Quan điểm của Hồ Chí Minh về huấn luyện, đào tạo, sử dụng và

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện đức thọ tỉnh hà tĩnh giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 44)

B. NỘI DUNG

1.3.Quan điểm của Hồ Chí Minh về huấn luyện, đào tạo, sử dụng và

chính sách đãi ngộ cán bộ

1.3.1. Về việc huấn luyện, đào tạo cán bộ

Trong di sản quý giá mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta, tư tưởng về đào tạo và huấn luyện cán bộ giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Sinh thời, Bác luôn quan tâm đến việc đào tạo và huấn luyện cán bộ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [41, tr.269].

Huấn luyện cán bộ là công việc mà Đảng phải bỏ nhiều công sức: Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu.

Mục đích của việc huấn luyện cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Công

tác huấn luyện đào tạo cán bộ phải phục vụ trực tiếp việc tạo ra mẫu người mà thời đại cần. Mục tiêu của nó là đào tạo ra những chủ nhân tương lai của nước nhà. Mục đích của việc học tập, cũng như việc huấn luyện cán bộ phải đạt được được Hồ Chí Minh khẳng định rất rõ trong lời ghi ở trang đầu quyển sổ vàng của Trường Nguyễn Ái Quốc trung ương:

“Học để làm việc, làm người, làm cán bộ.

Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại Muốn đạt được mục đích, thì phải:

Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư” [41, tr.684].

Người chủ nhân tương lai của nước nhà, đó là con người xã hội chủ nghĩa. Con người được hình thành và phát triển trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội: “là phải biết đặt lợi ích chung của cả nước lên trên lợi ích của cá nhân mình.” Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải gột sạch tư tưởng cá nhân chủ nghĩa, đòi hỏi người cán bộ phải biết trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, sống có tình nghĩa; phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư.

Do đó yêu cầu của việc đào tạo huấn luyện cán bộ: phải làm sao có hiệu quả cao, đào tạo ra cán bộ vừa có đức vừa có tài, vừa “hồng” vừa “chuyên”. Người chỉ ra những khuyết điểm trong huấn luyện cán bộ như: lý luận và thực tế không ăn khớp với nhau, dạy chính trị thì mênh mông mà không thiết thực, học rồi không dùng được, huấn luyện mà hiệu quả ít, không biết quý chất lượng hơn số lượng nên khuyết điểm là mở lớp quá đông… Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu:

- “Mở lớp nào cho ra lớp ấy.

- Lựa chọn người dạy và người học cho cẩn thận. - Đừng mở lớp lung tung” [42, tr.52].

- Người chỉ rõ:

- Đào tạo cán bộ phải gắn với công việc cụ thể, làm việc gì, học việc nấy. - Huấn luyện lý luận phải gắn liền với thực tiễn.

Hồ Chí Minh yêu cầu ban huấn luyện phải có những tài liệu dựa theo tình hình cụ thể, kinh nghiệm công tác để giải thích chủ trương chính sách đó. Như thế thì lý luận mới không bị tách rời thực tế. Theo Hồ Chí Minh thì thực hành sinh ra hiểu biết, hiểu biết để tiến tới lý luận, lý luận lãnh đạo thực hành.

- Huấn luyện chính trị cần phải có, song tuỳ từng loại cán bộ mà định hướng chương trình cho phù hợp.

- Các lớp học phải tổ chức theo trình độ văn hoá, chứ không theo cấp bậc cán bộ cao hay thấp.

- Phải chú trọng đội ngũ giáo viên…

Ngày nay, những lời dạy của Bác không những có ý nghĩa lịch sử mà còn có ý nghĩa thực tiễn giúp chúng ta có được cái nhìn đầy đủ, toàn diện về việc dạy và học, về việc đào tạo cán bộ. Người cán bộ không những cần được đào tạo cơ bản trong nhà trường, mà còn phải học hỏi, nghiên cứu trong hoạt động thực tiễn; học hỏi ở đồng chí, bạn bè trong và ngoài nước. Kết hợp học và hành giúp cán bộ gắn được lý luận với thực tiễn, dùng kiến thức được trang bị góp phần cải tạo xã hội, xây dựng đất nước.

