7. Đóng góp mới của đề tài
1.5. Thực trạng DHTH các môn khoa học tự nhiê nở trường phổ thông Việt Nam
Ở Việt Nam, từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn tự nhiên-xã hội theo quan điểm tích hợp đã được thực hiện và đã được thiết kế đưa vào dạy học từ lớp 1 đến lớp 5. Chương trình ở cấp trung học chủ yếu thực hiện tích hợp ở mức thấp, chưa đặt nặng vấn đề DHTH ở trung học. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là việc DHTH liên quan đến nhiều yếu tố đòi hỏi phải có quá trình chuẩn bị như: chương trình, SGK, tổ chức dạy học, phương pháp dạy và học, đánh giá, kiểm tra, thi. Tuy vậy, ngày càng có nhiều nội dung giáo dục được tích hợp vào nội dung một số môn học ở trung học (dân số, môi trường, phòng chống HIV/AIDS, chống các tệ nạn xã hội, giáo dục pháp luật, an toàn giao thông..) bằng phương thức lồng ghép. Việc dạy học các nội dung này bước đầu đã làm cho GV có một số kinh nghiệm thực tiễn về tích hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện DHTH trong chương trình và SGK mới sau 2015.
Thực tiễn trong những thập niên 90 cho đến nay, việc dạy học của chúng ta vẫn mang tính “hàn lâm, lý thuyết”. Đặc điểm cơ bản đó là chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học đã được quy định trong chương trình nhưng chưa chú trọng đầy đủ đến chủ thể người học cũng như đến khả năng ứng dụng tri thức đã học trong những tình huống thực tiễn. Mục tiêu dạy học trong chương trình được đưa ra một cách chung chung, không chi tiết. Việc quản lý chất lượng giáo dục chỉ tập trung vào “điều khiển
đầu vào” là nội dung dạy học.
Với quan điểm như trên sẽ dần đến một hệ quả là tri thức của người học sẽ nhanh chóng bị lạc hậu vì nội dung dạy học được quy định một cách chi tiết và cứng nhắc trong chương trình. Đồng thời, do việc kiểm tra đánh giá chủ yếu dựa trên việc kiểm tra khả năng tái hiện tri thức mà không định hướng vào khả năng vận dụng tri thức trong tình huống thực tiễn vì vậy sản phẩm đào tạo là những con người mang tính thụ động, hạn chế khả năng sáng tạo và năng động, sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội và thị trường lao động.
1.5.1. Ở trung học cơ sở
1.5.1.1. Điều tra cơ bản a) Mục đích điều tra
Điều tra thực trạng giảng dạy theo hướng tích hợp liên môn trong trường THCS là việc làm hết sức cần thiết nhằm đánh giá công tác đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường THCS hiện nay từ đó đề xuất kiến nghị kế hoạch triển khai giảng dạy theo hướng tích hợp.
b) Nội dung điều tra
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng triển khai và mức độ sẵn sàng cho DHTH, nguồn trang bị những kiến thức cơ bản về lí thuyết DHTH, các lĩnh vực kiến thức được GV tích hợp trong chương trình dạy học của đội ngũ GV các bộ môn Vật lí, Hóa học, Sinh học tại các trường THCS trên địa bàn huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh đối với định hướng tích hợp các môn Khoa học tự nhiên: Sinh học, Vật lí, Hóa học.
c) Đối tượng điều tra
Giáo viên Vật lí, Hóa học, Sinh học của 06 trường THCS trên địa bàn huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh.
d) Phương pháp điều tra
Việc khảo sát được tiến hành dựa trên Phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp. Phiếu điều tra được thiết kế dựa trên việc tham khảo các tài liệu của Cao Thị Thặng , Dương Quang Ngọc . Mỗi GV được phát 01 phiếu điều tra cho một nội dung. Quá trình khảo sát được tiến hành từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2014 với 58 GV bộ môn Lí, Hóa, Sinh tại 06 trường THCS trên địa huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh.
