7. Đóng góp mới của đề tài
3.4. Nội dung thực nghiệm:
Dùng hệ thống các bài tập tích hợp để phát triển năng lực tư duy, rèn trí thông minh cho HS, trên cơ sở giúp HS xây dựng tiến trình luận giải mà rèn năng lực suy nghĩ lôgic, sáng tạo và phá vỡ chướng ngại nhận thức.
3.4.1. Thời gian thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm vào năm 2014-2015. Ở các lớp đối chứng GV sử dụng các bài tập như SGK, sách bài tập lớp 10 theo cách thường dùng của chính mình. Còn ở lớp thực nghiệm GV sử dụng hệ thống bài tập tích hợp và theo
cách mà chúng tôi đã yêu cầu.
3.4.2. Chọn mẫu thực nghiệm
Khi thực nghiệm sư phạm cho đề tài này, chúng tôi đã sử dụng cách chọn cả khối (chọn nguyên lớp và dùng cách chọn ngẫu nhiên) để chọn ra nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Số HS được khảo sát trong quá trình thực nghiệm sư phạm là 159 học sinh của trường trường THPT Vũ Quang- tỉnh Hà Tĩnh. Trong đó có 2 lớp thuộc nhóm thực nghiệm và 2 lớp thuộc nhóm đối chứng. Các lớp được chọn có sĩ số, điều kiện tổ chức dạy học, có trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau. Như vậy, chất lượng của mẫu đã thỏa mãn yêu cầu của thực nghiệm sư phạm. Số lượng học sinh ở các nhóm cụ thể như sau
Bảng 3.1. Bảng số liệu HS được chọn làm mẫu thực nghiệm
Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng
LỚP 10A, 10B 10C,10D
TỔNG SỐ 80 79
3.4.3. Lựa chọn GV thực nghiệm
- Thầy Trần Hữu Tuyến – GV hóa học –trường THPT Vũ Quang- tỉnh Hà Tĩnh. - Thầy Nguyễn Xuân Hào - GV hóa học –trường THPT Vũ Quang- tỉnh Hà Tĩnh.
3.4.4.Tiến hành thực nghiệm
- Tổ chức soạn giáo án giảng dạy bài phần Halogen lớp 10NC.
- Tổ chức soạn giáo án giảng dạy bài phần Oxi – Lưu huỳnh lớp 10NC.
- Tổ chức biên soạn đề kiểm tra năng lực học sinh sau khi đã học lớp 10NC theo hướng đổi mới (phụ lục 4 và phụ lục 5).
3.4.5. Thực hiện chương trình thực nghiệm
- Tiến hành giảng các phần theo giáo án thực nghiệm (hệ thống các bài tập tích hợp) đối với 2 lớp thực nghiệm và giảng dạy theo giáo án truyền thống (hiện tại GV đang sử dụng) đối với 2 lớp thuộc nhóm đối chứng.
- Dự giờ GV tham gia dạy thử nghiệm.
- Sau khi tiến hành giảng dạy xong 4 lớp, GV tiến hành kiểm tra năng lực các em bằng một đề kiểm tra chung (phụ lục ...), thời gian làm bài là 45 phút. GV mượn phòng học của nhà trường trong ngày chủ nhật, sắp xếp 7 phòng thi ( 6 phòng 24 thí sinh, 1 phòng
15 thí sinh), tiến hành kiểm tra trong cùng một thời điểm.
3.4.6. Nhận xét các năng lực của học sinh trong các tiến trình dạy học
Qua quan sát giờ học ở các lớp thực nghiệm và đối chứng được tiến hành theo tiến trình dạy học, chúng tôi rút ra được một số nhận xét về một số năng của học sinh như sau:
Đối với các lớp đối chứng:
- Năng lực học và năng lực giải quyết vấn đề thì học sinh thụ động, GV chủ yếu là đọc đề, phân tích, hướng dẫn cách giải không chủ động trong các yêu cầu của GV.
-Năng lực sáng tạo: làm bài tập một cách máy móc, ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng rồi tái hiện, cố nhớ những gì đã học thuộc ở nhà để trả lời.
-Năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác: HS ít đưa ra ý kiến, bạn bè ít trao đổi về phương pháp làm bài, luôn căng thẳng để cố gắng làm bài.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: các thông tin phục vụ trong bài làm rất hạn chế, HS ít hiểu biết về những kiến thức khoa học.