1.3.2. Về vấn đề sử dụng cán bộ

1.3.2.1. Hiểu biết cán bộ

Trước hết theo Hồ Chí Minh phải hiểu biết cán bộ. Để làm được trách nhiệm của Đảng đối với cán bộ, việc quan tâm đầu tiên mà Hồ Chí Minh yêu cầu là đòi hỏi mọi người phải biết mình: “Đã không tự biết mình thì khó mà biết người, vì vậy muốn biết đúng sự phải trái ở người ta, thì trước phải biết đúng sự phải trái của mình. Nếu không biết sự phải trái ở mình, thì chắc không thể nhận rõ người cán bộ tốt hay xấu” [41, tr.277].

Muốn biết rõ cán bộ tốt hay xấu, muốn đối đãi đúng với các loại cán bộ, trước hết phải sửa chữa những khuyết điểm của mình. Mình càng ít khuyết điểm thì cách xem xét cán bộ càng đúng. Hồ Chí Minh chỉ ra những chứng bệnh thường phạm phải khi đánh giá cán bộ như sau:

1. Tự cao tự đại,

2. Ưa người ta nịnh mình,

3. Do lòng yêu, ghét của mình mà đối với người,

4, Đem một cái khuôn khổ nhất định, chật hẹp mà lắp vào tất cả mọi người khác nhau [41, tr.272].

Hồ Chí Minh cho rằng phạm một trong bốn bệnh đó thì cũng như mắt đã mang kính có màu, không bao giờ thấu rõ cái mặt thật của những cái mình trông thấy. Do đó, muốn biết rõ cán bộ và đối xử đúng đắn với mọi người, trước hết phải sửa những khuyết điểm của mình.

Đánh giá cán bộ phải có quan điểm biện chứng, toàn diện, lịch sử cụ thể và có ý thức xây dựng nhìn nhận theo chiều hướng phát triển. Hồ Chí Minh cho rằng: Trong thế giới, cái gì cũng biến hoá. Tư tưởng của người cũng biến hoá. Vì vậy, cách xem xét cán bộ quyết không nên chấp nhất vì nó cũng phải biến hoá. Sự biến hoá trong cách xem xét cán bộ không phải là tuỳ tiện, vô nguyên tắc, lúc thế này, lúc thế khác, do lòng yêu ghét của mình mà phải dựa trên cơ sở khoa học hiểu biết con người trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Theo Hồ

Chí Minh, một người cán bộ khi trước có sai lầm, không phải vì thế mà sai lầm mãi. Cũng có cán bộ đến nay chưa bị sai lầm, nhưng chắc gì sau này không phạm sai lầm? Xem xét cán bộ, không chỉ xem xét ngoài mặt mà còn phải xem xét tính chất của họ. Không chỉ xem xét một việc, một lúc mà phải xem xét cả lịch sử, cả công việc của họ. Ai mà hay khoe công việc, hay a dua, tìm việc nhỏ mà làm, trước mặt thì theo mệnh lệnh, sau lưng thì trái mệnh lệnh, hay công kích người khác, hay tự tâng bốc mình, những người như thế tuy họ làm được việc cũng không phải là người cán bộ tốt. Ai cứ cắm đầu làm việc, không hay khoe khoang, ăn nói ngay thẳng, không che dấu khuyết điểm của mình, không ham việc dễ, tránh việc khó, bao giờ cũng kiên quyết làm theo mệnh lệnh của Đảng, vô luận hoàn cảnh nào, lòng họ cũng không thay đổi, những người như thế, dù công tác kém một chút, cũng là người cán bộ tốt. Vì vậy, xem xét cán bộ, để hiểu đúng cán bộ, từ đó có cách dùng cán bộ để phát huy đúng năng lực và sở trường của cán bộ trong công tác là hết sức quan trọng trong chính sách cán bộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.3.2.2. Phải khéo dùng cán bộ

Xuất phát từ quan niệm bản chất cán bộ cũng là con người, mà đã là con người thì không phải điều gì cũng tốt, điều gì cũng hay. Đã làm việc thì người cán bộ dù có tài giỏi mấy cũng không tránh khỏi những khuyết điểm. Cho nên, phải khéo dùng người, sửa chữa khuyết điểm cho họ, phát huy những ưu điểm của họ. Bác xác định: Mục đích khéo dùng cán bộ, cốt để thực hành đầy đủ chính sách của Đảng và chính sách của Chính phủ. Nếu cán bộ có ý hoang mang, sợ hãi, buồn rầu, uất ức hoặc công tác không hợp chắc, không thể thành công được.

