Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệm nhỏ và vừa của một số

Một phần của tài liệu Doang nghiệp nhỏ và vừa ở địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 29 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệm nhỏ và vừa của một số

1.3.1. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước ở Châu Á

Nhật Bản rất coi trọng phát triển DNNVV, theo ông Miki Miyamoto -

Cố vấn Dự án Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA): Trong các chính sách phát triển DNNVV đã trải qua ba bước ngoặt chính: Thứ nhất, thành lập Cục phát triển DNNVV; thứ hai, xây dựng Luật cơ bản DNNVV, đây là cơ sở trong việc hổ trợ phát triển DNNVV; thứ ba, Luật cơ bản DNNVV sửa đổi. Những thay đổi chính sách đó nhằm đặt khu vực DNNVV vào vị trí phù hợp nhất và khẳng định tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế. Một trong những biện pháp quan trọng để hỗ trợ DNNVV là khuyến khích mở rộng đầu tư; đồng thời Chính phủ và các hiệp hội dành những khoản kinh phí lớn cho chương trình hiện đại hóa các DNNVV. Thí dụ năm 1960, Nhật Bản đầu tư 258 tỉ Yên cho khu vực DNNVV; đến năm 1980 lên tới 243.375 tỉ Yên, nhưng nguồn kinh phí của Chính phủ chỉ chiếm 12,6%, còn lại là hiệp hội và ngân hàng. Nguồn tài chính này tập trung cho bốn lĩnh vực chủ yếu: Xúc tiến cho hiện đại hóa chính sách; hiện đại hóa các thể chế quản lý doanh nghiệp; các hoạt động tư vấn cho DNNVV; các giải pháp tài chính cho DNNVV. Từ đó, DNNVV của Nhật Bản phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, [Nguồn: Giáo sư KIMIUNO và Quỹ hòa bình Nhật Bản, NXB Thanh niên, 1996].

Hiện nay, Nhật Bản có 4,21 triệu doanh nghiệp thì DNNVV chiếm 99,7%. Kinh tế địa phương rất phát triển và tạo được nhiều việc làm là nhờ các hoạt động của DNNVV liên quan trong ngành dịch vụ, bán lẻ và xây dựng. Xét một cách tổng quát, chính sách phát triển DNNVV của Nhật Bản

tập trung vào các chính sách chủ yếu sau: Thúc đẩy tăng trưởng và phát triển các DNNVV; tăng cường lợi ích kinh tế và xã hội của các nhà doanh nghiệp và người lao động tại các DNNVV; khắc phục tính bất lợi mà DNNVV gặp phải; hỗ trợ tính tự lực của DNNVV. Để thực hiện có hiệu quả các chính sách đó, Nhật Bản đã đề ra các nội dung chủ yếu sau:

- Thứ nhất, thực hiện cải cách pháp lý. Luật cơ bản về DNNVV được sửa đổi năm 1999, hỗ trợ cho việc cải cách cơ cấu để tăng tính thích nghi của DNNVV với sự thay đổi môi trường kinh tế - xã hội, tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu công ty. Các luật tạo thuận lợi cho việc thành lập doanh nghiệp mới và Luật hỗ trợ DNNVV đổi mới trong kinh doanh khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập doanh nghiệp mới, tăng nguồn cung ứng vốn rủi ro, trợ giúp về công nghệ và đổi mới. Luật xúc tiến các hệ thống phân phối có hiệu quả ở DNNVV hỗ trợ cho việc tăng cường sức cạnh tranh trong lịch vực bán lẽ thông qua công nghệ thông tin và xúc tiến các khu vực bán hàng. Một hệ thống cứu tế hỗ trợ cũng được thiết lập nhằm hạn chế sự phá sản của các DNNVV…

- Thứ hai, hỗ trợ về vốn. Việc hỗ trợ dưới dạng các khoản cho vay thông thường với lãi suất cơ bản hoặc các khoản vay đặc biệt với những ưu đãi theo các mục tiêu chính sách. Hệ thống hỗ trợ tăng cường cơ sở quản lý các DNNVV ở từng khu vực thông qua một quỹ được đóng góp chung bởi chính quyền trung ương và các chính quyền địa phương và được ký quỹ ở một thể chế tài chính tư nhân. Kế hoạch cho vay nhằm cải tiến quản lý của các doanh nghiệp nhỏ (kế hoạch cho vay Marukei) được áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ không đòi hỏi phải có thế chấp bảo lãnh. Hệ thống bảo lãnh tín dụng nhận bảo lãnh co các DNNVV vay vốn tại các thể chế tài chính tư nhân, còn hiệp hội bảo lãnh tín dụng có chức năng mở rộng các khoản tín dụng bổ sung và bảo lanh tín dụng cho các DNNVV. Hệ thống bảo lãnh đặc biệt đã

