệp dược nội địa đáng quan tâm nhất hiện nay.

www.fpts.com.vn

26

Theo bản đồ phân bố như trên, dễ dàng nhận thấy hầu hết các doanh nghiệp dược phẩm nói riêng và ngành dịch vụ y tế nói chung tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam (Tp.HCM và các tỉnh Tây Nam Bộ), 3 doanh nghiệp tại Hà Nội (TRA, DHT, JVC) và 3 doanh nghiệp tại miền Trung (LDP, Pymepharco, Bidiphar* ).

Địa bàn hoạt động của các doanh nghiệp dược chủ yếu là những vùng có mức thu nhập bình quân của người dân khá cao so với mặt bằng chung (tỷ lệ dân số có thu nhập dưới mức trung bình dưới 40%). Đồng thời, đây cũng là những khu vực có mật độ dân số cao nhất cả nước (mật độ dân số trên 1.000 người/km2 theo tỉnh thành phố và trên 350.000 đến trên 1 triệu người/ km2 tại các thành phố, khu đô thị…). Do đó nhu cầu tiêu dùng thuốc tại khu vực này tất yếu cũng sẽ cao nhất cả nước.

Ngoài ra, theo bản đồ phân bổ mật độ dân cư, tiềm năng phát triển thị trường dược phẩm tại các tỉnh duyên hải dọc theo chiều dài Việt Nam cũng khá lớn, đặc biệt là tại các thành phố tỉnh lỵ của các tỉnh khi mật độ dân cư đô thị tại các vùng này bình quân đều trên 100.000 người/km2.

Một phần của tài liệu Báo cáo phân tích ngành dược của công ty chứng khoán FPTS phù hợp để nghiên cứu về ngành, cơ hội đầu tư cổ phiếu ngành dược (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)