Vì vậy, muốn cán bộ làm được việc, phải khiến cho họ yên tâm làm việc. Bác giải thích thế nào là dùng cán bộ đúng. Muốn làm được điều đó đòi hỏi người cán bộ phải có cái tâm trong sáng, phải có lòng độ lượng, phải đối với cán bộ một cách chí công vô tư, phải sáng suốt… Bác chỉ rõ trong việc dùng cán bộ nhiều người phạm phải những chứng bệnh:

1. Ham dùng người bà con, anh em quen biết, bầu bạn, cho họ là chắc chắn hơn người ngoài.

2. Ham dùng những kẻ khéo nịnh hót mình, mà chán ghét những người chính trực.

3. Ham dùng những người tính tình hợp với mình, mà tránh những người tính tình không hợp với mình.

Vì những bệnh đó, kết quả những người kia đã làm bậy, mình cũng cứ bao dung, che chở, bảo vệ, khiến cho chúng ngày càng hư hỏng. Đối với những người chính trực thì bới lông tìm vết để trả thù. Như thế, cố nhiên là hỏng cả công việc của Đảng, hỏng cả danh giá của người lãnh đạo [41, tr.279].

Thực tế trong những năm vừa qua, ở một số địa phương đã xảy ra tình trạng: gây kéo bè, kéo cánh, mất đoàn kết nội bộ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả công việc. Vì vậy, việc quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh trong cách dùng cán bộ, chống các căn bệnh nêu trên có ý nghĩa rất quan trọng.

Một người cán bộ biết khéo dùng cán bộ phải thực hiện được những điểm sau: khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến, khiến cho cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc, người lãnh đạo không nên tự cao, tự đại mà phải nghe, phải hỏi ý kiến của cấp dưới.

Trong mục mấy điều kinh nghiệm, Người viết:

Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi thì những người đó càng thêm hăng hái và những người khác cũng học theo. Và trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt cũng tự sửa chữa được nhiều [41, tr.244].

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: “dụng nhân như dụng mộc” và triết lý đó đã được Người sử dụng thành nghệ thuật “dùng người”. Theo Hồ Chí Minh, muốn “dụng nhân” theo đúng người, đúng việc, tài nào chức ấy..., thì các cấp uỷ Đảng, các cán bộ tổ chức phải công tâm, phải biết đánh giá, nhìn nhận con

người, nhìn thấy sở trường, sở đoản của họ, và phải “có gan” dám cất nhắc cán bộ, sử dụng những người thật sự có năng lực, chứ không phải vì thân quen.

Như vậy, khéo dùng cán bộ có vai trò hết sức to lớn trong công tác cán bộ, biết tuỳ năng lực và phẩm chất của cán bộ, đặt họ đúng vị trí công tác sẽ góp phần phát huy được những khả năng vốn có của họ để giải quyết tốt các vấn đề do công việc đặt ra.

1.3.2.3. Phải có gan cất nhắc cán bộ

Hồ Chí Minh nhắc nhở: cất nhắc cán bộ là một công tác cần kíp nhưng phải làm cho đúng. Nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem những người không có năng lực, chỉ biết nói mà không biết làm vào những vị trí lãnh đạo. Như thế rất có hại, cất nhắc cán bộ phải căn cứ vào công tác, tài năng và cất nhắc cán bộ đúng làm cho các đồng chí khác thêm hăng hái, như vậy công việc sẽ được hoàn thành tốt.