hoạt động từ năm 1998, có chức năng như một mạng lưới an toàn, nhằm giảm nhẹ những rối loạn về tín dụng nhằm góp phần làm giảm các vụ phá sản của DNNVV. Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn và đầu tư DNNVV (SBIC), thành lập từ năm 1963, đã thực hiện nhiều kế hoạch và chương trình đầu tư hỗ trợ DNNVV nhằm góp vốn cổ phần (đặc biệt đới với các doanh nghiệp mới thành lập), đầu tư cho các công ty R&D đã trưởng thành.

- Thứ ba, hỗ trợ về công nghệ và đổi mới. Các DNNVV có thể nhận được các chính sách hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh mới dựa trên công nghệ. Các khoản trợ cấp, bảo lãnh vốn vay và đầu tư trực tiếp cho DNNVV được tiến hành theo các quy định của Luật xúc tiến các hoạt động sáng tạo của DNNVV. Các DNNVV thực hiện các hoạt động kinh doanh mang tính chất đổi mới muốn tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phần và trái phiếu công ty được hỗ trợ bỡi các quỹ rủi ro của các địa phương. Còn hệ thống nghiên cứu đổi mới kinh doanh nhỏ ở Nhật Bản (SBI) cung cấp tài chính cho DNNVV có hoạt động kinh doanh mang tính chất đổi mới trong các giai đoạn đầu thiết kế sản phẩm hoặc các quy trình sản xuất mới. Để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua áp dụng công nghệ thông tin, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền bá thông tin và ứng dụng các sản phẩm phần mềm tin học được hỗ trợ bởi chính quyền địa phương, bao gồm các dịch vụ tư vấn và dịch vụ phát triển doanh nghiệp kiểu mẫu.

- Thứ tư, hỗ trợ về quản lý. Hoạt động tư vấn quản lý doanh nghiệp được thực hiện thông qua hệ thống đánh giá DNNVV. Mỗi quận, huyện, chính quyền của 12 thành phố lớn đánh giá các điều kiện quản lý của DNNVV, đưa ra các khuyến nghị cụ thể và cung cấp hướng dẫn. Viện quản lý kinh doanh nhỏ và công nghệ thực hiện các chương trình đào tạo cho các nhà quản lý, các chuyên gia kỷ thuật của DNNVV và đội ngũ nhân sự của các quận, huyện. Việc tăng cường tiếp cận DNNVV là một ưu tiên của Chính phủ. Sách trắng của DNNVV được xuất bản hàng năm chứa đựng nhiều thông

tin về khu vực doanh nghiệp này dựa trên các cuộc điều tra về thực trạng trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp.

- Thứ năm, hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu. Chính phủ Nhật Bản cung cấp những hướng dẫn và dịch vụ thông tin cho các DNNVV nhằm tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh doanh ở nước ngoài. Chương trình môi giới tư vấn và kinh doanh tạo cơ hội cho các DNNVV của Nhật Bản cũng như của nước ngoài có thể đăng ký trực tiếp vào cơ sở dữ liệu trên mạng Internet và quảng cáo các loại liên kết kinh doanh hoặc liên minh chiến lược mà doanh nghiệp tìm kiếm.

Hàn Quốc là một nước công nghiệp trẻ, đạt được nhiều thành công

chính là nhờ phát triển DNNVV.Hiện nay số lượng công ty DNNVV của Hàn Quốc khoảng 3,2 triệu, chiếm khoảng 99% doanh nghiệp cả nước và thu hút 88% lao động (khoảng 15 triệu người). DNNVV tạo ra công ăn việc làm cho lao động và là xương sống của nền kinh tế Hàn Quốc. Hiện nay, Hàn Quốc có 19 Luật liên quan đến hỗ trợ DNNVV như: Luật về ngân hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (7/1961), Luật về hợp tác giữa các DNNVV (12/1961), Luật cơ bản về DNNVV (12/1966), trong đó xác định rõ tiêu chuẩn để được công nhận là DNNVV trên các lĩnh vực như: Chế tạo, khai thác, xây dựng, thương mại, v.v… Nội dung cơ bản của Luật DNNVV của Hàn Quốc là cung cấp những vấn đề cơ bản đi đôi với việc định hướng nhằm cải tiến và đưa ra các biệc pháp phát triển cho DNNVV, [Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công thương Việt Nam 2013].