e) Kết quả điều tra
Bảng 1. Phân phối mẫu điều tra về thực trạng hiểu biết và mức độ sẵn sàng DHTH của đội ngũ GV Lí – Hóa – Sinh, THCS trên địa huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh
TT Trường THCS SỐ PHIẾU LÍ HÓA SINH TỔNG 1 THCS Phan Đình Phùng 4 3 3 10 2 THCS Bồng Lĩnh 4 4 4 12 3 THCS Quang Thọ 3 2 2 7 4 THCS Ân Giang 3 3 2 8 5 THCS Sơn Thọ 4 3 3 10 6 THCS Liên Hương 4 3 4 11 TỔNG 22 18 18 58
Kết quả khảo sát cho thấy 94,83% GV đã được tiếp cận với cơ sở lý thuyết liên quan đến DHTH. 5,17 còn lại cho rằng bản thân chưa hiểu biết nhiều về DHTH, con số này chủ yếu liên quan đến các GV trẻ mới ra trường. Kết quả tìm hiểu về nguồn trang bị những thông tin và kiến thức DHTH cho GV được thể hiện trong bảng 2.
Bảng 2. Nguồn trang bị những kiến thức cơ bản về lí thuyết DHTH
NGUỒN TRANG BỊ Số phiếu Tỷ lệ %
Tại cơ sở đào tạo nơi GV học Cao đẳng hoặc Đại học 1 1,72
Từ chương trình tập huấn bồi dưỡng GV THCS Bộ giáo dục tổ chức 1 1,72 Sở giáo dục tổ chức 3 5,17 Phòng GD tổ chức 34 58,62 Trường tổ chức 16 27,6
Hoàn toàn do tự tìm hiểu 3 5,17
Tổng số 58 100
Nhìn vào bảng 2, có thể nhận thấy các kiến thức cơ bản về DHTH chủ yếu được trang bị từ các chương trình bồi dưỡng và tập huấn do Bộ, Sở và Phòng GD-ĐT (93,11%) tổ chức. Trong đó Phòng GD đóng vai trò quan trọng, trực tiếp trong việc triển khai các qui chế, văn bản, thông tư…cho GV THCS, do đó, trong việc triển khai DHTH và trang bị kiến thức cho GV cũng đóng vai trò then chốt (chiếm 58,62%). Mức độ thụ hưởng từ các chương trình tập huấn, bồi dưỡng GV do Bộ, Sở, Phòng GD – ĐT tổ chức có xu hướng thấp dần do việc cử cán bộ chủ chốt đi tập huấn theo các chương trình khác nhau, và từ đó, số cán bộ chủ chốt này lại tiếp tục triển khai lại cho các cấp tổ chức khác.
b) Thực trạng về việc vận dụng quan điểm tích hợp trong quá trình dạy học
Khi được hỏi về vấn đề vận dụng DHTH trong quá trình dạy học, 74,8% GV cho biết họ đã từng thực hiện các bài giảng trên lớp theo hình thức này, chủ yếu ở mức độ liên
hệ (63,5%) hoặc tích hợp bộ phận (38,3%). 13% GV nhận thấy có thể đã thực hiện DHTH nhưng chỉ mang tính chất ngẫu nhiên, tự phát, không có chủ đích dưới hình thức liên hệ thực tiễn hoặc dùng kiến thức liên quan để giải thích vấn đề thực tiễn. Chỉ có 12,2% GV (chủ yếu là GV bộ môn Lí, Hóa) cho biết chưa từng tiến hành lồng ghép giáo dục các vấn đề khác ngoài phạm vi nội dung bài học do SGK thiết kế.
