Tình hình huy động,quản lí và sử dụng ODA

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam docx (Trang 44 - 46)

2- Đầu tư gián tiếp( ODA)

2.1 Tình hình huy động,quản lí và sử dụng ODA

ODA được xác định là nguồn lực bên ngoài quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và cho sự nghiệp CNH-HĐH nói riêng. Chính phủ ta rất quan tâm đến việc thu hút nguồn viện trợ phát triển chính thức này. Việc chúng ta nối lại mối quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB,ADB, kí hiệp định khung với EU, bình thường hoá quan hệ với Mĩ, gia nhập ASEAN…là những bước tiến trong việc tạo lập môi trường kinh tế quốc tế thuận lợi cho việc vận động và tiếp nhận ODA..

ODA có tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và các vùng lãnh thổ, giảm phân hoá trong phát triển giữa các vùng miền đô thị với nông thôn, vùng sâu , vùng xa, cải thiện điều kiện sinh hoạt và nâng cao chất lượng cuộc song… Từ năm 1993 đến nay thông qua 7 hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ dành cho Việt Nam lượng được cam kết đạt trên 16,4 tỉ USD. Tính đến ngày 31/12/1999 chúng ta đã giả đạt khoảng 41,03% tổng số vốn cam kết. Năm 2000 các nhà tài trợ đã cam kết tài trợ cho Việt Nam 2,8 tỉ USD trong đó có 700 triệu hỗ trợ đẩy nhanh quá trình cải cách.

Trong những năm qua Nhà nước ta hướng việc sử dụng nguồn vốn ODA vào những vùng ngành, những lĩnh vực kinh tế có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước; trước hết là cải tạo, nâng cấp và phất triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Một số chương trình dự án ODA được triển khai tại

các vùng nông thôn miền núi, nhiêud dự án cho phát triển giao thông, điện thuỷ lợi , y tế.. Có thể nêu ra một số chương trình dự án ODA có quy mô lớn: Chương trình tín dụng nông nghiệp cua ADB, chương trinh diều chỉnh cơ cấu( SAC) và chương trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế(ESAF) cua WB va IMF, chương trình hỗ trợ hàng hoá của Nhật Bản, Hà Lan…

Những chương trình đó đã mang lại những hiệu quả thiết thực lâu dài.

Trong công nghiêp ODA đã góp phần đáng kể trong việc tăng năng lực sản xuất của một số ngành, đặc biệt là ngành điện. Hầu hết nguồn điện, hệ thống đường dây, trạm biên thế quan trọng đều được đầu tư bằng ODA( nhà máy thủy diện Hoà Bình, Thuỷ điện Trị An 440Kw, nhiệt điện Phả Lại…).

Trong nông nghiệp và phát triển nông thôn, viện trợ không hoàn lại chiếm tới 50,3%, các lĩnh vực như tín dung nông thôn, thuỷ lợi , lâm nghiệp.. đã thu hút đang kể sự quan tâm từ các nguồn viên trợ song phương, đa phương.

Trong GTVT, nhiêu công trình giao thông trọng điểm được các nhà đầu tư cam kết hỗ trợ xây dựng trong thời kì 1996-2000. Các dự án GT nông thôn cũng được đầu tư bang ODA cua các nhà tài trợ lớn như Nhật Bản , WB, ADB.

Trong lĩnh vực giáo dục –đào tạo, khoa học-công nghệ, các cơ quan Việt Nam đã phối hợp tốt, tích cực và chủ động, xây dựng và thực hiện các dự án sử dụng ODA nên đạt tỉ lệ dự án cao so với các ngành khác, đào tạo một số lượng đáng kể cán bộ khoa học kĩ thuật thuộc nhiều lĩnh vực quan trong của nền kinh tế, tăng cường

năng lực vật chất và những thiết bị nghiên cứu hiện đại, nhiều công nghệ hiện đại đã được nghiên cứu và đưa vào vận hành có hiệu quả….

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN: Thực trạng và giải pháp để huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam docx (Trang 44 - 46)