Định mức bằng nước cất đến 25ml

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng amoni và sắt trong than bùn để làm phân bón bằng phương pháp trắc quang phân tử UV - VIS (Trang 38 - 42)

3.5. Kết quả phân tích mẫu thực tế

3.5.1. Kết quả phân tích hàm lượng amoni trong một số mẫu than bùn thuộc các hồ ở quận Liên Chiểu hồ ở quận Liên Chiểu

Trên cơ sở qui trình phân tích đã xây dựng, chúng tôi áp dụng để tiến hành phân tích xác định hàm lượng amoni trong một số mẫu than bùn trên địa bàn quận Liên Chiểu bằng phương pháp trắc quang phân tử UV – VIS. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.10.

Bảng 3.10. Kết quả phân tích hàm lượngamoni trong một số mẫu than bùn

Mẫu Hàm lượng amoni (mg/g) Tỉ lệ amoni trong than bùn (%)

1 0,072 ± 0,08 0,0072

2 0,077 ± 0,04 0,0077

3 0,032 ± 0,02 0,0032

4 0,0081 ± 0,02 0,00081

Mẫu 1: than bùn ở hồ Bàu Tràm Mẫu 2: than bùn ở hồ Bàu Mạc Mẫu 3: than bùn ở hồ Bàu Vàng Mẫu 4: than bùn ở hồ Bàu Sấu

Qua kết quả phân tích hàm lượng amoni trong một số mẫu than bùn ở hồ Bàu Tràm, Bàu Mạc, Bàu Vàng, Bàu Sấu chúng tôi nhận thấy rằng, hàm lượng amoni trong than bùn ở đây cao. Đó là do ở đây ở gần các khu vực dân cư và khu vực chuyên trồng

rau.

3.5.2. Kết quả phân tích hàm lượng sắt trong một số mẫu than bùn thuộc các hồ ở quận Liên Chiểu quận Liên Chiểu

Trên cơ sở qui trình phân tích đã xây dựng, chúng tôi áp dụng để tiến hành phân tích xác định hàm lượng sắt trong một số mẫu than bùn trên địa bàn quận Liên Chiểu bằng phương pháp trắc quang phân tử UV – VIS. Kết quả phân tích được thể hiện ở bảng 3.11.

Bảng 3.11. Kết quả phân tích hàm lượng sắt trong một số mẫu than bùn

Mẫu Hàm lượng sắt (g/kg)

1 15,500 ± 0,038

2 6,688 ± 0,206

3 8,313 ± 0,007

4 6,056 ± 0,082

Mẫu 1: than bùn ở hồ Bàu Tràm Mẫu 2: than bùn ở hồ Bàu Mạc Mẫu 3: than bùn ở hồ Bàu Vàng Mẫu 4: than bùn ở hồ Bàu Sấu

Kết quả phân tích một số mẫu than bùn trên địa bàn quận Liên Chiểu cho thấy hàm lượng sắt trong than bùn thuộc loại nghèo đến trung bình. Tuy nhiên ở hồ Bàu Tràm có hàm lượng sắt khá cao do ở gần khu vực này là khu công nghiệp Liên Chiểu phát sinh nhiều bụi sắt làm gia tăng hàm lượng sắt trong than bùn. Còn ở các hồ còn lại, hàm lượng sắt dao động gần như bằng nhau.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ1. Kết luận 1. Kết luận

Đã khảo sát và tìm ra điều kiện tối ưu của quá trình vô cơ hóa mẫu than bùn: - Dung môi: 0,5 ml HClO4 đặc, 2 ml HNO3 đặc, 1,5 ml H2SO4 đặc, 2 ml H2O2

30%, 2 ml KNO3 10%.

- Nhiệt độ nung mẫu là 460oC. - Thời gian nung là 2 giờ.

Lập dựng được phương pháp phân tích hàm lượng amoni và sắt trong than bùn bằng phương pháp trắc quang phân tử UV - VIS.

Áp dụng qui trình đã xây dựng để xác định hàm lượng amoni và sắt trong một số mẫu than bùn trên địa bàn quận Liên Chiểu. Kết quả phân tích cho thấy hàm lượng amoni và sắt trong các mẫu than bùn đã phân tích đạt từ nghèo đến trung bình.

2. Kiến nghị

Phân tích hàm lượng của các kim loại khác, đặc biệt là các kim loại độc hại. Phân tích các chỉ tiêu khác của than để trên cơ sở đó có kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý than bùn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[1] Nguyễn Trọng Biểu, Từ Văn Mặc, Thuốc thử hữu cơ, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, năm 2002.

[2] Phạm Thị Hà, Bài giảng các phương pháp phân tích quang học, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, năm 2008.

[3] Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh,

Phương pháp phân tích đất, nước, phân bón, cây trồng, Nhà xuất bản giáo dục, năm 1996.

[4] Nguyễn Thị Lan, Quy hoạch thực nghiệm – nghiên cứu và ứng dụng, Đà Nẵng, năm 2007.

[5] Nguyễn Thị Phương Lai, Nghiên cứu phương pháp xác định hàm lượng amoni, nitrat trong đất. Áp dụng xác định hàm lượng amoni, nitrat trong đất trồng rau các quận Sơn Trà - Liên Chiểu – Ngũ Hành Sơn - thành phố Đà Nẵng, Khóa luận tốt nghiệp, năm 2008.

[6] Dr. Phạm Luận, Những vấn đề cơ sở của các kỹ thuật xử lý mẫu phân tích, chương III – IV – V, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1999.

[7] Nguyễn Thị Thy Nga, Nghiên cứu xác định tổng hàm lượng sắt trong một số loại đất trồng rau trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, Khóa luận tốt nghiệp, năm 2010.

học Sư Phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1999.

[9] Nguyễn Thị Sương, Nghiên cứu khả năng tách Zn2+ của than bùn hoạt hóa bằng axit H2SO4, Khóa luận tốt nghiệp, năm 2011.

[10] Một số trang web trên internet:

http://www.phanbonmiennam.com.vn/? param=res&sub=&lang=vie&stt=6&id=16

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định hàm lượng amoni và sắt trong than bùn để làm phân bón bằng phương pháp trắc quang phân tử UV - VIS (Trang 38 - 42)