Các chính sách hỗ trợ DNNVV của Hàn Quốc đều được luật hóa. Nhiều tập đoàn hàng đầu hiện nay của Hàn Quốc xuất phát từ DNNVV và phát triển thành công là nhờ kết nối và ứng dụng các thành quả, sản phẩm sáng tạo của hàng ngàn DNNVV trong chuỗi cung ứng.

Có thể khẳng định Hàn Quốc là quan tâm đặc biệt đến phát triển DNNVV trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là tạo hành lang pháp lý thông

thoáng; chú trọng đến áp dụng khoa học công nghệ và thường xuyên đầu tư kinh phí để đổi mới công nghệ, v.v…

Singapore trở thành “con rồng” mạnh mẽ ở Đông Nam Á là nhờ vào

sự phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn kinh doanh xuất nhập khẩu. 10% tổng số doanh nghiệp Singapore là doanh nghiệp lớn, nhưng chiếm 56% lực lượng lao động, 76 % giá trị gia tăng và 84% giá trị xuất khẩu trực tiếp. 90% DNNVV chỉ tập trung vào các ngành thực phẩm, may mặc, in và xuất bản, kim khí. Từ năm 1962, do nhận thức được vai trò quan trọng của DNNVV, Chính phhur Singaphore đã thành lập Cục dịch vụ công nghiệp nhẹ trong Hội đồng phát triển kinh tế (EDB) để giúp đỡ DNNVV hiện đại hóa và mở rộng hoạt động. Năm 1970, một số chương trình hỗ trợ tài chính cũng được thành lập, trong đó có ý nghĩa nhất là chương trình tài chính cho DNNVV (SIFS) do EDB cộng tác với ngân hàng phát triển Singapore thành lập. EDB cung cấp các nguồn vốn ban đầu cho các trung tâm xúc tiến doanh nghiệp (EPC) - nơi có nhiệm vụ khuyến khích và thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp trong nước thông qua việc tập hợp, phân loại và xử lý các nhu cầu của họ. Viện công nghệ Namyang đã thành lập một trung tâm xúc tiến phát triển kinh doanh để cung cấp dịch vụ tư vấn, xử lý các doanh nghiệp sở tại. Năm 1999, Hội đồng phát triển doanh nghiệp (gồm các nghị sĩ quốc hội, các nhà kinh doanh nổi tiếng trong nước, các giám đốc điều hành của công ty đa quốc gia, các viện sĩ) được thành lập để giúp đỡ sự phát triển các doanh nghiệp địa phương, [Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công thương Việt Nam 2013].

Singapore quan tâm xây dựng một Chính phủ mạnh, một môi trường kinh doanh thuận lợi và hạ tầng cơ sở đảm bảo có hiệu quả; đồng thời hết sức coi trọng phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là việc đào tạo cho đội ngũ doanh nhân có khả năng tiếp thu công nghệ mới. Vai trò của Chính phủ là hết

sức cần thiết cả về mặt thể chế và ban hành chính sách khuyến khích, gắn với thúc đẩy tinh thần tự lực cánh sinh của đội ngũ doanh nhân.

Trung Quốc là một nước trải qua cơ chế kế hoạch hóa tập trung, đặc

trưng nổi bật trong phát triển doanh nghiệp những năm trước đây là các xí nghiệp quốc hữu và phát triển doanh nghiệp nông thôn. Xí nghiệp quốc hữu ở Trung Quốc được xác định là trụ cột của nền kinh tế quốc dân. Trước những năm 1990, cải cách xí nghiệp quốc hữu chủ yếu dựa vào ưu đã cho các đơn vị gặp khó khăn như: Miễn giảm thuế, không thu lợi nhuận, hoặc ưu đãi về chính sách để được thực hiện các dự án quan trọng. Điều đó dẫn đến sự mất cân bằng trong cạnh tranh. Từ năm 1990, Chính phủ tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa tất cả các doanh nghiệp. Các biện pháp chủ yếu về cải cách xí nghiệp quốc hữu như: Một là, kiên quyết tách bạch chức năng của chính quyền và chức năng của doanh nghiệp, chính quyền không can thiệp vào công việc kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp trả lại chức năng xã hội cho chính quyền để tập trung kinh doanh. Hai là, cấu trúc lại kinh tế quốc hữu trên tầm cao chiến lược, tập trung vào lĩnh vực then chốt, những tập đoàn lớn có thế mạnh; thực hiện cải tổ, liên kết, sáp nhập, cho thuê, khoán kinh doanh, bán doanh nghiệp…. để làm sống động các xí nghiệp quốc hữu quy mô nhỏ.