-Năng lực sử dụng ngôn ngữ do ít trao đổi và nội dung đề bài cũng hạn chế về mặt ngôn ngữ nên HSrất khó tiếp cận.
-Năng lực tính toán không tự tin trong các phép tính, nên hay căng thẳng khi làm các bài bập có tính toán.
Đối với các lớp thực nghiệm
- Năng lực học và năng lực giải quyết vấn đề thì HS từ tư thế bị động đã chuyển sang tư thế chủ động, tham gia tích cực các hoạt động nhận thức do GV tổ chức. GV hoạt động ít hơn, HS chịu khó đọc và tự ghi chép những thông tin vừa chiếm lĩnh.
- Năng lực sáng tạo: HS linh hoạt và sáng tạo hơn trong cách tiếp cận các yêu cầu của bài tập.
- Năng lực tự quản lí, năng lực giao tiếp và năng lực hợp tác: HS thảo luận nhiều hơn, lắng nghe cách lý giải của bạn bè và đưa ra ý kiến của mình về phương pháp làm bài.
- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông: các thông tin hiểu biết về những kiến thức khoa học được các em huy động để trả lời các nội dung mà bài tập yêu cầu.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: HS chủ động tiếp cận các ngôn ngủ khoa học, phân tích các từ ngữ của bài tập một cách cẩn thận .
- Năng lực tính toán tự tin trong các phép tính, ít căng thẳng khi làm các bài tập có tính toán.
Ở nhóm thực nghiệm các tiết học có mức độ tích cực của HS có tăng hơn so với các tiết học ở nhóm đối chứng. Ở các lớp thực nghiệm, HS còn đặt câu hỏi cho GV đối với những vấn đề mà các em quan tâm. Điều này chứng tỏ HS đã học với mức độ tích cực khá cao.
Từ các kết quả trên cho thấy việc sử dụng hệ thống bài tập tích hợp đã thực sự có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS. Góp phần không nhỏ trong việc đánh giá năng lực của HS. Việc đưa hệ thống các bài tập tích hợp vào dạy học trong chương trình hóa học THPT là một việc làm đúng đắn và có cơ sở khoa học.
3.4.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm
Qua bài kiểm tra, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính toán và thu được các bảng số liệu sau:
Bảng 3.4. Bảng thống kê điểm bài kiểm tra của các lớp
Lớp Nhóm Tổng số HS Điểm số Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 10A TNg 40 0 0 0 0 1 3 6 13 12 5 10B ĐC 39 0 0 0 2 2 7 10 11 5 2 10C TNg 40 0 0 0 0 2 3 11 9 12 3 10D ĐC 40 0 0 0 2 5 6 9 10 6 2
Bảng 3.5. Bảng thống kê các điểm số (Xi) của bài kiểm tra
Nhóm Tổng số HS Điểm số (Xi)
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
TNg 80 0 0 0 0 3 6 17 22 24 8 ĐC 79 0 0 0 4 7 13 19 21 11 4
Bảng 3.6. Bảng phân phối tần suất
Đồ thị 3.8. Đồ thị phân phối tần suất điểm của hai nhóm
Nhóm Tổng số HS Số % HS đạt điểm Xi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TNg 80 0 0 0 0 3,8 7,5 21,2 27,5 30,0 10,0 ĐC 79 0 0 0 5,0 8,9 16,5 24,0 26,6 14,0 5,0
Bảng 3.7. Bảng phân phối tần suất tích lũy
Bảng 3.8. Bảng phân loại theo học lực của HS
Nhóm Tổng Số HS Số % HS Kém (0-2) Yếu (3-4) TB (5-6) Khá (7-8) Giỏi (9-10) TN 80 0,00 0,00 11,3 48,7 40,0 ĐC 79 0,00 5 25,4 50,6 19,0
Đồ thị 3.9. Đồ thị phân phối tần suất lũy tích của hai nhóm
Biểu đồ 3.8. Phân loại theo học lực của học sinh
Nhóm Tổng số HS Số % HS đạt điểm Xi trở xuống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TNg 80 0 0 0 0 3,8 11,3 32,5 60,0 90,0 100 ĐC 79 0 0 0 5 13,9 30,4 54,4 81,0 95 100
Các tham số cụ thể
- Trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu, được tính theo công thức: 10 i i i 1 n X X n = = ∑ [5] - Phương sai: 10 ( )2 i i 2 i 1 n X X S n 1 = − = − ∑ [6].