Thực trạng về việc vận dụng quan điểm tích hợp trong quá trình dạy học thuộc các lĩnh vực được GV tích hợp trong quá trình giảng dạy được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3. Các lĩnh vực kiến thức được GV tích hợp trong chương trình dạy học
TT
LĨNH VỰC TÍCH HỢP LÍ HÓA SINH TỔNG
SL % SL % SL % SL %
1 Giáo dục môi trường và Biến đổi khí hậu
11 27,5 15 37,5 14 35 40 68,9
2 Năng lượng 15 60 8 22,8 2 8 25 42,4
3 Dân số-kế hoạch hóa gia đình 0 0 0 0 7 100 7 12 4 Đào tạo nghề 9 45 6 30 5 25 20 34,5 5 Kỹ năng sống 7 23,3 8 26,7 15 50 30 51,7 6 Giáo dục giới tính- Sức khỏe sinh sản 0 0 0 0 15 100 15 25,9
Lĩnh vực được các GV tích hợp nhiều nhất trong quá trình dạy học là giáo dục môi trường và Biến đổi khí hậu (68,9%), trong đó đặc biệt được tích hợp nhiều trong môn Hóa học (60,71%). Đối với giáo viên Vật lí, lĩnh vực được tích hợp nhiều nhất là vấn đề Năng lượng (60%) trong tổng số 42,4% GV tiến hành tích hợp chủ đề này. Đa số GV cho rằng, hầu hết các môn học trong nhà trường phổ thông đều phù hợp với việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho HS (51,7%). Việc lồng ghép đào tạo nghề chủ yếu được GV bộ môn Vật lí, Sinh học thực hiện trong quá trình dạy học chính khóa (13,09%). Ngoài ra một số GV còn cho rằng bản thân đã từng vận dụng kiến thức trong chương trình chính khóa để liên hệ với thực tiễn nhằm giáo dục cho HS biết cách bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Hưởng ứng cuộc thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn và dạy học các chủ đề tích hợp”, 87,6% GV trong phạm vi khảo sát đã nhiệt tình tham gia với rất nhiều chủ đề tích hợp khác nhau, một số chủ đề đã được giải cấp huyện và cấp tỉnh. Tuy nhiên, đa số các GV có sự nhầm lẫn nhất định giữa DHTH liên môn với dạy học theo định hướng phát triển năng lực
cho người học, do đó trong nhiều chủ đề, GV đã tích hợp khoảng 5- 6 lĩnh vực kiến thức khác nhau như: Toán – Hóa – Sinh – Văn – Tin học – Giáo dục công dân.
1.5.1.2. Nhận xét và kết luận
* Thuận lợi
Từ việc tìm hiểu về những ưu điểm và tính tất yếu của DHTH, kết hợp với từng bước thực hiện dạy học lồng ghép và tham dự các cuộc thi do các cấp tổ chức, trên 80% GV nhận thấy việc tích hợp liên môn Vật lí, Hóa học, Sinh học trong chương trình THCS là cần thiết, và trên 70% cho rằng định hướng này hoàn toàn khả thi trong thực tiễn dạy học ở trường phổ thông.
Dạy học tích hợp là một trong những quan điểm dạy học nhằm nâng cao năng lực cho HS thông qua việc vận dụng các lĩnh vực kiến thức khác nhau để giải quyết các vấn đề học tập hoặc vấn đề thực tiễn. Tuy nhiên, để việc triển khai DHTH ở cấp THCS đạt hiệu quả cao nhất thì sự chuẩn bị về con người, đặc biệt là đội ngũ GV – những người trực tiếp thực thi định hướng đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015 là hết sức quan trọng. Việc tìm hiểu thực trạng hiểu biết và mức độ sẵn sàng của GV THCS về DHTH là hết sức cần thiết. Trong báo cáo này, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả khảo sát về những vấn đề nói trên đối với GV các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học bậc THCS.
* Khó khăn
Tuy nhiên, khi thực hiện DHTH cũng gặp phải không ít khó khăn vì đây còn là một quan điểm còn mới đối với nhà trường, với GV, với phương diện quản lí, với tâm lí HS và phụ huynh HS cũng như các nhà khoa học của mỗi bộ môn. Các chuyên gia, các nhà sư phạm đào tạo GV trong các trường sư phạm, các chuyên viên phụ trách môn học rất khó để chuyển đổi từ chuyên môn sang lĩnh vực mới trong đó cần sự kết hợp với chuyên ngành khác mà họ đã gắn bó. GV và các cán bộ thanh tra, chỉ đạo thường gắn theo môn học, không dễ để thực hiện chương trình tích hợp các môn học. Phụ huynh HS khó có thể ủng hộ những chương trình khác với chương trình mà họ có đã được học.
* Giải pháp
Qua quá trình tìm hiểu thực trạng, chúng tôi xin đề xuất một số ý kiến nhằm góp phần gia tăng mức độ sẵn sàng và nâng cao năng lực DHTH theo hướng liên môn Vật lí, Hóa học, Sinh học cho GV THCS như sau:
- Cần tiến hành rà soát và phân tích chương trình SGK hiện hành các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học nhằm giúp GV nhận thấy những điểm tương đồng và mối quan hệ mật thiết về mặt kiến thức giữa 3 lĩnh vực nói trên. Ví dụ: phương trình hóa học trong Hóa học 8 chính là phương trình tổng hợp chất hữu cơ qua quá trình Quang hợp - Sinh học 6; các bài liên quan đến Cơ quan phân tích thị giác có sự trùng lặp với các bài liên quan đến Khúc xạ ánh sáng – Vật lí 9, Cả chương trình Vật lí và Sinh học đều có bài Kính Lúp, Kính Hiển vi (Sinh học 6 và Vật lí 9). Các bệnh của mắt (Sinh học 8 và Vật lí 9)…Từ sự phân tích đó, có thể giúp GV phần nào hiểu được sự tất yếu của DHTH theo hướng liên môn nhằm tránh đi sự khập khiễng và trùng lặp trong chương trình giáo dục cấp THCS.
- Tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng về DHTH một cách qui mô, hiệu quả, tránh việc làm qua loa, đại khái. Ngoài việc làm rõ những vấn đề lí thuyết, cần tạo điều kiện cho GV được thực hành soạn giáo án và dạy học thử nghiệm. Phát huy tối đa sự tập trung của GV trong các buổi tập huấn, bồi dưỡng.
- Các nhà nghiên cứu và biên soạn SGK cần nhanh chóng đưa ra một số chủ đề tích hợp liên môn cốt lõi, đồng thời tiến hành triển khai tập huấn, rèn luyện kĩ năng và tổ chức dạy học thử nghiệm các chủ đề đó để giúp GV có cơ sở và định hướng rõ ràng hơn nữa về DHTH.
- Đưa vấn đề DHTH vào các buổi sinh hoạt chuyên môn để tạo điều kiện cho GV được trao đổi kiến thức, kinh nghiệm dạy học, tìm điểm chung giữa các lĩnh vực kiến thức để thiết kế các chủ đề tích hợp liên môn Vật lí, Hóa học, Sinh học một cách cụ thể và đúng hướng.
- Công bố các chủ đề tích hợp liên môn có chất lượng, các kết quả nghiên cứu cũng như các thông tin liên quan đến DHTH lên mạng internet để GV có thể tiếp cận và tham khảo, từ đó tăng cường sự hiểu biết và mức độ sẵn sàng của GV trong việc triển khai định hướng đổi mới này.
1.5.2. Ở trung học phổ thông
1.5.2.1. Điều tra cơ bản a) Mục đích điều tra
Điều tra thực trạng giảng dạy theo hướng tích hợp liên môn trong trường THPT là việc làm hết sức cần thiết nhằm đánh giá công tác đổi mới phương pháp giảng dạy ở các trường THPT hiện nay từ đó đề xuất kiến nghị hế hoạch triển khai giảng dạy theo
hướng tích hợp. Kết quả khảo sát sẽ góp phần cung cấp thông tin và làm nền tảng cho việc xây dựng chủ đề và đề xuất giải pháp thực thi việc DHTH sau năm 2015.
b) Nội dung điều tra
Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã tiến hành khảo sát về thực trạng hiểu biết và mức độ sẵn sàng DHTH, hiểu biết và mức độ đồng tình của GV về chủ trương đổi mới GD, mức độ áp dụng DHTH, các phương pháp dạy học thường được GV sử dụng tại 2 trường THPT trên địa bàn huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh đối với định hướng tích hợp các môn Khoa học tự nhiên: Sinh học, Vật lí, Hóa học, Địa lí vào các tiết dạy.
c) Đối tượng điều tra
Giáo viên Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí của 2 trường THPT trên địa huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh.
d) Phương pháp điều tra
Thống kê các các bộ môn, nội dung có thể xây dựng các chủ đề tích hợp, phỏng vấn, lấy phiếu khảo sát về thực trạng hiểu biết và mức độ sẵn sàng DHTH, hiểu biết và mức độ đồng tình của GV về chủ trương đổi mới giáo dục, mức độ áp dụng DHTH, các phương pháp dạy học thường được GV sử dụngtrong quá trình giảng dạy.
e) Kết quả điều tra
Để tìm hiểu về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV nhằm thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Tôi thực hiện công tác điều tra về thực trạng hiểu biết và mức độ sẵn sàng DHTH, khả năng đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa của đội ngũ GV THPT theo tinh thần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục mức độ áp dụng DHTH, các phương pháp dạy học thường được GV sử dụng trong quá trình giảng dạy. Kết quả nghiên cứu tại 2 trường THPT trên địa huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh. Bao gồm: THPT Vũ Quang và THPH Cù Huy Cận. Tổng số phiếu khảo sát thu về là 29 phiếu.
Bảng1. Phân phối mẫu điều tra về thực trạng hiểu biết và mức độ sẵn sàng