Ba là, xây dựng chế độ xí nghiệp hiện đại, thực hiện chế độ công ty hóa các xí nghiệp lớn và vừa. Bốn là, thực hiện cải tổ mang tính chiến lược đối với xí nghiệp quốc hữu, nhà nước tập trung sức cho các xí nghiệp lớn, cực lớn, các tập đoàn, làm cơ sở để nhà nước thực hiện điều hành vĩ mô, là chủ lực trong cạnh tranh quốc tế. Năm là, giúp đỡ, khuyến khích sự phát triển DNNVV.

Sáu là, thực hiện giảm người, tăng năng suất; giảm nợ, tăng vốn. Bảy là, xây dựng đội ngũ cán bộ thích ứng đòi hỏi của cạnh tranh trên thị trường; coi việc thiếu người tài còn trầm trọng hơn thiếu vốn, v.v…

Trung quốc đã rất thành công trong việc phát triển xí nghiệp hương chấn, là những xí nghiệp thuộc sở hữu tập thể, phi quốc hữu, giống như những

tổ chức kinh doanh trung gian giữa nhà nước và tư nhân ở địa bàn nông thôn. Vào năm 1992, Trung quốc có khoảng 19 triệu xí nghiệp loại này, sử dụng trên 100 triệu công nhân trong tổng số lực lượng lao động cả nước khoảng 430 triệu người, tạo ra khoảng một nữa tổng sản phẩm quốc nội khu vực nông thôn, đem lại 1/3 thu nhập của nông dân, đóng góp khoảng 1/3 tổng giá trị sản lượng công nghiệp toàn quốc. Điều đó cho thấy tiềm năng đóng góp vô cùng to lớn của “nội lực”, của nhân dân, của khu vực tư nhân nội địa đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bài học đối với sự phát triển doanh nghiệp nông thôn Trung quốc là: Các điều kiện ban đầu về kết cấu hạ tầng, thị trường nguồn nhân lực dồi dào, nguồn vốn tích lũy, trình độ công nhân công nghiệp hóa; là các cải cách kinh tế theo hướng thị trường trong toàn bộ nền kinh tế nói chung và kinh tế nông thôn nói riêng; là sự chủ động, linh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền địa phương; là sự cởi trói về cơ chế chính sách, đặc biệt là chính sách về quyền sở hữu và hình thức tổ chức kinh doanh của chính quyền Trung ương đối với doanh nghiệp nông thôn, [Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp - Bộ Công thương Việt Nam 2013].

3.1.2. Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số tỉnh ở Việt Nam

Tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là vùng đất được hình thành từ lâu đời, nơi sản sinh ra nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng, nơi phát tiết các vương triều Tiền Lê, Hậu Lê, Chúa Trịnh, Chúa Nguyễn, triều Nguyễn, một vùng kinh tế, văn hóa phát triển của đất nước và là địa bàn chiến lược quan trọng, căn cứ địa vững chắc của nhiều cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta từ trước đến nay.

Sau nhiều lần sáp nhập, chia tách, từ năm 1996 đến nay, tỉnh Thanh Hóa có 27 đơn vị sự nghiệp hành chính cấp huyện, gồm: 01 thành phố, 02 thị xã và 24 huyện.

Thanh Hóa với diện tích tự nhiên là 11.130,2 km2; dân số 3.412.600 người và lao động trong độ tuổi hơn 1,8 triệu người [Nguồn: Niên giám thống kê Thanh Hóa, 2014].

DNNVV ở Thanh Hóa không ngừng tăng trong những năm gần đây: Năm 2010 có 4.029, đến năm 2011 tăng lên 4.521, năm 2012 có 4.724, đến năm 2013 tăng lên 4.999 và năm 2014 là 5.394 DNNVV. Tỉ lệ DNNVV ở Thanh Hóa chiếm phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn: Năm 2010 chiếm 88,4%, năm 2011 chiếm 85,3%, năm 2012 chiếm 85,9%, năm 2013 chiếm 84,2%, năm 2014 chiếm 89% [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2014]

DNNVV ở địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Thanh Hóa.

Tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh với diện tích tự nhiên là 5.997,3 km2, dân số 1.242.700 người. Số lượng DNNVV của Hà Tĩnh ngày càng tăng: Năm 2010 là 1.974 doanh nghiệp, năm 2012 là 2.727 doanh nghiệp, năm 2013 là 2.932 doanh nghiệp, năm 2014 là 3.419 doanh nghiệp [Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hà Tĩnh, 2014].

DNNVV của Hà Tĩnh đã đóng góp rất lớn vào quá trình phát triển kinh - tế - xã hội của Hà Tĩnh.

Kinh nghiệm phát triển DNNVV của tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu Doang nghiệp nhỏ và vừa ở địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 29 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w