- Độ lệch chuẩn S cho biết độ phân tán quanh giá trị X , được tính theo công thức ( ) 10 2 i i 2 i 1 n X X S S n 1 = − = = − ∑ , S càng nhỏ tức là số liệu càng ít phân tán [6]. - Hệ số biến thiên: V S100% X
= , cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu [6].
- Sai số tiêu chuẩn: m S n = [6]
Xi là điểm số; ni số HS đạt điểm Xi; n số HS làm bài kiểm tra
Nhóm Tổng
Số HS X S
2 S V X X m= ± TN 80 8,02 1,57 1,25 15,6 8,02 ± 0,0156 ĐC 79 7,2 2,24 1,5 20,8 7,2 ± 0,019
Dựa vào bảng phân loại theo học lực (Bảng 3.6), bảng tổng hợp các tham số đặc trưng (Bảng 3.7) và đồ thị đường lũy tích (Hình 3.2), chúng tôi rút ra được những nhận xét sau:
- Điểm trung bình X của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng, độ lệch chuẩn S có giá trị tương ứng nhỏ nên số liệu thu được ít phân tán, do đó giá trị trung bình có độ tin cậy cao. STN < SĐC và VTN < VĐC chứng tỏ độ phân tán ở nhóm thực nghiệm giảm so với nhóm đối chứng (Bảng 3.7).
- Bảng 3.3 cho thấy tỉ lệ HS đạt loại yếu, kém, trung bình của nhóm thực nghiệm giảm rất nhiều so với nhóm đối chứng. Ngược lại, tỉ lệ HS đạt loại khá, giỏi của nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng.
- Đường tích lũy ứng với nhóm thực nghiệm nằm bên phải, phía dưới đường tích lũy ứng với nhóm đối chứng.
Như vậy kết quả học tập của nhóm thực nghiệm cao hơn kết quả học tập của nhóm đối chứng. Tuy nhiên kết quả trên đây có thể do ngẫu nhiên mà có. Vì vậy, để độ tin cậy cao hơn, chúng ta cần kiểm định giả thuyết thống kê.
3.4.8. Kiểm định giả thuyết thống kê
Kết quả tính toán cho thấy điểm trung bình cộng ở nhóm TN X cao hơn nhóm đốiTN chứng X . Để kiểm định về sự khác nhau giữa hai điểm trung bình này ta dựa vào đạiĐC lượng kiểm định t (kiểm định Student) cho bởi công thức:
TNĐC TNĐC p TNĐC n .n X X t S n n − = + [29] với ( ) 2 ( ) 2 TN TNĐC ĐC p TNĐC n 1 S n 1 S S n n 2 − + − = + − [29]
Các giả thuyết thống kê:
+ Giả thuyết H0: Sự khác nhau giữa XTN và XĐC là không có ý nghĩa thống kê. + Giả thuyết H1: Sự khác nhau giữa XTN và XĐC là có ý nghĩa thống kê.
với mức ý nghĩa α và bậc tự do f = nTN + nĐC – 2
- Nếu t t≥ α thì bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 - Nếu t t≤ α thì bác bỏ giả thuyết H1, chấp nhận giả thuyết H0 Vận dụng các công thức trên ta tính được Sp = 1,38 và t = 3,7
Tra bảng phân phối Student với mức ý nghĩa α = 0,05 (mức ý nghĩa 5%) và bậc tự do f với: f = nTN + nĐC – 2 = 157, ta có tα= 1,96
Như vậy rõ ràng t > tα nên giả thuyết H0 bị bác bỏ và ta chấp nhận giả thuyết H1. Điều này chứng tỏ học sinh ở nhóm thực nghiệm nắm vững kiến thức đã được truyền thụ hơn so với học sinh ở nhóm đối chứng. Như vậy, từ kết quả thực nghiệm sư phạm cho phép chúng ta kết luận việc sử dụng hệ thống các bài tập tích hợp vào giảng dạy có tác dụng tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học ở trường phổ thông. Tuy nhiên, để kết luận rút ra thật sự thuyết phục chúng ta cần tiếp tục mở rộng phạm vi và đối tượng thực nghiệm sau này khi điều kiện cho phép.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trong chương này chúng tôi đã trình bày quá trình và kết quả TNSP. Chúng tôi đã tiến hành TN ở trường THPT Vũ Quang trên địa bàn huyện Vũ Quang- tỉnh Hà Tĩnh , với 4 lớp trong học kỳ II của năm học 2014-2015 từ thời gian tháng 02/2014-04/2015, đã xử lý kết quả 2 bài kiểm tra, cho thấy kết quả ở khối lớp TN luôn cao hơn khối lớp ĐC, điều đó cho phép khẳng định:
- Giả thuyết khoa học đã đề ra là đúng đắn và việc vận dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào giảng dạy ở các trường THPT hiện nay là hoàn toàn khả thi.