Đồng thời, trong quá trình cất nhắc cán bộ còn phải xem xét cách nói, cách viết, cách sinh hoạt của họ xem có đúng với việc làm hàng ngày hay không, xem xét họ trong mối quan hệ với mọi người, với đồng chí, đánh giá đúng ưu điểm và khuyết điểm của họ, xét cả quá trình công tác cống hiến của họ. Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở:

Cất nhắc cán bộ không nên làm như “giã gạo”. Nghĩa là trước khi cất nhắc không xem xét kỹ. Khi cất nhắc rồi không giúp đỡ họ”. Một cán bộ khi bị nhấc lên, thả xuống ba lần như thế là hỏng cả đời. Đối với cán bộ, chẳng những phải xem xét rõ ràng trước khi cất nhắc. Mà sau khi đã cất nhắc phải giúp đỡ họ, khuyên gắng họ, vun trồng lòng tự tin, tự trọng của họ [41, tr.282].

Khi thấy cán bộ có sai lầm và khuyết điểm, phải lập tức sửa chữa ngay. Tránh để khuyết điểm trở nên to tát rồi mới đem ra “chỉnh” một lần, như thế là “đập” họ, làm cho họ mất lòng tự tin, nản chí và đi đến vô dụng. Có thể nói đây là tư tưởng hết sức đúng đắn của Hồ Chí Minh trong công tác cán bộ, ngày nay trong thực tiễn vẫn còn hiện tượng lợi dụng sai lầm, khuyết điểm của cán bộ để

trù dập cán bộ, làm cho họ bất mãn… Đây là điều tuyệt đối tránh trong công tác cán bộ.

1.3.3. Về chính sách động viên đãi ngộ cán bộ

Theo Hồ Chí Minh, đối với cán bộ thì có năm cách:

Thứ nhất: chỉ đạo - thả cho họ làm, thả cho họ phụ trách, dù sai lầm chút ít cũng không sợ.

Thứ hai: nâng cao - luôn tìm cách cho cán bộ học thêm lý luận và cách làm việc làm cho tư tưởng, năng lực của cán bộ ngày càng tiến bộ.

Thứ ba: thường xuyên kiểm tra giúp đỡ cán bộ để họ rút kinh nghiệm, sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm.

Thứ tư: khi cán bộ sai lầm thì phải dùng biện pháp thuyết phục để họ sửa chữa. Thứ năm: phải tạo điều kiện cho cán bộ có điều kiện sinh sống đầy đủ mà làm việc. Khi họ đau ốm, phải có thuốc thang. Tuỳ theo hoàn cảnh mà giúp họ giải quyết vấn đề gia đình. Người nhắc lại lời Khổng Tử: “Dân dĩ thực vi tiên”, làm tốt công tác sinh hoạt, đời sống hàng ngày, giúp cho cán bộ công tác tốt hơn. Người đã nhiều lần nhấc nhở cán bộ tổ chức không được dùng cán bộ theo lối “vắt chanh bỏ vỏ”, mà phải chăm lo bồi dưỡng cán bộ cả về vật chất và tinh thần, cả về trình độ chuyên môn và đạo đức và cả cuộc sống đời thường. Thông qua quan điểm của Người, chúng ta càng thấy rõ tư tưởng nhân văn cao cả của lãnh tụ thiên tài Hồ Chí Minh, đồng thời cũng thấy rõ tính giản dị, mộc mạc đời thường của một người Việt Nam tiêu biểu.

Kết luận chương 1

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ là sự kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, là sự kết tinh truyền thống “dùng người” của ông cha ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước, là đỉnh cao của nghệ thuật dùng người - bí quyết thành công của sự nghiệp cách mạng. Đó là tư tưởng vĩ đại, đầy tính nhân văn và khoa học. Ngày

nay, những tư tưởng đó đã trở thành những bài học, những nguyên tắc trong công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước ta.

Trải qua 30 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảng ta đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ này. Để thực hiện chiến lược đó, Đảng đã xây dựng chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó khẳng định. Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liều với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ rõ, mức độ chính xác của đường lối và việc cụ thể hoá đường lối chính xác, kịp thời cũng như việc thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách đều tuỳ thuộc ở chất lượng cán bộ và đội ngũ cán bộ. Điều này lại phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng.

Trong điều kiện đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở huyện đức thọ tỉnh hà tĩnh giai đoạn hiện nay (Trang 37 - 44)