- Các kết quả thực nghiệm khẳng định việc sử dụng hệ thống bài tập tích hợp vào dạy học hóa học THPT là thực sự có tác dụng rất tốt đến sự phát năng lực của HS một cách toàn diện, cụ thể là:
- Đối với GV: Sự đa dạng của các thống bài tập tích hợp giúp GV có nhiều sự chọn lựa hơn về phương pháp tổ chức các hoạt động nhận thức của HS, GV chủ động hơn, linh hoạt hơn, theo đó các giờ học trở nên hấp dẫn hơn, cuốn hút HS hơn.
- Đối với HS: Việc sử dụng hệ thống các bài tập tích hợp đã có tác dụng tốt trong việc phát triển các năng lực của HS, đặc biệt là năng lực vận dụng các kiến thức của nhiều bộ
môn để giải quyết vấn đề đặt ra và ứng dụng nó vào thực tiễn. HS chủ động hơn, tích cực hơn trong việc tham gia vào các hoạt động nhận thức. Khả năng vận dụng kiến thức của HS vào các tình huống mới được nâng cao hơn, biểu hiện cụ thể là chất lượng học tập của HS được nâng cao.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã căn bản hoàn thành những vấn đề sau đây:
1) Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài bao gồm: lý luận về tích hợp, DHTH. Các khái niệm về năng lực và vấn đề phát triển năng lực thông qua nghiên cứu hoạt động tư duy của HS trong quá trình tìm tòi kiến thức để giải quyết các vấn đề đã đặt ra, chỉ rõ mối quan hệ giữa bài tập tích hợp và việc phát triển năng lực tư duy cho HS, tình hình sử dụng phương pháp DHTH và bài tập tích hợp để phát triển năng lực tư duy cho HS hiện nay ở trường THPT.
2) Đề xuất những biện pháp phát triển năng lực cho HS thông qua việc sử dụng bài tập tích hợp liên môn trong dạy học hóa học lớp 10 chương trình THPT. Cùng với sự nỗ lực của bản thân HS thông qua hoạt động giải quyết các bài tập tích hợp, giúp HS phá vỡ chướng ngại nhận thức, rèn luyện các thao tác tư duy và cách thức suy luận logic, khả năng thông hiểu kiến thức được nâng cao, nhìn bài toán dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhanh chóng nhận ra cái chung (khái quát) và cái riêng (nét độc đáo) của bài toán, không rập khuôn máy móc mà phải linh hoạt, luôn thích ứng với những tình huống mới. Nâng cao hứng thú học tập và phong cách làm việc, tạo cơ sở để HS có thể tự học được.
3) Nhấn mạnh tầm quan trọng của "người sử dụng" bài tập tích hợp. Bài tập tích hợp chỉ thực sự có ý nghĩa khi nào người sử dụng nó biết khai thác có hiệu quả kiến thức của nhiều bộ môn và phát huy mọi tác dụng của nó trong quá trình dạy học. Chúng tôi đã đề xuất hệ thống bài tập và cách sử dụng để phát triển năng lực tư duy sáng tạo cho HS. Trong đó, khẳng định việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề một các triết lý khoa học và đưa ra các tình huống cụ thể trong thực tiển có liên quan đến vấn đề đặt ra.
4) Đã tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Vũ Quang. Những kết quả TNSP đã xác định tính hiệu quả của phương án thực nghiệm về sử dụng hệ thống bài tập tích hợp liên môn theo định hướng phát triển năng lực HS, khẳng định quan điểm dạy học bằng bài tập tích hợp thực sự là kỉ thật dạy học hiệu nghiệm, góp phần thực hiện tốt 3 nhiệm vụ cơ bản của quá trình dạy học: Trí dục - Phát triển năng lực - Giáo dục.